Bảng 2 .3 Các phần mềm hiện đang sử dụng trong hoạt động Hải quan
5. Hình 2.2 Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ
2.2.4.7 Đánh giá chung về các điều kiện áp dụng phương pháp quản lý
của Hải quan Việt Nam.
* Những thành tựu bước đầu:
Chương 2 trình bày thực trạng của việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam (bao gồm giai đoạn tiền áp dụng quản lý rủi ro). Kết quả đạt
được lớn nhất ghi nhận là Hải quan Việt Nam đã xây dựng được quy trình quản lý
rủi ro và đã ứng dụng quy trình này trong việc làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá
XNK theo hợp đồng thương mại. Đây được xem là một lựa chọn đúng đắn, bởi vì hàng hố xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại chiếm hơn 80% khối lượng công việc của ngành Hải quan và đây là lĩnh vực nhà nước đòi hỏi tạo thuận lợi tối
đa trong giai đoạn hiện nay. Việc áp dụng vào lĩnh vực nghiệp vụ này nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu là những người hưởng lợi trực tiếp từ chế độ ưu tiên Hải quan. Từ thực trạng phân tích cho thấy, cịn tồn tại một số vấn đề cần hồn thiện hơn, để đẩy nhanh việc ứng dụng và ứng dụng hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro hiện đại của tổ chức Hải quan thế giới vào hoạt động của Hải quan Việt Nam.
* Những điểm tồn tại cần hoàn thiện:
- Chưa triển khai tập huấn các kỹ thuật để áp dụng quy trình quản lý rủi ro, chưa đẩy nhanh việc áp dụng quy trình quản lý rủi ro vào nhiều lĩnh vực nghiệp vụ
- Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro chưa cao.
- Nhận thức của công chức Hải quan về quản lý rủi ro còn hạn chế
- Hạn chế về số lượng và trình độ của công chức để phục vụ cho việc áp
dụng quản lý rủi ro.
- Chưa xây dựng được hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro
- Chưa xây dựng được đầy đủ các quy trình quản lý Hải quan gắn với quản lý rủi ro
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: - Nguyên nhân khách quan:
Quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực hải quan. Việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai
đoạn mới đó là tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Do yêu cầu về tiến độ, nên thời gian dành cho việc nghiên cứu chưa chuẩn bị, xây dựng và triển khai chưa thoả đáng.
Các điều kiện mang tính nền tảng về thơng tin, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro chưa được đào tạo đúng mức, các điều kiện đáp ứng cho việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro còn rất
hạn chế.
- Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế chủ yếu thuộc về công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện, cũng như khả năng thực thi của các cấp đơn vị trong công tác này, cụ thể là:
Lãnh đạo tại một số cấp, đơn vị Hải quan chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý rủi ro dẫn đến thiếu sự quan tâm trong chỉ đạo điều hành và triển khai công tác này.
Khả năng đáp ứng về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thừa hành của đội ngũ cán bộ công chức hải quan cịn nhiều hạn chế.
Cơng tác chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, đơn vị hải quan cịn thiếu tính đồng bộ, thống nhất. một số đơn vị hải quan chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ
được phân công.
Tóm tắt chương 2:
Trên cơ sở lý thuyết trình bày trong chương 1, chương 2 tiến hành phân tích thực trạng việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam, đối chiếu với các điều kiện cần thiết để áp dụng hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro hiện đại của tổ chức Hải quan thế giới, từ đó, thấy được những kết quả mà ngành Hải quan Việt Nam đạt được trong thời gian qua và những hạn chế cần hoàn thiện. Những điểm còn hạn chế nêu ra trong chương 2 là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc áp dụng và áp dụng có hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động trong ngành Hải quan Hải quan Việt Nam.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO
VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM