hóa tộc người đồng bào Khmer Tây Nam Bộ
Những nội dung văn hóa chính trị chung đó được biểu hiện trong văn hóa tộc người đồng bào Khmer Tây Nam Bộ đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Trước hết, trong quá trình đồng hành cùng lịch sử dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được đồng bào Khmer Tây Nam Bộ thơng qua cộng đồng chính trị bền vững mà cốt lõi chính là tính cộng đồng chặt chẽ, thống nhất trong quá trình đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vì lợi ích quốc gia mà mình chung sống.
Tính cộng đồng thể hiện sự gắn bó của mỗi thành viên trong đời sống gia đình và cộng đồng, là một trong những đặc trưng văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ. Đặc biệt, trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, đồng bào Khmer TNB đã lấy tinh thần cố kết cộng đồng để cùng tham gia vào cuộc trường chinh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam làm nên quốc gia hịa bình, thống nhất. Đó chính là sự thể hiện ý chí quyết tâm, tự tơn dân tộc, phát huy vị thế tộc người hòa quyện trong dòng chảy giá trị chủ nghĩa yêu nước Việt Nam của đồng bào Khmer TNB.
Tính cộng đồng của người Khmer TNB được mở rộng hơn ra bên ngồi phum – sóc, trở thành cộng đồng của vùng miền, cộng đồng dân tộc. Chính từ những tính cộng đồng như vậy, người Khmer Tây Nam Bộ đã tạo dựng nên sự đoàn kết, chặt chẽ, thống nhất cao trong suốt chiều dài lịch sử của tộc người mình, cũng như lịch sử của dân tộc Việt Nam, tạo nên một nét đặc trưng văn hóa chính trị của đồng bào mình trong q trình chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến, sự xâm chiếm của thực dân, đế quốc.
Ngày nay, đồng bào Khmer TNB ý thức được rằng họ được sống trong hịa bình, tự do, dân chủ, cuộc sống của họ gắn liền với sự phát triển của đất nước, được sự quan tâm đầu tư mọi mặt của Đảng, Nhà nước họ đang phát triển, đồng hành cùng sự đi lên của cả dân tộc Việt Nam, ý chí tộc người, tính cộng đồng của họ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển chung, cho đời sống chính trị của quốc gia - dân tộc. Sự đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao trong cộng đồng là một mạch ngầm ni dưỡng văn hóa của dân
tộc mình, đồng thời là cơ sở của sự tiếp nhận, lĩnh hội tư tưởng chính trị, đường lối chính trị do Đảng lãnh đạo qua hai cuộc kháng chiến và cơng cuộc xây dựng đất nước để tích lũy, vượt gộp để mang trong mình nội dung văn hóa chính trị và trở thành một đặc trưng của văn hóa chính trị của tộc người mình.
Ngược dịng lịch sử, chúng ta sẽ thấy rõ hơn việc phụng sự Tổ quốc của một số đông người Khmer. Năm 1964, Phật giáo Khmer Nam Bộ thành lập Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Khu Tây Nam Bộ do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng. Tiếp theo đó là các tỉnh đổng bằng sơng Cửu Long lần lượt thành lập, hoạt động. Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước là nơi quy tụ sư sãi, đồng bào Phật tử Khmer nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
Sau khi đất nước được thống nhất, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ nói chung, Hội Đồn kết Sư sãi Yêu nước các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư sãi, đồng bào yêu nước tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, đóng góp xây dựng đất nước để đến năm 1988, Hội Đồn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trong suốt quá trình phát triển và tồn tại của mình, bằng nhiều cách khác nhau, ở mỗi địa phương TNB, đa số đồng bào Khmer luôn sẵn sàng, chủ động tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, tham gia vào đời sống chính trị nói chung, ra sức xây dựng phum sóc thịnh vượng nói riêng. Trên cơ sở tham gia vào đời sống chính trị, với một nền dân chủ thực sự thì các thành viên có sự tin cậy lẫn nhau thì họ sẽ dễ dàng hợp tác. Sự hợp tác, tin tưởng thể hiện trong các mối quan hệ trong cuộc sống đời thường, cũng như tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần, đời sống chính trị. Trên thực tế, đa số người Khmer ln tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước dành cho họ, đó là cơ sở thúc đẩy mọi người dân tham gia vào đời sống chính trị, và cũng từ đó văn hóa chính trị đi vào cuộc sống của đồng bào Khmer, nâng cao niềm tin của đồng bào vào hệ thống chính trị. Khơng những thế, hiện nay sự tham gia của người dân vào công việc của cộng đồng được thể hiện thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” với mức độ thực thi dân chủ ngày càng cao, sát thực tiễn đang tạo điều kiện cho văn hóa chính trị của đồng bào Khmer ngày càng đậm nét hơn.
Người Khmer TNB có nền văn hóa lâu đời, nền văn hóa của cư dân nơng nghiệp, in đậm dấu ấn Balamơn giáo và Phật giáo tiểu thừa cùng với sự tiếp biến văn hóa dân tộc, các tộc người TNB tạo nên tính độc đáo riêng biệt nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Điều đó phản ánh tính thích ứng và sự sáng tạo trong lối sống của người Khmer, ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, tình cảm của cá nhân trong đời sống cộng đồng với nhau. Trong cuốn: “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ” viết: Lịch sử tồn tại của người Khmer phải trải qua nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa của từng giai đoạn lịch sử rất đa dạng và phức tạp nhưng hầu như nguồn gốc văn hóa tộc người, tín ngưỡng, tơn giáo, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, đời sống phum, sóc của người Khmer vùng ĐBSCL là tương đối ổn định, khơng có sự thay đổi đáng kể, trước những biến động của điều kiện sống qua nhiều thế kỷ” [79, tr.25-26].
Tuy vậy, nội dung văn hóa chính trị chung của quốc gia dân tộc trong hình thức biểu hiện của văn hóa chính trị tộc người trong thực tiễn vẫn còn chưa thật sự tương xứng với vai trò, vị thế của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ. Sự hòa quyện, lấy giá trị văn hóa chính trị quốc gia làm điểm tương đồng, làm giá trị định hướng mục tiêu của tộc người Khmer TNB chưa thật sự thẩm thấu và bền vững. Các giá trị chính trị cốt lõi, các chuẩn mực chính trị, nhân vật chính trị, biểu tượng chính trị trong kháng chiến chống xâm lược giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc được phát huy, gắn kết, xuất hiện trong đồng bào Khmer khá rõ nét, động viên, cổ vũ mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với phát huy tính cộng đồng bền vững, giá trị văn hóa của đồng bào Khmer; các chuẩn mực chính trị quốc gia như cố kết cộng đồng, đoàn kết các dân tộc, dân là gốc…; các nhân vật, biểu tượng thể hiện rõ bản chất thiêng liêng như gan dạ, dũng cảm, mưu trí, hy sinh mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, tính thượng tơn của các biểu tượng… đối với mỗi tộc người, để mỗi tộc người lấy đó làm quy chuẩn cho mình. Nhưng trong thời bình cịn mờ nhạt, chưa được quan tâm cả ở hai khía cạnh trao truyền và tiếp biến, bảo tồn và phát huy trong đồng bào Khmer TNB.
Việc trao truyền, tiếp biến và bảo tồn, phát huy nội dung văn hóa chính trị chung trong biểu hiện văn hóa tộc người chưa được chú ý, hoặc chỉ chú ý đến những giá trị văn hóa chính trị trong chiến đấu, chưa chú ý đến việc chuyển đổi giá trị văn hóa chính trị trong thời bình bằng những tiêu chí cụ thể, nhất là trong mối quan hệ, tương tác văn hóa chính trị chung và văn hóa chính trị tộc người, giữa một một nền chính trị quốc gia thời bình với đời sống chính trị của tộc người. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự biểu hiện của văn hóa chính trị chung của quốc gia dân tộc trong hình thức biểu hiện văn hóa chính trị tộc người và cũng vì thể việc bảo tồn và phát huy văn hóa chính trị tộc người cịn nhiều hạn chế.
Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tham gia hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có định hướng giá trị chuẩn mực, tiêu chí cụ thể trong văn hóa chính trị chung quốc gia dân tộc đối với đời sống văn hóa tinh thần của các tộc người vùng TNB, đối với tộc người Khmer TNB.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam – giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, có điều kiện để khẳng định giá trị và nâng tầm trong thời đại mới. Mỗi con người Việt Nam, mỗi tộc người trong quốc gia Việt Nam có điều kiện để thực hiện hóa lịng u nước trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Đó là cơ hội để giới thiệu cho bạn bè quốc tế về những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện cốt cách, tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh, văn hóa chính trị Việt Nam. Nhưng chủ nghĩa yêu nước truyền thống - giá trị cốt lõi của văn hóa chính trị Việt Nam trong chiến tranh có nhiều giá trị chưa được chú ý phát huy, có những giá trị cần phải bổ sung, tiếp biến chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo, khoa học, làm cho những cố gắng thể hiện lòng yêu nước trong hội nhập hiện nay vẫn chưa có chiều sâu, chưa có nội dung cụ thể và đầy đủ.Và vì vậy, dẫn đến nội dung văn hóa chính trị chung của quốc gia dân tộc chưa thật sự biểu hiện rõ nét trong hình thức biểu hiện văn hóa tộc người trong thời kỳ hộp nhập.