Bảng 2 .3 Các phần mềm hiện đang sử dụng trong hoạt động Hải quan
5. Hình 2.2 Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
1.2 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
1.2.5 Những điều kiện cần thiết hỗ trợ quản lý rủi ro
Theo tài liệu của WCO và UNCTAD thì để áp dụng được và áp dụng có hiệu quả
phương pháp quản lý rủi ro thì cần có những điều kiện cần thiết để hỗ trợ (8, trang
14) và (9, trang 16).
Môi trường pháp lý để thực hiện quản lý rủi ro
Kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong ngành Hải quan cho thấy: quản lý rủi ro cần được thực hiện trên cơ sở một hành lang
pháp lý đầy đủ, ổn định, minh bạch, cơ chế thực thi và tuân thủ rõ ràng. Điều này có
nghĩa là việc cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động của mình phải được định danh một cách cụ thể trong Luật Hải quan của mỗi quốc gia.
Nhận thức của công chức Hải quan
Giai đoạn đầu triển khai ứng dụng quản lý rủi ro thì vấn đề nhận thức của cơng
chức Hải quan là cần thiết, do thay đổi cơ bản phương pháp quản lý, môi trường quản lý ảnh hưởng đến tâm lý của cơng chức Hải quan. Tâm lý thường xuất hiện đó là công chức Hải quan cảm thấy quyền lực của mình bị giảm đi và họ khơng hài lịng về điều đó. Tâm lý lo sợ về trách nhiệm của mình nếu như để rủi ro xảy ra. Chính vì thế, cần thiết phải giúp cho họ hiểu được phương pháp quản lý này, để từ
đó họ an tâm thi hành nhiệm vụ.
Bộ máy tổ chức và cơ chế thực hiện quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một quy trình thực hiện những hành động có tổ chức nhằm phát huy tốt hơn khả năng đạt được mục tiêu của ngành Hải quan. Do vậy, quá trình áp dụng quản lý rủi ro phải hình thành hệ thống bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động
để thực hiện quy trình quản lý rủi ro.
Do sự khác nhau giữa các nước về tập quán thương mại, thủ tục pháp lý, lưu
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, ưu tiên quốc gia, vị trí địa lý và mục tiêu quản lý nên khơng có một khung tổ chức thống nhất cho cơ quan Hải quan ở tất cả các nước. Sự khác nhau chủ yếu của tổ chức bộ máy của Hải quan các nước đó là cách thức tổ chức và cơ chế thực hiện nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ có thể được tập trung tại cấp trung ương nhằm để phát huy các nguồn lực và đảm bảo sự hợp tác trong công tác quản lý rủi ro theo một kế hoạch và chương trình quản lý tổng thể. Chức năng, nhiệm vụ có thể được tập trung phân cấp cho đơn vị cấp dưới nhằm đảm bảo việc xử lý linh hoạt của công chức Hải quan.
Một bộ máy tổ chức Hải quan được xem là thích hợp nhất phải cân đối về phân cấp nhiệm vụ giữa cấp trung ương – có trách nhiệm quản lý mức độ chiến lược về rủi ro với cấp địa phương – có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể.
Mơ hình chung về tổ chức, hoạt động quản lý rủi ro của các cơ quan Hải quan
như sau:
Hải quan cấp trung ương:
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin; phân tích, đánh giá rủi ro ở cấp độ chiến lược, ban hành danh mục rủi ro; xây dựng chiến lược định hướng cho toàn ngành về quản lý rủi ro;
điều phối việc xử lý rủi ro giữa các cấp, đơn vị Hải quan; giữa thông quan và sau
thông quan một cách phù hợp.
Làm đầu mối liên lạc về quản lý rủi ro; đầu mối hợp tác, trao đổi thông tin với
các bộ, ngành và tổ chức quốc tế khác;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro tại các cấp, đơn vị
Hải quan, trao đổi, hỗ trợ đơn vị quản lý rủi ro và đơn vị kiểm toán ở Hải quan các
địa phương.
Tăng cường hiểu biết về quản lý rủi ro, phát triển kỹ năng quản lý, kỹ năng
thừa hành của nhân viên thông qua các giáo dục và đào tạo.
Hải quan cấp địa phương: chức năng chính của đơn vị Hải quan địa phương là
đảm bảo quản lý rủi ro được hiệu quả bằng cách thực hiện các đánh giá rủi ro ở mức độ địa phương, tạo ra các thông tin hoạt động để cung cấp cho công chức làm thủ
tục Hải quan và cung cấp cho đội kiểm tra đội kiểm toán và đội điều tra, phối hợp với lực lượng quản lý rủi ro trung ương.
Các đội công tác cấp địa phương, cửa khẩu: chuyên phân tích các tờ khai hàng
hố và các chứng từ thương mại như hoá đơn, chứng từ vận tải nhằm lựa chọn các lô
Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro
Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro là một hệ thống ứng dụng chủ yếu trong áp dụng quản lý rủi ro. Hệ thống được xây dựng và vận hành dựa trên các cơ sở chủ yếu sau:
- Tiêu chí quản lý rủi ro
- Thuật toán phục vụ việc phân tích, tính tốn mức độ rủi ro, lựa chọn ngẫu nhiên các trường hợp để kiểm tra
- Đăng ký hồ sơ quản lý rủi ro
- Tích hợp thông tin dữ liệu từ các hệ thống trong và ngồi ngành - Thơng tin cập nhật hệ thống
Hệ thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro thường được cấu trúc theo các mô đun để phục vụ việc phân tích, đánh giá theo từng chức năng cụ thể, như:
- Mơ đun phân tích, đánh giá doanh nghiệp
- Mơ đun tính điểm rủi ro chung đối với từng lô hàng - Mô đun đăng ký lựa chọn hồ sơ quản lý rủi ro - Mơ đun tính tốn và lựa chọn ngẫu nhiên
- Hệ thống này cũng có thể bao gồm các chức năng khác để phục vụ cho các hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro, tích hợp, thống kê dữ liệu, theo dõi quá trình áp dụng quản lý rủi ro.
Phần mềm hỗ trợ phân tích, đánh giá, theo dõi, quản lý rủi ro
Bên cạnh hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro, cơ quan Hải quan các nước
luôn quan tâm đến việc xây dựng và dựa vào áp dụng các phần mềm phục vụ việc
Phần mềm hỗ trợ phân tích, đánh giá, theo dõi quản lý rủi ro tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý của từng nước để xây dựng cho phù hợp.
Một số nước đã xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm quản lý rủi ro
gồm:
Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc đã xây dựng và áp dụng hệ thống hỗ trợ quyết định phân luồng dựa trên việc xác định, đánh giá rủi ro ban đầu của các giao dịch và đã thiết kế hệ thống quản lý hồ sơ quản lý rủi ro; đồng thời sử dụng mạng quản lý thông tin quản lý rủi ro rủi ro để thu thập, xử lý và đưa ra các cảnh báo sớm. Nhật Bản, Hải quan Nhật Bản xây dựng và ứng dụng hai hệ thống thơng quan chính đó là hệ thống thơng quan hàng hố đường biển và hệ thống thơng quan hàng
hố đường khơng, kết nối không chỉ với Hải quan, mà cả với lĩnh vực tư nhân, như đại lý Hải quan, ngân hàng, công ty hàng không, hãng tàu, công ty kinh doanh kho
Hải quan. Hệ thống thông quan được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo Hải
quan để phân tích đánh giá rủi ro, và phân luồng kiểm tra đối với từng lô hàng cụ
thể.
Hàn Quốc, Hải quan Hàn Quốc sử dụng hai hệ thống thơng quan chính là: hệ thống thơng quan tự động hàng hoá xuất nhập khẩu được vận hành theo mơ hình xử lý tập trung đặt tại trung ương hoạt động 24/24 giờ. Hệ thống thông tin trước về hành khách xuất nhập cảnh.
Xây dựng các quy trình về thủ tục Hải quan
Để áp dụng hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro, cơ quan Hải quan cần phải
xây dựng các quy trình thủ tục Hải quan, các quy trình này phải được cơng khai, minh bạch, rõ ràng để trên cơ sở đó những đối tượng tham gia hoạt động Hải quan có điều kiện để tự giác, tuân thủ. Đối với cơ quan Hải quan đây cũng là bộ khung để làm cơ sở giám sát việc tuân thủ của đối tượng quản lý và cả trong nội bộ ngành Hải
Tóm tắt chương 1
Chương 1 cho thấy tổng quan cơ sở lý thuyết về rủi ro, phương pháp quản lý rủi ro nói chung và nói riêng trong lĩnh vực Hải quan. Chương 1 cũng cho chúng ta thấy được sự cần thiết áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan; Giới thiệu quy trình quản lý rủi ro của WCO đồng thời cũng đưa ra các điều kiện cần thiết hỗ trợ quản lý rủi ro có hiệu quả trong lĩnh vực Hải quan. Phần lý thuyết trên chính là
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM