Văn hóa chính trị tộc người làm phong phú nội dung văn hóa chính trị qc gia dân tộc

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 35 - 38)

Văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa chính trị Việt Nam nói riêng được các tộc người trao truyền, tiếp biến làm phong phú thêm trong quá trình phát triển. Đặc trưng đời sống của người Khmer là dân tộc và Phật giáo Tiểu thừa ln hịa quyện gắn bó chặt chẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Phật giáo Tiểu thừa, từ lâu đã trở thành chính giáo, chi phối mọi hoạt động tinh thần của người Khmer, đồng bào Khmer TNB đã dân tộc hóa và trở thành một đặc trưng tính cách của họ. Ngôi chùa của người Khmer là nơi đồng bào Khmer đã “ký gửi” cả tâm hồn, tài sản và cả cơng sức của mình vào đó, nên trong lối sống của cộng đồng mang đậm dấu ấn tôn giáo Tiểu thừa, thể hiện ở phong tục, tập quán, phương thức ứng xử, nghệ thuật và tư duy. Đồng bào Khmer TNB có nhận thức rõ ràng về sự tồn tại của Phật giáo, về sức mạnh quyền năng của Phật giáo cũng như sự bảo hộ che chở của Phật giáo cho cộng đồng dân cư phum, sóc. Tâm lý người Khmer và ý thức của họ, nếu không tôn sùng Phật giáo hay làm trái giáo lý Phật giáo thì cá nhân sẽ bị tội lỗi nơi cửa Phật và bị cộng đồng từ chối, xem như cá nhân không đạo đức.

Người Khmer lấy Phật giáo Tiểu thừa làm đời sống tín ngưỡng, tâm linh cho mình, vì vậy trong mỗi ngơi chùa chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và khơng thờ vị thần, vị thánh của tơn giáo nào nữa. Với vai trị to lớn của chùa, đã mặc nhiên định hình tầm ảnh hưởng to lớn của các nhà sư. Nhà sư được coi như là đại diện Đức Phật để truyền dạy và giáo độ chúng sanh. Đối với người Khmer, môi trường giáo dục thanh khiết, hội tụ đầy đủ các giá trị cao đẹp của cuộc sống, của Phật pháp chính là khơng gian chùa. Chính vì vậy, biểu tượng chùa đã sớm trở thành ngôi trường quan trọng đầu tiên trong cuộc đời người dân Khmer Tây Nam Bộ. Đây là nơi giáo dục Nhân - Trí - Dũng, Chân - Thiện - Mỹ cho nam thanh niên người Khmer. Nhà chùa cịn có chức năng giáo dục tâm điểm đó là giáo dục những người con trai Khmer khi lớn lên phải vào chùa tu hành để báo hiếu cha mẹ, rèn luyện kinh sách, chí khí... Nam thanh niên Khmer có trải qua những năm tháng tu hành tại chùa như vậy mới được cộng đồng mới được cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ đánh giá cao, có uy tín, được xã hội chấp nhận. Thực tế cho thấy rất nhiều nam thanh niên khi xuất tu đã được cơ cấu vào các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở. Đặc biệt, có nhiều nhà sư đã trở thành những nhà hoạt động cách

mạng, những người giữ trọng trách cao trong các cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp. Nhiều nhà sư đã nêu cao tấm gương mẫu mực trong nếp sống, nếp nghĩ, sự thông tuệ về giáo lý Phật pháp và kiến thức đời thường đã tác động rất lớn tới đời sống của đông đảo đồng bào Khmer Tây Nam Bộ, nhất là những nam thanh niên trong xây dựng ý chí vươn lên về mọi mặt để được tham gia vào công việc Nhà nước, phụng sự đất nước được nhiều hơn và khẳng định quá trình vươn lên của tộc người mình, vượt qua tâm lý tự ti của tộc người thiểu số, điều này đã và đang được chứng minh bằng con đường học vấn của tộc người Khmer ngày càng cao, càng đông.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w