Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 119)

5. Bố cục của luận văn

4.3.Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp

huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

4.3.1. Phương hướng

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, giáo dục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã.

Trong bối cảnh tình hình trong nƣớc và thế giới hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xu thế mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, các thế lực thù địch với âm mƣu “diễn biến hòa bình”, "tự chuyển hoá" và "tự diễn biến" làm ảnh hƣởng đến sự nghiệp đổi mới và con đƣờng phát triển của đất nƣớc ta. Do đó, cấp ủy huyện và các xã cần quan tâm chú trọng làm tốt công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị, trang bị lý luận về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, để mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng đƣợc bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tƣởng của Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, đập tan mọi âm mƣu chống phá của các thế lực phản động, thù địch, quyết tâm thực hiện thắng lợi đƣờng lối đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tích cực nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước về tiêu chuẩn chức danh đối với từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở 03 xã, làm cơ sở để giới thiệu ứng cử, đề cử, bố trí những cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; việc xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ là cần thiết và quan trọng, là cơ sở để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, là căn cứ pháp lý để mỗi cán bộ tự đối chiếu để tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu đặt ra, là khâu quan trọng để xây dựng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã hiện nay.

- Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, như quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ để nâng cao chất lượng, phát huy vai trò, triển vọng phát triển của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của địa phương.

Thực hiện rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã, theo từng chức danh để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ; coi trọng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ làm cơ sở để bố trí, sắp xếp phù hợp với điều kiện, khả năng và năng lực của mỗi cán bộ quản lý các xã.

Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, tăng cƣờng cán bộ từ huyện về thị trấn Mạo Khê, xã Bình Khê, Tân Việt để làm cán bộ chủ chốt nhƣ Bí thƣ đảng uỷ, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND để đào tạo, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ này; đồng thời, tạo điều kiện để đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ cốt cán và xây dựng phong trào ở cơ sở. Cần có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc khuyến khích cán bộ luân chuyển đi cơ sở và tạo nguồn cán bộ tại chỗ ở xã, thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học chính quy, thành tích học tập tốt, chuyên ngành phù hợp về giữ chức vụ phó chủ tịch UBND ở thị trấn Mạo Khê, xã Bình Khê, Tân Việt, để cán bộ phát huy những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn công tác; qua đó, tạo môi trƣờng, điều kiện để xây dựng nguồn cán bộ kế cận của các địa phƣơng và chuẩn bị cho việc chia tách thị trấn Mạo Khê thành 04 phƣờng sau năm 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hằng năm tiến hành đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với từng đối tƣợng theo chức danh; khuyến khích cán bộ tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phải căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ.

- Phát huy vai trò của cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên theo định kỳ hằng năm; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật để răn đe, giáo dục cán bộ.

Cấp ủy huyện và cấp uỷ 03 xã có trách nhiệm quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phƣơng, phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ thuộc cấp mình quản lý; định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả chức hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ; nếu phát hiện cán bộ có sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm phải kịp thời có biện pháp xử lý, dăn đe, giáo dục; để giữ nghiêm kỷ cƣơng, kỷ luật của Đảng, tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh; tạo môi trƣờng lành mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển.

Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chí nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên hằng năm; bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình công tác đánh giá cán bộ, để việc đánh giá cán bộ đƣợc sát đúng với thực chất, đánh giá đúng cán bộ, tạo điều kiện để thực hiện tốt các quy trình và các khâu trong công tác cán bộ chủ chốt cấp xã của cấp có thẩm quyền.

- Cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước và cấp trên về chính sách đối với đội ngũ cán bộ xã, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn ở địa phương để thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ các xã; chăm lo chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ, nâng cao điều kiện làm việc, đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã.

Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ các xã là những quy định cụ thể, nhằm động viên cán bộ làm việc đƣợc tốt hơn; chế độ, chính sách có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả công việc của cán bộ, nhƣ chế độ về tiền lƣơng, phụ cấp cho cán bộ để đảm bảo cuộc sống; chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe định kỳ để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm việc, công tác liên tục, lâu dài. Do vậy, cần phải thực hiện đầy đủ và tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách để động viên cán bộ cấp xã yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực phát sinh.

4.3.2. Mục tiêu đến năm 2015 và giai đoạn 2015 - 2020

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nói chung, đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng luôn đƣợc Đảng quan tâm, chú trọng và đƣợc thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, nhƣ: Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 (khóa VIII) về “Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”; Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 (khóa IX) về “đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn” và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; thực hiện tốt Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [41, tr 261].

Từ những mục tiêu tổng quát của Đảng, vận dụng vào điều kiện cụ thể, huyện Đông Triều xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ nay đến năm 2020, là: Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, năng lực, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm về chất lƣợng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, tạo sự chuyển biến về chất của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; hình thành một đội ngũ cán bộ trung thành với Đảng, tận tụy với công việc, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng lãnh đạo, có năng lực thực tiễn, vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Chủ động tạo nguồn cán bộ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, phấn đấu để mỗi nhiệm kỳ đổi mới từ 30% trở lên cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể ở cơ sở.

* Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 và giai đoạn 2015-2020

- Về trình độ chuyên môn: 100% cán bộ chủ chốt 03 xã đạt trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, trong đó 100% các chức danh Bí thƣ đảng uỷ, Phó bí thƣ đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND các xã đạt trình độ từ Đại học vào năm 2015 và ít nhất 3-5% có trình độ chuyên môn Sau Đại học vào năm 2020; ít nhất 80% trƣởng các tổ chức chính trị -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội 03 xã đạt trình độ đại học trở lên vào năm 2015 và 100% đạt trình độ đại học vào năm 2020.

- Về trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ chủ chốt 03 xã đạt trình độ trung

cấp chính trị trở lên vào năm 2015 và ít nhất 50% trở lên các chức danh Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND đạt trình độ từ Cao cấp chính trị trở lên vào năm 2020.

- Về kiến thức quản lý nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đƣợc bồi

dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc vào năm 2015.

- Về kiến thức tin học: 100% các chức danh Bí thƣ đảng uỷ, Phó bí thƣ đảng uỷ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND 03 xã đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về tin học (tƣơng đƣơng chƣơng trình B) vào năm 2015 và đến năm 2020; ít nhất 80% trƣởng các đoàn thể chính trị - xã hội đƣợc bồi dƣỡng về tin học (tƣơng đƣơng chƣơng trình A trở lên) vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

- Về độ tuổi: Giảm nhóm tuổi trên 55 hiện nay từ 14,28% xuống còn 5,71%

đến năm 2015 và đạt tỷ lệ khoảng 10% đến năm 2020; giảm nhóm tuổi từ 51-55 hiện nay từ 31,42% xuống còn 11,42% đến năm 2015 và đạt tỷ lệ khoảng 20% đến năm 2020; tỷ lệ nhóm tuổi từ 41-50 tăng từ 45,71% lên 59,5 đến năm 2015 và đạt tỷ lệ khoảng 35% đến năm 2020; tăng nhóm tuổi từ 31-40 hiện nay từ 2,85% lên 25,71% đến năm 2020 và giữ tỷ lệ khoảng 25% đến năm 2020; nhóm tuổi dƣới 30 hiện nay giảm từ 14,28% xuống còn 8,6% đến năm 2015 và phấn đấu đạt tỷ lệ khoảng 10% đến năm 2020.

- Về cơ cấu nữ: Nâng dần tỷ lệ cán bộ nữ hiện nay từ 11,42% lên 17,14%

đến năm 2015 và đạt tỷ lệ khoảng 20% đến năm 2020.

- Về cơ cấu dân tộc: Nâng dần tỷ lệ cán bộ dân tộc hiện nay từ 2,85% lên 3% đến năm 2015 và đạt tỷ lệ khoảng 3,5% đến năm 2020.

- Phấn đấu tỷ lệ cán bộ chủ chốt 03 xã hàng năm đƣợc đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80% trở lên, trong đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt từ 35% trở lên; không có cán bộ đƣợc đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.4. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

4.4.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Từ nay đến năm 2020, bên cạnh những tác động tích cực luôn tồn tại các yếu tố tiêu cực của xã hội, tác động của cơ chế thị trƣờng, đặc biệt tác động của âm mƣu “diễn biến hòa bình”, "tự chuyển hoá" và "tự diễn biến" của các thế lực thù địch làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Do vậy, để đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã có nhận thức chính trị đúng đắn, hiểu rõ quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, không bị tác động, chi phối bởi cơ chế thị trƣờng, âm mƣu của các thế lực thù định, thì Huyện uỷ Đông Triều và cấp ủy các xã phải thƣờng xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt xã;

Thƣờng xuyên quan tâm, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, quyết tâm phấn đấu vì dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không hoang mang dao động về chính trị tƣ tƣởng, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, có bản lĩnh chính trị, nhạy bén, luôn nêu cao cảnh giác, có thái độ đúng đắn trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, phân biệt rõ đối tƣợng, đối tác; không vì thấy lợi trƣớc mắt, cục bộ địa phƣơng mà quên đi lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích của nhân dân; xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ sẽ góp phần tạo nên sức mạnh của uy tín, sự thống nhất ý chí, hành động của tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên bảo đảm vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và nhân dân, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng đạo đức cách mạng là cái gốc của ngƣời cán bộ; do đó, nhiệm vụ hàng đầu trong công tác cán bộ là việc củng cố và phát triển đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ cần phấn đấu, tu dƣỡng theo đạo đức mới, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, có lối sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giản dị trong sạch, không xa hoa, lãng phí, quan liêu; để có đƣợc những phẩm chất này, ngƣời cán bộ phải đƣợc tu dƣỡng thƣờng xuyên, bền bỉ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; đạo đức cách mạng của ngƣời cán bộ, là phải gắn liền với hành động cụ thể, phải đấu tranh không khoan nhƣợng với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, với tham nhũng và các tệ nạn xã hội làm tổn hại đến thanh

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 119)