Văn hóa chính trị quốc gia là thống nhất, quy định và dẫn dắt văn hóa chính trị tộc ngườ

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 27 - 33)

HĨA CHÍNH TRỊ TỘC NGƯỜI

1.3.1. Văn hóa chính trị quốc gia là thống nhất, quy định và dẫn dắt vănhóa chính trị tộc người hóa chính trị tộc người

Ở mọi quốc gia, mối quan hệ giữa văn hóa chính trị quốc gia và văn hóa chính trị tộc người được thể hiện ở sự chia sẻ những giá trị chung của quốc gia dân tộc và bảo tồn những giá trị văn hóa của tộc người. Văn hố của một quốc gia không chỉ là những giá trị chung bao trùm đời sống của quốc gia đó, vấn đề là các giá trị đó ln ln vận động, chúng tác động qua lại trong đời sống xã hội bằng hệ thống các giá trị, tri thức được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Nói khái qt, văn hố cịn là, và nói đến cùng, là sự vận động, là lực lượng, là sức mạnh, thể hiện trong hành vi, hoạt động, trong quá trình phát triển của một dân tộc, của một quốc gia, làm nên sức mạnh trường tồn của dân tộc, của quốc gia, mỗi tộc người.

Việt Nam bao gồm nhiều vùng địa lý, với những đặc điểm khác nhau về địa hình, khí hậu, mơi trường, sinh thái. Những điều kiện tự nhiên đó kết hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tạo nên những vùng địa - văn hố khác nhau cũng góp phần tăng thêm tính đa dạng của văn hố Việt Nam. Với 54 tộc người anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm 87% dân số. Nhưng do sự gắn bó lâu đời trong một quốc gia thống nhất, do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hoá, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hố thống nhất trong tính đa dạng, một ý thức chung về vận mạng cộng đồng, trong quá trình đó đã tạo ra q trình trao truyền, tiếp biến giữa văn hóa chính trị chung của quốc gia dân tộc và văn hóa chính trị tộc người.

Trong văn hóa dân tộc Việt Nam, ý thức thống nhất quốc gia cũng phát triển sớm. Văn hóa Việt Nam kết tinh các nền văn hóa lớn thời cổ đại trên mảnh đất này. Đó là văn hóa Đơng Sơn với Nhà nước Văn Lang, Âu – Lạc ở phía Bắc, văn hóa Sa Huỳnh với Vương quốc Chămpa cổ, văn hóa Ĩc Eo với Vương quốc Phù Nam, trải qua nhiều biến thiên lịch sử, ba dịng văn hố và lịch sử đó hịa nhập vào dịng chảy chung của

Việt Nam, lấy dịng văn hố Đông Sơn với nước Văn Lang - Âu Lạc làm dòng chủ lưu. Các nền văn hóa đó của các tộc người anh em kết hợp thành một dải văn hóa bản địa có sức mạnh nội sinh, có bản sắc và bản lĩnh mạnh, cho nên khi tiếp biến văn hóa bên ngồi từ Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây khơng bị đồng hóa. Chính vì thế mà bản sắc văn hóa Việt khơng thể bị đồng hóa. Nó đủ cứng rắn để tồn tại qua các thử thách lịch sử, nó đủ mềm dẻo, cởi mở để hòa nhập chung sống với các nên văn hóa khác, hấp thụ dưỡng chất và năng lượng của các nên văn hóa khác làm giàu cho mình.

Ở Việt Nam, đời sống văn hóa tinh thần và tư tưởng gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được bắt nguồn từ lòng yêu nước, trải qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc mà lòng yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, rồi đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại.

Một trong những sự trao truyền, tiếp biến đó chính là tinh thần u nước, ý thức về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, nó vừa vừa kết tinh những giá trị tiêu biểu, vừa chi phối sự phát triển của nền văn hố dân tộc nói chung và văn hóa chính trị Việt Nam, trong đó có văn hóa chính trị tộc người nói riêng. Đường lối của Đảng về văn hóa cũng đã xác định rõ các quan điểm phát triển văn hóa Việt Nam hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa vừa đảm bảo được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hội nhập, chia sẻ những giá trị chung của văn hóa nhân loại. Đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc.

Điều này dễ nhận thấy, với buổi đầu dựng nước, giữ nước các Vua Hùng - An Dương Vương bằng tinh thần yêu nước được thể ở tinh thần hịa hợp, đồn kết tộc người, tự chủ, không chịu khuất phục, với ý chí xây dựng một quốc gia độc lập. Tiếp theo tinh thần yêu nước đó, là cả một ngàn năm Bắc thuộc, tinh thần yêu nước Việt vẫn trường tồn; các triền đại phong kiến Việt Nam được hình thành từ khi Ngơ Quyền xưng vương (938) cho đến những năm đầu thế kỷ XX đã đưa tinh thần yêu nước Việt Nam thành chủ nghĩa u nước Việt Nam đó chính là tinh thần tự chủ quốc gia dân tộc; tinh thần đồn kết chung sức, chung lịng; tinh thần khơng chịu khuất phúc; tinh thần nhân nghĩa; tinh thần vì quốc thái dân an.

Ngoài tinh thần yêu nước và ý chí độc lập dân tộc, tư tưởng chính trị cịn được thể hiện ở họ là tư tưởng chính trị “khoan dân” khơng chỉ để cứu nước mà trở thành đường lối cứu nước, tăng thêm sức mạnh. Tư tưởng chính trị “khoan dân” khơng chỉ dừng lại ở đó mà được phát triển hơn về sau và trở thành “nhân nghĩa”. “Nhân nghĩa” đạt tới những giá trị văn hóa có tính phổ biến của nhân loại, có ý nghĩa phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động của nhiều thế hệ người Việt Nam, cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của mình.

Các triều đại phong kiến Việt Nam tuy có lúc thịnh, lúc suy; cát cứ tranh giành vương quyền, lãnh địa lẫn nhau. Nhưng một điều dễ nhận thấy các triều đại phong kiến nào cũng lấy toàn vẹn lãnh thổ, lấy độc lập dân tộc là đỉnh cao của ý chí quyền lực, khơng chấp nhận lệ thuộc ngoại bang, ngay cả khi quốc gia được độc lập cũng khơng lấy tên dịng họ mình để đặt cho quốc hiệu của quốc gia. Nếu ở Trung Hoa là Nhà Chu, Nhà Đường, Nhà Thanh, thì ở Việt Nam là Đại Cồ Việt, Vạn Xuân, Đại Việt…. Đó là sự thống nhất trong da dạng và phong phú của một nền văn hố Việt Nam giàu bản sắc, tạo sự kết dính, cộng hưởng văn hóa giữa các tộc người trong đó có tộc người Khmer Nam Bộ đã đưa văn hóa chính trị từ “khoan dân”, “nhân nghĩa” đến hội tụ ở lòng yêu nước.

Như vậy, xét về chiều dài lịch sử dân tộc, nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua một thời kỳ lâu dài, với các triều đại phong kiến khác nhau. Triều đại nào cũng phải trải qua cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia. Nhà nước phong kiến Việt Nam tiến hành các cuộc chiến tranh đó đã trở thành người đại diện vinh quang cho dân tộc. Họ đã vươn lên đáp ứng được những yêu cầu của dân tộc và của thời đại đặt ra. Nhờ nêu cao tinh thần u nước, bị thơi thúc bởi ý chí vươn lên giành độc lập cho dân tộc mà các đại biểu xuất sắc của giai cấp phong kiến, họ đồng thời là những nhà chính trị, nhà quân sự, đã huy động được tất cả các lực lượng, các tầng lớp nhân dân vào các cuộc chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng quốc gia phong kiến trong thời bình. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống ngoại xâm nhiều lần như Việt Nam. Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III TCN đến kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và các thế lực

ngoại xâm khác… trong hơn 23 thế kỷ, tính ra thời gian đấu tranh chống sự đô hộ ngoại bang và kháng chiến giữ nước với những cuộc khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã lên đến trên 12 thế kỷ, trong đó đều có sức mạnh của 54 tộc người anh em.

Khi nói đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nhất là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại, rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đều cho rằng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một tình cảm sâu đậm nhất của con người Việt Nam đối với quốc gia, dân tộc, được củng cố, bồi đắp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một trong những giá trị cốt lõi của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng; là yếu tố được thừa nhận, đưa lên hàng đầu và lấy nó làm trung tâm, nền tảng cho mọi hoạt động tinh thần của dân tộc, làm điểm tựa cho sự trường tồn của quốc gia – dân tộc; là trục trung tâm làm cơ sở cho sự phái sinh của hàng loạt các giá trị văn hóa khác xoay quanh nó, trong đó có việc hình thành các chuẩn mực văn hóa chính trị, các biểu tượng chính trị.

Trải qua hai cuộc trường chinh chống thực dân, đế quốc, tư tưởng chính trị Việt Nam có sự biến chuyển theo tư tưởng tiên tiến nhất của nhân loại mà nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở tư tưởng chính trị Mác - xít hình thành, hịa quyện với tư tưởng chính trị truyền thống của Việt Nam, tạo nên dòng chủ lưu và tạo thành giá trị đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Như vậy, có thể nhận thấy các tộc người ở Việt Nam họ đã được hội tụ ở lòng yêu nước, khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng, đường lối chính trị Việt Nam thì lịng yêu nước trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Đó là giá trị, là tài sản tinh thần của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là một động lực phi kinh tế mạnh mẽ nhất cho sự trung thành đối với tổ chức trong thời kỳ lịch sử hiện đại.

Sau ngày kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác Hồ về thăm Đền Hùng đã dạy: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ

lấy nước”. Lời dạy của Bác với hai mệnh đề, một là mệnh đề nói lên lịng u nước nồng nàn của ơng cha ta được sản sinh qua quá trình dựng nước, đấu tranh giành độc lập, thể hiện giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc; mệnh đề thứ hai là là lời hiệu triệu, lời kêu gọi, nhắn nhủ, gửi gắm mỗi con người phải cùng nhau, kề vai sát cánh gìn giữ và phát huy giá trị chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bồi đắp, nâng cao giá trị trong giai đoạn cách mạng mới. Và thực tiễn, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã làm nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là sự kết hợp những giá trị tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống, chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quốc tế chân chính và những giá trị thời đại được hình thành và phát triển trong thế kỷ XX.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, chính chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã làm nên tính đặc thù của sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam, khác với quy luật hình thành các đảng cộng sản khác trên thế giới là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là người đại diện cho giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn thể dân tộc, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đã hàm chứa ba nội dung cơ bản, có quan hệ chặt chẽ với nhau: Độc lập của dân tộc, dân chủ cho nhân dân, với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, có thể thấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang cấu trúc về ý thức về cội nguồn của nước, ý thức về cương vực, lãnh thổ và và chủ quyền quốc gia; ý thức về dựng nước, giữ nước và mở nước; ý thức về nòi giống, cộng đồng dân cư; ý thức về văn hóa dân tộc; ý thức về văn minh, văn hiến, hiền tài, trọng hiền tài; ý thức về lợi ích, đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích cá nhân; ý thức về dân tộc và tộc người; ý thức về dân tộc và nhân loại, mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được trao tuyền, tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử dân tộc để cộng hưởng hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại.

Bên cạnh giá trị văn hóa chính trị cốt lõi là chủ nghĩa u nước Việt Nam hiện đại, các giá trị văn hóa chính trị cịn được thể hiện qua các chuẩn mực (các nguyên tắc,

các quy tắc ứng xử, các nghi lễ), những nhân vật và biểu tượng chính trị. Chuẩn mực chính trị Việt Nam thể hiện ở tinh thần đoàn kết cộng đồng, trung thành, tinh thần nhân nghĩa, tương trợ lẫn nhau, cần cù, u chuộng hịa bình, lấy dân làm gốc, vì nhân dân mà phục vụ…, cao hơn nữa nó được quy định trong điều lệ, nguyên tắc, pháp luật, hiến pháp của quốc gia. Các chuẩn mực này luôn được lưu giữ, trao truyền phát huy trong từng giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những nấc thang mang giá trị chính trị tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nó được tồn tại, tiếp biến trong từng tộc người tạo nên ý chí chính trị của họ, tạo thành quy tắc ứng xử hành vi hóa các giá trị chính trị vào hoạt động chính trị của các thành viên trong một cộng đồng quốc gia (Hiến pháp, pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật), để đến lúc nó hợp thành sức mạnh chính trị, lý chí chính trị, giá trị chính trị của quốc gia như một điều hiển nhiên.

Điều đó cho thấy, văn hóa chính trị của mỗi tộc người được bắt nguồn từ nền chính trị của quốc gia. Đối với 54 tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, văn hóa chính trị của mỗi tộc người cũng được bắt nguồn từ nền chính trị Việt Nam, từ văn hóa chính trị Việt Nam. Chính là tổ chức hệ thống quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định, là những tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị cơng dân, thúc đẩy họ tới những hành động chính trị tích cực phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách chính trị của Đảng và Nhà nước, từ đó hình thành những giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị của họ.

Ở mỗi quốc gia, dân tộc muốn cho văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng được phát triển, phát huy các giá trị trong đời sống cộng đồng, không chỉ phải chú ý đền văn hóa chính trị quốc gia được chia sẻ trong đời sống cộng đồng mà cùng với đó là làm phong phú thêm văn hóa chính tộc người, để văn hóa chính trị tộc người thực sự cùng văn hóa chính trị của quốc gia trở thành sức mạnh nội sinh trong đời sống chính trị của quốc gia.

Dưới trục tích hợp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thế kỷ thứ XVII, VIII người Việt (Kinh), người Hoa, người Chăm, người Khmer trong quốc gia dân tộc Việt Nam cùng nhau đoàn kết, củng cố sức mạnh cộng đồng khai phá vùng đất Nam Bộ, Tây Nam Bộ, để rồi cộng hưởng thêm tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần yêu nước Việt

Nam, góp phần đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thêm những giá trị mới, tạo ra giá trị văn hóa Việt Nam là giá trị cộng đồng với tinh thần đồn kết tộc người sâu sắc, khơng chỉ trong mỗi tộc người mà mở rộng cả về địa vực khơng gian lẫn tư tưởng chính trị Việt

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w