0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kinh nghiệm thực tiễn ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 -119 )

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số tỉnh

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) “về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn”, việc thể chế, cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hóa các nội dung Nghị quyết đƣợc các địa phƣơng, các ngành, đơn vị trong cả nƣớc triển khai tích cực, đồng bộ và đã thu đƣợc kết quả; gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trƣơng, chính sách khác của Đảng và Nhà nƣớc đối với cán bộ ở cơ sở, sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể để củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, điểm hình ở một số tỉnh:

* Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng: Những năm qua, đội ngũ cán bộ cơ sở

của tỉnh Cao Bằng ngày càng đƣợc củng cố cả về số lƣợng và chất lƣợng; năm 2011, Tỉnh uỷ Cao Bằng thực hiện chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở bằng cách chú trọng quy hoạch, tạo nguồn và bồi dƣỡng cán bộ trẻ tại chỗ, đồng thời tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng vào làm việc; điển hình là ở xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng đã thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã, độ tuổi trung bình là 30 và 100% tốt nghiệp đại học; hơn 90% số cán bộ, công chức cũng đƣợc chuẩn hóa, có trình độ, thông thạo ngôn ngữ, phong tục tập quán địa phƣơng, đây là điều kiện thuận lợi để lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của tỉnh, của huyện.

Không chỉ bồi dƣỡng cán bộ tại chỗ, Cao Bằng là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện chủ trƣơng đƣa trí thức trẻ về công tác tại cơ sở; từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 44 sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học đƣợc phân công về làm phó chủ tịch các xã vùng cao, biên giới, khó khăn. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, chuyển biến rõ nét nhất ở các xã nghèo đƣợc bổ sung trí thức trẻ là triển khai nhanh các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ này với ƣu điểm đƣợc đào tạo cơ bản, nắm bắt công việc nhanh, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao.

Để có đƣợc kết quả đó Tỉnh uỷ Cao Bằng rất coi trọng việc phát hiện, bồi dƣỡng cán bộ trẻ; hiện nay, số cán bộ trẻ ở các xã chiếm hơn 60%; đặc điểm của cán bộ trẻ có năng lực, trình độ nếu tin tƣởng giao việc để thử thách, kết hợp giám sát, bồi dƣỡng thì phát huy tốt tính năng động, dám nghĩ, dám làm của lớp trẻ. Để thực hiện tốt công tác trẻ hóa cán bộ ở cơ sở, Tỉnh uỷ Cao Bằng đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cụ thể theo từng chức danh, khắc phục tình trạng mất cân đối trong đào tạo; tỉnh dành một số chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biên chế ở cơ sở để tuyển chọn những trí thức trẻ tốt nghiệp đại học; xây dựng cơ chế chính sách, bố trí kinh phí để thực hiện giải quyết đối với những cán bộ, công chức cơ sở tuổi cao, năng lực hạn chế, không đạt chuẩn, nhƣng chƣa đủ điều kiện về tuổi và năm công tác nghỉ chế độ để nhƣờng chỗ cho cán bộ trẻ [59].

* Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng: Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng

3 (khoá VIII) về Chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; Thành uỷ Đà Nẵng đã ban hành Chƣơng trình hành động số 31- CTr/TU ngày 25-10-2008; trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng đối với việc “trọng dụng tài năng trẻ, tạo đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ”, phát huy nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp đổi mới, phát triển thành phố văn minh, hiện đại.

Để tạo nguồn cán bộ trẻ chất lƣợng cao, Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao (Đề án 922); tính đến ngày 15-12-2011, đã có 324 học sinh đƣợc cử đi học đại học, trong đó có 154 học trong nƣớc và 170 học ở nƣớc ngoài; 88 lƣợt cán bộ, công chức, viên chức và học viên đƣợc cử đi học sau đại học ở nƣớc ngoài, gồm 70 thạc sĩ và 18 tiến sĩ; đã có 94 học viên bậc đại học và 58 học viên bậc sau đại học tốt nghiệp về nhận công tác. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã đạt những kết quả tích cực trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ.

Xác định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở, ngày 12-6-2008 Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Kết luận số 89-TB/TU, mở lớp “tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thƣ Đảng ủy và Chủ tịch UBND phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (Đề án 89). Mục đích của Đề án là tạo nguồn, bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực cho cấp cơ sở; nâng cao hơn tính chuyên nghiệp trong xử lý trực tiếp công việc với ngƣời dân. “Đầu vào” là sinh viên chính quy tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá tại các trƣờng đại học công lập; hoặc do phƣờng, xã cử đi thi, nhƣng phải bảo đảm các tiêu chí đầu vào, các đối tƣợng tham gia đề án phải dƣới 35 tuổi, là đoàn viên thanh niên, phần lớn chƣa là đảng viên; đây là biểu hiện cụ thể, sinh động đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ cho cơ sở. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã mở đƣợc 2 lớp với 136 học viên tốt nghiệp và đƣợc phân công về các phƣờng, xã, trong đó có 24 đồng chí đƣợc bầu giữ các vị trí chủ chốt tại phƣờng, xã (phó bí thƣ đảng uỷ, phó chủ tịch UBND phƣờng, xã và phó chủ tịch HĐND xã).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ, thành phố Đà Nẵng có cách làm sáng tạo với việc thành lập Câu lạc bộ cán bộ trẻ; với mục tiêu “Chung tay nâng tầm ý tƣởng”, Câu lạc bộ cán bộ trẻ là tổ chức xã hội, tập hợp các cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, có triển vọng, dƣới 40 tuổi; đang công tác tại các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Đà Nẵng và một số cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn, nhằm giúp đỡ, trao đổi trong học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao; đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút đƣợc gần 300 hội viên tham gia, sinh hoạt.

Công tác sử dụng cán bộ trẻ đƣợc thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm, từ năm 2006 đến 2010 có 36 lƣợt cán bộ trẻ đƣợc bổ nhiệm, giới thiệu, chỉ định giữ chức vụ do Ban Thƣờng vụ Thành uỷ quản lý, 591 lƣợt cán bộ trẻ giữ chức vụ cấp trƣởng, phó phòng các sở, ban, ngành thành phố và tƣơng đƣơng; trong số 45 cán bộ trẻ đƣợc đƣợc thực hiện quy trình bổ nhiệm 15 đồng chí (trong đó, giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 3, phó giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 12) và có 3 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XX; cấp huyện và thành phố có 12 cán bộ Đoàn, cấp xã có 175 cán bộ Đoàn đƣợc luân chuyển sang làm công tác đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể [49].

* Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang: Xác định nâng cao chất lƣợng cán bộ,

công chức cấp xã có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới; vì vậy, trong thời gian qua, Tỉnh uỷ Kiên Giang đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp xã; Tỉnh uỷ đã ban hành quy chế, quy định, chế độ, tiêu chuẩn,... để xây dựng một đội ngũ cán bộ cấp xã đủ năng lực đảm trách những nhiệm vụ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Với địa bàn nông thôn tỉnh Kiên Giang khá rộng với 118/145 xã, phƣờng, thị trấn, có vị trí chiến lƣợc về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh. Bởi vậy, Tỉnh uỷ Kiên Giang luôn chú trọng thực hiện tốt Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX “Về đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn”; Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về “Chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã”; thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10-10- 2003 về cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn; UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 14-3-2008 về Quy chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn.

Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Kiên Giang đã tuyển dụng 669 công chức (đại học 42, cao đẳng 28, trung cấp 599); ngày 01-7-2007 Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII đã ban hành Nghị quyết 51/2007/NQ-HĐND, ngày 27-7-2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND “Về chính sách trợ cấp đối với cán bộ xã, phƣờng, thị trấn nghỉ việc và nghỉ hƣu trƣớc tuổi”, tỉnh đã giải quyết cho 2.216 ngƣời (cán bộ: 178; công chức: 29; những ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã: 376; những ngƣời hoạt động không chuyên trách ấp, khu phố 1.633 trƣờng hợp), với tổng kinh phí chi trả: 26.379.316.098 đồng. Kết quả đó, đã góp phần nâng lên một bƣớc về chất lƣợng cán bộ, công chức cấp xã và những ngƣời hoạt động không chuyên trách xã.

Thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15-02-2006 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã triển khai, thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức theo từng giai đoạn từ 2011 - 2015 và từ 2015 - 2020. Đến nay, cán bộ cấp xã của tỉnh Kiên Giang có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 55,94%, trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 68,35%; những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã có trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên chiếm 29,96%, trình độ chính trị sơ cấp trở lên chiếm 5,51%.

Nhìn chung, công tác tuyển dụng; đào tạo, bồi dƣỡng; thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Kiên Giang đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, thực hiện, qua đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức xã từng bƣớc đƣợc nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; nguồn cán bộ giữ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ qua bầu cử phần lớn là ngƣời tại chỗ, cũng là cán bộ nguồn bổ sung cho cấp huyện; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã có nhiều cải thiện so với trƣớc, nhƣ chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã, đại bộ phận cán bộ, công chức cơ sở an tâm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phƣơng [26].

1.2.2. Kinh nghiệm chất lượng cán bộ cấp xã được rút ra

Công cuộc đổi mới, phát triển đất nƣớc ngày nay đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác cán bộ của Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tƣ duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ” [41, tr.261]. Lấy yếu tố con ngƣời làm trung tâm, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng là yếu tố quyết định đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ sao cho hiệu quả, phát huy hết đƣợc năng lực của cán bộ trên cơ sở các kinh nghiệm đƣợc rút ra:

Một là, các cấp ủy đảng phải nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng

của cấp xã và hệ thống chính trị ở cấp xã; đổi mới hình thức, nội dung giáo dục chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ cấp trên thƣờng xuyên chỉ đạo sâu sát xây dựng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong sạch, vững mạnh.

Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ phải

là sự kết hợp đúng đắn chế độ tập thể lãnh đạo, với phát huy trách nhiệm cá nhân, thực hiện dân chủ với tập trung; để thực hiện đƣợc điều này, tập thể cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp phải quán triệt các quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo, nhiệm vụ công tác cán bộ của cấp trên; quyết nghị các chủ trƣơng, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, quyết định về nhân sự cán bộ đúng quy trình và theo phạm vi quyền hạn đƣợc phân công phân cấp. Những đánh giá, nhận xét về cán bộ phải đƣợc cấp uỷ thảo luận dân chủ và quyết nghị tập thể. Kiên quyết khắc phục tình trạng chuyên quyền, lấy danh nghĩa quyết nghị của tập thể để quyết định các vấn đề trong công tác cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng đúng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ đòi hỏi phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Nhận xét, đánh giá cán bộ cần phải đƣợc làm tốt để nâng cao chất lƣợng các khâu của công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong nhận xét, đánh giá cán bộ phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao làm thƣớc đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học, chính xác; việc đánh giá, nhận xét cán bộ phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực trí tuệ. Coi trọng việc dựa vào tập thể và quần chúng nhân dân để đánh giá cán bộ, đồng thời đặt cán bộ trong môi trƣờng, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức, cơ chế chính sách và cá nhân cán bộ để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

Bốn là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, tạo sự

chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ; công tác quy hoạch cán bộ của cấp ủy phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; trong đó, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phải toàn diện, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 -119 )

×