Tiêu chí thống kê Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng giá trị XNK Triệu USD 31.247,1 36.451,7 45.405,1 58.453,8 69.208,2
- Xuất khẩu Triệu USD 15.029,2 16.706,1 20.149,3 26.485,0 32.447,1 - Nhập khẩu Triệu USD 16.217,9 19.745,6 25.255,8 31.968,8 36.761,1
2.Tốc độ gia tăng % 3,7 16,7 24,6 28,7 18,4
- Xuất khẩu % 3,8 11,2 20,6 31,4 22,5
- Nhập khẩu % 3,7 21,8 27,9 26,6 15,0
Trong năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 48.560 triệu USD, nhập khẩu đạt 62.680 triệu USD, toàn ngành Hải quan đã làm thủ tục cho 13.750.000 lượt hành khách xuất nhập cảnh, 398.000 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, số
lượng doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan là 34.000 doanh nghiệp, tổng số tờ khai
xuất nhập khẩu là 2.871.000 tờ khai. (2, trang 11)
Cùng với sự gia tăng như trên, kéo theo khối lượng công việc của ngành Hải
quan tăng lên đáng kể. Trong khi đó nguồn nhân lực của ngành hầu như không gia tăng do sự kiểm sốt về biên chế của Chính phủ (thực hiện khoán biên chế). Số liệu
của Tổng cục Hải quan cho thấy, giai đoạn từ 2001 đến 2007 tổng biên chế của ngành Hải quan chỉ dao động trên dưới 8.000 biên chế. Thậm chí có năm khơng tăng mà cịn giảm do lượng công chức về hưu, chuyển ngành, bị cho thôi việc do vi phạm
quy định của ngành.
Những áp lực trên cho thấy Hải quan Việt Nam cần một phương pháp quản lý phù hợp hơn. Ơng Qch Đăng Hồ, chuyên viên Tổng cục Hải quan đánh giá về việc áp dụng quản lý rủi ro như sau. (3, trang 1)
Việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro là một cấu phần không tách rời và cũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hoá ngành Hải quan. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ đã được Hải
quan thế giới khuyến nghị tại Cơng ước quốc tế về đơn giản hố và hài hồ thủ tục hải quan (Cơng ước KYOTO sửa đổi) tháng 6 năm 1999. Trong đó đưa ra các khuyến nghị áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát Hải quan. Đối với Hải quan Việt Nam, công tác quản lý rủi ro được xem là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tổng thể về cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan được thể hiện tại Quyết định 456/QĐ-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2008 - 2010.
Việc áp dụng quản lý rủi ro sẽ mang lại lợi ích đối với hoạt động quản lý của ngành Hải quan là sẽ giảm tải khối lượng cơng việc trong q trình làm thủ tục Hải
quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh
nhờ giảm bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểm tra, chỉ tập trung kiểm tra đối với các đối
tượng trọng điểm. Ngành cũng có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả
dựa trên các rủi ro được xác định và đánh giá. Hoạt động Quản lý rủi ro giúp nâng
cao năng lực kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan đồng thời cải thiện khả năng
tuân thủ pháp luật của đối tượng chịu quản lý về Hải quan. Quản lý rủi ro cũng tạo
điều kiện tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Việc áp dụng quản lý rủi ro đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp khơng bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức Hải quan do giảm tiếp xúc giữa Hải quan và doanh nghiệp. Áp dụng quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan được thông quan nhanh, giảm chi phí.
Cũng phải nói thêm rằng, việc áp dụng quản lý rủi ro cần sự hợp tác từ cả hai phía Hải quan và doanh nghiệp. Ngành Hải quan thông qua áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hỗ trợ tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về phần mình, doanh nghiệp trong cơ chế áp dụng quản lý rủi ro cần tăng
cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin với cơ
Từ những lý do như đã phân tích ở trên, có thể nói việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động của ngành Hải quan là cần thiết đối với Hải quan Việt Nam và phù hợp với xu thế hiện đại của Hải quan các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro cũng cần những điều kiện nhất định.
Tiến hành nghiên cứu thực trạng áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam về các điều kiện cần thiết được giới thiệu trong Chương 1 đối chiếu với điều kiện thực tế của Hải quan Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập các thông tin trong ngành, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng khác, ý kiến của các chuyên gia và ý kiến thảo luận của đại diện Hải quan các
địa phương và kết quả từ việc phỏng vấn các chuyên viên trong lĩnh vực quản lý rủi
ro trong các đợt tập huấn về quản lý rủi ro do ngành Hải quan tổ chức.
2.2.3 Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam.
Hải quan Việt Nam đã vận dụng một vài kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động của mình trong giai đoạn từ năm 2002 đến giữa năm 2008 bằng việc đưa vào một số
tiêu chí ưu tiên cho doanh nghiệp khi làm thủ tục Hải quan. Tuy nhiên, khi xem xét
một cách cụ thể thì đây khơng phải là quản lý rủi ro bởi vì những tiêu chí phân loại
ưu tiên còn rất hạn hẹp và hầu như bất biến, điều này dẫn đến việc Hải quan Việt
Nam có thể đạt được mục tiêu tạo thuận lợi nhưng đối với mục tiêu kiểm sốt có thể bị lỏng lẻo do tiêu chí xác định rủi ro còn hạn chế. Xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế trên, cũng như việc phải thực hiện công ước KYOTO sửa đổi, Bộ
Tài Chính đã ban hành Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan, có thể nói đây là văn bản pháp lý đầu tiên chỉ quy định về áp dụng quản lý rủi ro. Quy trình quản lý
Hình 2.2 Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài Chính (04/7/2008), Quyết định 48/2008/QĐ-BTC
Như vậy, quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam được thiết lập theo
hướng rút gọn từ 6 còn 4 bước. Đây cũng là xu hướng hiện nay của một số nước khi
áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt đông Hải quan. So với quy trình chuẩn thì chúng ta khơng có bước thiết lập bối cảnh, bước phân tích và đánh giá rủi ro
được sáp nhập lại thành 1 bước.
Quy trình quản lý rủi ro trên được áp dụng cho hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam bao gồm:
Thủ tục Hải quan, kiểm tra Hải quan, giám sát Hải quan, kiểm soát Hải quan và kiểm tra sau thông quan và các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Thu thập thơng tin, xác định rủi ro
Phân tích, đánh giá rủi ro
Xử lý rủi ro Theo dõi, kiểm tra và Đánh giá lại
Có thể nói, việc xây dựng được quy trình quản lý rủi ro đối với hoạt động của Hải quan Việt Nam đã cho thấy sự thay đổi cơ bản trong phương pháp quản lý. Tuy nhiên, về mặt thời gian là chậm so với địi hỏi thực tế trong cơng tác quản lý.
Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam chỉ đưa ra các khái niệm về từng bước của quy trình mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể công việc của từng bước và giữa các bước với nhau.
Đến ngày 19/02/2009 Tổng cục Hải quan có văn bản số 850/TCHQ-ĐT hướng
dẫn thực hiện thu thập thông tin, đánh giá rủi ro và áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
Hiện nay, quy trình quản lý rủi ro chỉ mới được ứng dụng trong việc làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, các nghiệp vụ Hải quan khác như làm thủ tục cho người và phương tiện xuất nhập cảnh…chưa được áp dụng.
Trong giai đoạn đầu, khi chúng ta chưa có nền tảng cho việc áp dụng quản lý
rủi ro đầy đủ, tồn diện thì việc lựa chọn áp dụng thí điểm trong một lĩnh vực có khả
năng kiểm sốt là cần thiết.
Ưu tiên cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thơng quan đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Đây là lĩnh vực đa dạng và nhạy cảm đang được ngành tập trung đầu tư và cải cách, phát triển theo các tiêu chuẩn chung của Hải quan thế giới; trong khi quản lý rủi ro là giải pháp tối ưu cho việc đạt được các mục tiêu trên. Do vậy, nếu áp dụng tốt quản lý rủi ro sẽ nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của các cấp, đơn vị trong và ngoài ngành phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng doanh nghiệp.
Xem xét việc ứng dụng quy trình quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại hiện nay, nhận thấy việc xác
Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan thì sẽ được ưu tiên miễn kiểm tra hàng hoá. Doanh nhiệp chấp hành tốt pháp luật là doanh nghiệp hoạt động đủ 365 ngày, không nợ thuế quá hạn 90 ngày, chưa quá 3 lần bị phạt với mức phạt vượt thẩm quyền Chi cục Trưởng hoặc không quá 2 lần bị phạt với mức phạt vượt thẩm quyền của Cục Trưởng. Tuy nhiên, Nghị định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan quy định hầu hết việc xử lý vi phạm hiện nay rơi vào thẩm quyền của Chi cục Trưởng, số ít thuộc thẩm quyền của Cục Trưởng và rất ít hành vi
vượt thẩm quyền của Cục Trưởng. Điều này dẫn đến các hạn chế sau đây:
- Hạn chế về tiêu chí tĩnh, việc xét doanh nghiệp trong thời gian 365 ngày là
chỉ đơn thuần về mặt thời gian, chưa xét đến cường độ. Thực tế hiện nay, có những doanh nghiệp từ khi hoạt động xuất nhập khẩu đến đủ 365 ngày, hàng hoá xuất nhập khẩu phát sinh rất ít cũng được đưa vào diện chấp hành tốt pháp luật là chưa hợp lý.
Trong khi đó có những doanh nghiệp lớn mới thành lập hoạt động xuất nhập khẩu
liên tục thì thời gian chờ để đủ 365 ngày để được xét chấp hành tốt pháp luật là quá dài.
- Hạn chế trong việc xác định tiêu chí ngẫu nhiên: hiện nay tiêu chí quy định
kiểm tra ngẫu nhiên để xác định tính chấp hành pháp luật Hải quan (tính tuân thủ của doanh nghiệp) là kiểm tra 5% dựa vào số lô hàng của ngày liền kề trước đó. Đối với những lơ hàng kiểm tra ngẫu nhiên thì chỉ kiểm tra 5% lơ hàng.
Ví dụ: tại Chi cục Hải quan A, ngày hơm trước có phát sinh 100 tờ khai xuất nhập khẩu thì số tờ khai thuộc diện kiểm tra ngẫu nhiên của ngày hôm sau là 5 tờ
khai. Đối với việc kiểm tra 5 tờ khai này chỉ kiểm tra 5% của mỗi lô hàng. Điều này dẫn đến 2 điểm bất hợp lý:
+ Theo cách tính tốn như trên thì xác xuất kiểm tra 5% chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu thường xun, các doanh nghiệp có ít hoạt động xuất nhập khẩu hầu như rất khó nằm trong tỷ lệ này.
+ Đối với những lô hàng kiểm tra, chỉ kiểm tra 5% lô hàng, tỷ lệ kiểm tra này rất khó phát hiện ra sai sót của lơ hàng.
Từ hai điểm bất hợp lý trên cho thấy, tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá việc tuân thủ của doanh nghiệp là chưa hiệu quả, chưa mang tính tồn diện.
- Hạn chế về tiêu chí động: tiêu chí động là một bước tiến bộ so với thời điểm
chưa ban hành quy trình quản lý rủi ro. Tiêu chí động xét đến đặc điểm của từng lô
hàng cụ thể phụ thuộc vào thông tin tại thời điểm làm thủ tục Hải quan. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thơng tin này cịn rất hạn chế do quy trình thu thập xử lý thơng tin
chưa hoạt động hiệu quả.
Như vậy, việc ứng dụng quy trình quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với
hàng hoá XNK theo hợp đồng thương mại cịn những điểm bất cập.
Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam (bộ khung của việc ứng dụng quản lý rủi ro vào các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan) đã được ban hành, mặc dù chậm
hơn so với yêu cầu thực tế, tuy nhiên đây chính là nền tảng đầu tiên làm cơ sở cho
Hải quan Việt Nam ứng dụng quản lý rủi ro một cách đầy đủ trong thời gian tới.
2.2.4 Thực trạng về các điều kiện cần thiết hỗ trợ quản lý rủi ro. 2.2.4.1 Tóm tắt q trình nghiên cứu. 2.2.4.1 Tóm tắt q trình nghiên cứu.
Việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam chỉ mới ở
giai đoạn sơ khai, thực tế đến tháng 7 năm 2008 thì quy trình quản lý rủi ro mới được ban hành và đến tháng 6 năm 2009, Tổng Cục Hải quan mới ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu gắn với quản lý rủi ro. Chính vì thế, quản lý rủi ro cịn khá mới mẻ đối với cơng chức Hải quan Việt Nam. Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong trường hợp này được cho là không phù hợp bởi vì kích cỡ mẫu khơng đạt. Hơn nữa nếu mở rộng đối tượng để đạt được
kích cỡ mẫu thì chất lượng của thơng tin thu thập được sẽ không đáng tin cậy, do mẫu không nắm được vấn đề, việc trả lời sẽ mang tính chủ quan, suy đoán.
Tác giả đã lựa chọn phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để thực hiện việc nghiên cứu được xem là phù hợp, bởi vì khi mà quản lý rủi ro chưa được phổ biến thì chính những chun gia mới có thể đánh giá chính xác về thực trạng của Hải quan Việt Nam.
Tiến hành nghiên cứu: dựa trên lý thuyết về quản lý rủi ro được trình bày
trong chương 1, tác giả lên bảng câu hỏi (xem phần phụ lục) để chuẩn bị phỏng vấn
chuyên gia.
Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về quản lý rủi ro tại các lớp tập huấn về quản lý rủi ro.
Dựa trên biên bản phỏng vấn tiến hành thống kê, phân tích, lựa chọn để lấy ra những vấn đề phổ biến nhất (trên 50% chuyên gia đồng ý), loại những ý kiến (đạt thấp hơn 50% chuyên gia đồng ý).
Tổng hợp đưa ra những vấn đề đã được lựa chọn từ việc phỏng vấn chuyên gia, tiến hành nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp của ngành Hải quan, thông tin từ nhiều nguồn khác để tìm ra thực trạng về các điều kiện để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động của Hải quan Việt Nam được trình bày dưới đây: