ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH SĨC TRĂNG 1 Chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị quốc

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 47 - 62)

2.2.1. Chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị quốc gia và bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa riêng.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một động lực tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và phát triển. Như chương 1 đã đề cập, có thể tổng hợp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc đó là: đồn kết trong dựng nước và giữ nước; tình nghĩa đồng bào thủy chung; truyền thống anh hùng, khơng chịu khuất phục; bảo vệ giống nịi và bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập; yêu nước là thương dân, dân là gốc, chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn - đạo lý sống của người Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng; ý chí độc lập, tự chủ, tư cường; chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.

Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức là quá trình cộng đồng các tộc người gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung. Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là q trình hình thành nên các chuẩn mực chính trị, nhân vật chính trị, biểu tượng chính trị trong chiều dài lịch sử dân tộc được cộng đồng dân tộc chia sẻ, bảo tồn và phát huy tạo nên sự vững bền của nền chính trị Việt Nam.

Bằng các cứ liệu lịch sử cho thấy, vùng đất Tây Nam Bộ không chỉ là nơi tiếp nhận, sáng tạo văn hóa bản địa, văn hóa tộc người hình thành nên sắc thái một vùng văn hóa đa dạng, nhưng hòa hợp, tiếp biến cùng nâng tầm giá trị văn hóa của vùng, mà cịn là vùng đất kiên cường trong chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Nơi đây nhân dân sớm được tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân, đế quốc, là miền đất “Đi trước - Về sau”. Thực tiễn ấy đã được nhân dân Việt Nam công nhận là “Mảnh đất thành đồng của Tổ quốc”. Trong đó, đồng bào Khmer là một tộc người có mặt sớm nhất ở ĐBSCL, từ thời kỳ Nhà nước Ăngko suy tàn. Trong quá trình di cư đến ĐBSCL, đồng bào Khmer đã hịa hợp, đồn kết với các tộc người khác trong vùng cải tạo thiên nhiên, chống xâm lược, hợp thành quốc gia Việt Nam.

Đồng bào Khmer TNB nói chung, đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, từ khi di cư sinh sống và tồn tại ở vùng ĐBSCL, họ đã trở thành một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chấp nhận và chịu sự chi phối của nền chính trị Việt Nam, thực hiện theo các nguyên tắc, quy tắc, lễ hội của dân tộc Việt Nam. Do vậy, văn hóa bản địa của đồng bào Khmer được trao truyền và tiếp biến theo văn hóa Việt, văn hóa chính trị được hình thành từ văn hóa chính trị, lịch sử Việt Nam. Trong q trình đó, đồng bào Khmer TNB luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc, lấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, lấy nguyên tắc, quy tắc xử sự của dân tộc Việt Nam kết hợp với văn hóa tộc người mình để làm sức mạnh nội sinh và bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa của tộc người mình.

Thành tựu đạt được của việc chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị chung và bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa riêng trong q trình chung sống, hịa hợp, tiếp biến văn hóa tộc người và trong thời kỳ phong kiến Việt Nam:

Ngay khi đặt chân đến vùng đất Nam Bộ, tộc người Khmer đã coi vùng đất này là quê hương xứ sở của mình, họ đã tiếp nhận ngay tinh thần yêu nước Việt Nam, cùng với tộc người Kinh, Hoa, Chăm… xây dựng nên một vùng đất “chín rồng” ổn định, hịa

hợp. Họ bắt đầu chia sẻ những giá trị văn hóa riêng bằng việc đưa văn hóa bản địa của tộc người mình hịa chung với văn hóa Việt (Kinh), Hoa, nền văn hóa Việt Nam.

Trong q trình chung sống đó, tộc người Khmer đã đoàn kết, cố kết cộng đồng cùng với các tộc người khác ở TNB cải tạo thiên nhiên, phát triển kinh tế, hình thành nên vùng đất mới trù phú, họ trở thành tộc người “an cư lập nghiệp” tại TNB, hình thành nên những phum, sóc – khóm, ấp khóm quần tụ cùng nhau, dựa vào nhau để tồn tại và trở thành một trong 54 tộc người anh em của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kể từ đây, văn hóa các tộc người Tây Nam Bộ nói chung, đồng bào Khmer nói riêng bắt đầu hịa quyện, chia sẻ, dung hợp những giá trị văn hóa tộc người với nhau, loại bỏ những hủ tục, tín ngưỡng khơng phù hợp để hịa mình vào dịng chảy chung của nền văn hóa Việt Nam.

Đến cuối thế kỷ XVII (năm 1698) nhà Nguyễn đã tiến hành thiết lập bộ máy cai trị ở đây. Với chính sách của triều Nguyễn, dần dần được hồn tất, hình thành nên cơ sở chính trị của vùng đất TNB. Và từ đây, ở TNB phụ thuộc vào Nhà nước phong kiến Việt Nam, nền chính trị phong kiến Việt Nam. Kể từ đây việc chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị chung mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và việc bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa của đồng bào Khmer TNB với những nội dung mới, hình thức mới. Từ tinh thần yêu nước Việt Nam được chia sẻ trong cộng đồng với các nội dung đoàn kết tộc người, cố kết cộng đồng, chuyển sang chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với nội dung không chịu khuất phục; bảo vệ giống nịi và bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ.

Từ q trình trao truyền, tiếp biến đó, đồng bào Khmer TNB hình thành nên ý thức tuân thủ ý chí chính trị. Ý thức tuân thủ ý chí chính trị của tộc người Khmer là các chuẩn mực chính trị được đồng bào thể hiện trong sự chấp hành các nguyên tắc, quy tắc, lễ hội của quốc gia, đồng thời đem các quy tắc, lễ hội về sinh hoạt tơn giáo, tính cố kết cộng đồng, niềm tin của mình hịa nhập với đời sống chính trị của thời kỳ này. Trong q trình tham gia đời sống chính trị, đồng bào Khmer khơng chỉ có tính hưởng

ứng chính trị mà thể hiện bên trong nó là ý thức tn thủ chính trị, cho dù đơi khi họ chưa thật sự nắm vững ý chí chính trị của các chủ thể chính trị, nhưng trước hết họ biểu hiện tính văn hóa cộng đồng, văn hóa cộng đồng này xuất phát từ đời sống tín ngưỡng của Phật giáo được thể hiện thông qua các nghi lễ tôn giáo mà họ phải tuân thủ, trong đời sống thường nhật họ luôn đồng tâm, hiệp lực cùng nhau thực hiện mục đích chung của tộc người mình.

Thực tiễn, trong suốt q trình thực hiện ý chí chính trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam mà trực tiếp là triều đình nhà Nguyễn, ý thức tuân thủ ý chí chính trị của đồng bào Khmer TNB được thể hiện thông qua những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng cụ thể từ việc nêu cao truyền thống yêu nước, không chịu khuất phục của dân tộc trong quá trình mở mang bờ cõi, khai mở thiên nhiên, chống lại sự hà khắc của địa chủ, phong kiến, cường hào, chống quân xâm lược Xiêm mà đỉnh cao là chiến thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1784 – 1785) của nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ đã tạo thêm sự mở mang bờ cõi Việt Nam, củng cố thêm quá trình thống nhất các tộc người vùng đất phía Nam, thể hiện rõ ý chí bảo vệ giống nịi và bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. Tất cả được là sự thể hiện nội dung chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị chung và bảo tồn những giá trị, chuẩn mực biểu tượng văn hóa riêng thơng qua sự hịa nhập vào đời sống của Nhà nước phong kiến Việt Nam, nâng cao hơn giá trị về niềm tự hào tộc người; niềm tự hào tộc người được coi như là một trong những giá trị văn hóa chính trị điển hình của đồng bào Khmer TNB.

Thành tựu chia sẻ những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị chung và bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa riêng trong chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược:

Nội dung biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ này phát triển đến đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tầng lớp nhân dân từ Bắc chí Nam cùng với các sĩ phu yêu nước, lần lượt đứng lên phất cờ khởi nghĩa với ý chí anh dũng, ngoan cường, khơng chịu khuất phục chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp, quyết giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Phía Nam với

Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Song, do hạn chế về tầm nhìn, khơng có đường lối cứu nước đúng đắn dẫn đường nên các cuộc khởi nghĩa giai đoạn này đề thất bại. Và rồi như người đi đường đang khát nước lại có nước uống, sau 30 năm bơn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập thành công, thống nhất Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được nâng lên tầm cao mới, thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ ý chí độc lập, tự chủ, tư cường truyền thống của nhân dân ta trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc, Đảng và nhân dân ta đã nâng truyền thống đó lên một tầm cao mới. Đó là ý chí “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiến quyết giành cho được độc lập”, đó sự huy động tất cả nguồn lực quốc gia, mọi người, mọi tầng lớp yêu lớp, hễ là người Việt Nam đoàn kết đứng lên để cứu Tổ quốc, với tinh thần khơng có gì q hơn độc lập, tự do, ý chí độc lập thể hiện ở tinh thần nhất quán mỗi con người Việt Nam đều là chiến sĩ, là “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, Nam Bộ Việt Nam là “Thành đồng của Tổ quốc”, đi trước về sau [30, tr. 224 -226].

Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, các giá trị văn hóa chính trị chung của đồng bào Khmer TNB được thể hiện ở lòng tin, thái độ và tâm thế trở thành ý chí chính trị của đồng bào. Thực tiễn cho thấy, trong thời kỳ chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ở Sóc Trăng, chúng đã thực hiện nhiều chiêu bài mị dân, chia đồng bào Khmer thành nhiều vùng khác nhau để dễ bề cai trị, tổ chức lực lượng Khmer phản động để chia rẽ đồng bào dân tộc... Âm mưu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ, dưới sự tổ chức, vận động của các đảng viên, nhất là các đảng viên người Khmer, nhiều phong trào đấu tranh của đồng bào Khmer được phát động, với nhiều hình thức, nhiều tổ chức trong đồng bào, tạo nên ý chí chính trị chung trong đồng bào Khmer. “Dù từng thời điểm địch lợi dụng mua chuộc, xuyên tạc hịng gây chia rẽ 3 dân tộc trong tỉnh, có nơi xảy ra những vụ đáng tiếc nhưng Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo giải quyết … Vì vậy, phong trào cách mạng trong

đồng bào Khmer đi từ khơng đến có, từ tự phát đến tự giác, từ ít đến nhiều và ngày càng phát triển về mọi mặt” [11, tr.176].

Khi cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có chi bộ đảng sớm nhất vùng (6-1930 chi bộ Mỹ Quới (huyện Ngã Năm), đầu năm 1931 - Chi bộ Đảng Cù Lao Dung, có những đồng chí người Khmer là người tham gia chi bộ đảng đầu tiên như đồng chí Sơn Khinh - Chi bộ đảng Lạc Hòa, Vĩnh Châu 6-1931); nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng năm 1945 (làng Hòa Tú - Mỹ Xuyên) và sớm giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám năm 1945. Những cơ sở đó khơng chỉ khẳng định vị trí, vai trị của Sóc Trăng trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, mà cịn khẳng định q trình chia sẻ, phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chuẩn mực chính trị, biểu tượng chính trị Việt Nam. “Có thể ví Sóc Trăng như địn gánh gánh hai đầu: Cần Thơ - Hậu Giang và Bạc Liêu - Cà Mau trong suốt chiều dài lịch sử từ khi hình thành cho đến nay” [71, tr. 20].

Chủ nghĩa yêu nước, chuẩn mực, biểu tượng chính trị của dân tộc đã thúc đẩy, hình thành niềm tin chính trị, một điểm nổi bật trong giá trị chính trị của đồng bào Khmer, trở thành một cộng đồng chính trị bền vững, thể hiện ở sự gắn kết của tộc người với ý chí chính trị quốc gia dân tộc trong kháng chiến. Niềm tin được thể hiện trong đồng bào thông qua việc chung sức, chung lịng, cố kết cộng đồng trong q trình cùng với các tộc người Tây Nam Bộ tham gia kháng chiến của dân tộc, đưa ý chí tộc người, phát huy giá trị đời sống phum – sóc, lễ nghi tơn giáo, những tâm gương sáng, có cơng với tộc người, có cơng với đất nước cùng với nhân dân miền Tây Nam Bộ tham gia chống thực dân đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng đã có Hội Đồn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) đây là một tổ chức được hình thành khá sớm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (20-3-1963), là thành viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mặt trận tỉnh và Ban Khmer vận Khu Tây Nam Bộ. Tổng kết phong trào giải phóng dân tộc của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng nhận định: “… thực tiễn phong trào cách mạng, trong cán bộ, chiến sĩ Khmer xuất hiện nhiều điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa là

niềm vinh dự, tự hào, không những của đồng bào sư sãi Khmer, mà còn là của Đảng bộ, quân dân tỉnh Sóc Trăng” [11, tr.182].

Phát huy những giá trị truyền thống anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước vừa qua, đồng bào Khmer TNB đã lĩnh hội tư tưởng, nhận thức, phương châm hành động của tiến trình đổi mới của Đảng, của dân tộc đã tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại mới, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong lịch sử, chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Hồ Chí Minh với những giá trị cốt lõi như: độc lập, tự do, dân chủ, hịa bình, hữu nghị, bình đẳng, bác ái, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ cho mọi con người và mọi dân tộc mọi cộng đồng xã hội giá trị tinh thần dân chủ, yêu nước, với quá trình bảo tồn những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng thơng qua cộng đồng chính trị bền vững, đồng bào TNB nói chung, đồng bào Khmer nói riêng có những đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, với tư cách là người làm chủ, chủ thể gốc của quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, nhân dân Sóc Trăng nói chung, đồng bào Khmer nói riêng là người có đủ điều kiện và tư cách, quyền hạn và trách nhiệm trước

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w