Đặc điểm văn hóa tộc người đồng bào Khmer

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 44 - 47)

Hình thành trên một vùng đồng bằng sơng nước và trên một vùng đất đa tộc người, TNB có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá Việt Nam của các tộc người.

Cách thức hoạt động sản xuất: do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác. Sông nước đã trở thành một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hóa nơi đây. Người Khmer chịu ảnh hưởng lớn của những đặc điểm này. Đối với đồng bào Khmer, nơng nghiệp chiếm vai trị quan trọng, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Khmer. Cùng với sản xuất nơng nghiệp là chính, người Khmer cịn có một số hoạt động kinh tế phụ khác như thủ công nghiệp, ngư nghiệp, chăn ni, thương nghiệp.

Chính trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt, nhất là những sản vật liên quan đến đời sống phồn thực hằng ngày đã tạo cho cư dân TNB nói chung, Sóc Trăng nói riêng một tính cách cởi mở, khơng ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng;

trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích vui chơi, lễ hội, phóng khống, phong phú về ẩm thực…

Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền: Mặc dù xã hội vùng nông thôn Khmer đã trải qua nhiều biến động, nhưng cơ cấu, tổ chức đời sống xã hội cổ truyền của dân tộc Khmer vẫn cịn giữ một vị trí nhất định, có ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển các đặc điểm của đồng bào Khmer ở TNB. Người Khmer sinh sống ở vùng TNB mặc dù có những đặc điểm chung của vùng trong q trình tiếp biến, giao lưu văn hóa, nhưng đồng bào Khmer TNB vẫn có những tính cách riêng, với những đặc điểm đặc thù của tộc người thể hiện ở lĩnh vực cư trú, lối sống và nền văn hóa, lễ hội khác với các dân tộc khác.

Tính cách người Khmer là những đặc điểm tâm lý được hình thành trong quá trình sống, trên cơ sở hoạt động và giao tiếp cộng đồng của người Khmer, tạo ra những đặc trưng riêng biệt và thể hiện qua nhận thức, xúc cảm và phương thức hành động, ứng xử điển hình của người Khmer. Người Khmer TNB có cuộc sống sớm nhất nơi đây, quen với nền sản xuất nông nghiệp theo mùa màng có tính quy luật, hơn nữa sống theo sự quản lý của phum sóc và thiết chế Phật giáo Tiểu thừa chặt chẽ. Những điều đó đã định hình nên một nếp sống tương đối cố định về quan điểm, đạo đức, nhu cầu, sở thích, tình cảm, ý chí của người Khmer. Trong những nếp sống đó thể hiện được những tính tích cực có tính đặc trưng của đồng bào Khmer đó là: tính báo hiếu, tính tơn sùng Phật pháp và tính cộng đồng có những khác biệt so với các tộc người khác cùng cộng cư.

Tính tơn sùng Phật pháp là một đặc điểm tâm lý đã ăn sâu vào trong tiềm thức và cả đời sống tư tưởng của người Khmer vùng TNB mang tính ổn định, bền vững qua nhiều thế hệ của tộc người, bằng những hành động cụ thể trong sinh hoạt cộng đồng cũng như trong từng gia đình, đặc biệt đó là q trình nam giới đi tu theo nghi thức thiết chế Phật giáo Tiểu thừa. Tính cách này cũng được thể hiện qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của họ. Ở một khía cạnh khác, trong đời sống văn hóa, phum sóc của người Khmer vẫn thấy rõ vị thế, vai trò của những người có tuổi am hiểu phong tục, tập quán, đó là những Acha, Lục Kru, Mơha. Chính họ là chiếc cầu nối giữa cộng đồng cư dân

với chùa thông quan việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, họ là người đã trải qua tu hành, nên họ có vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa của tộc người mình. Họ khơng chỉ là “nguồn di sản” đề con cháu người Khmer học theo, mà họ còn là người giữ vai trị chủ đạo đối với việc giữ gìn và phát huy tín bản sắc trong đồng bào Khmer.

Tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý xã hội của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của các thành viên trong hành động và làm cho các quan hệ qua lại của các hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất. Đây là nét đặc trưng chỉ có ở người Khmer vùng ĐBSCL. Mỗi thành viên của cộng đồng tộc người Khmer vùng ĐBSCL đều hiểu tầm quan trong của các chuẩn mực đạo đức xã hội, các luật lệ quy định, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của từng thành viên trong cuộc sống cộng đồng. Chuẩn mực cộng đồng tạo điều kiện thống nhất, liên kết hành vi của các cá nhân trong cộng đồng để thực hiện các hoạt động sống; chi phối phương thức ứng xử trong quan hệ giữa các thành viên và là sợi dây ràng buộc các cá nhân với cộng đồng, giúp các thành viên trong cộng đồng xây dựng ý thức chung về đặc trưng của cộng đồng mình đảm bảo sự hình thành và tồn tại một hệ thống ứng xử của các thành viên trong cộng đồng, từ đó hình thành các chuẩn mực ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách dân tộc.

Văn học, nghệ thuật: Tuy mỗi tộc người có những loại hình văn hóa nghệ thuật khác nhau, có những sở thích thưởng thức, chiêm nghiệm khác nhau thuộc về bản sắc. Nhưng ở TNB, từ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa chính trị là một trong những nội dung của văn hóa. Nó khiến cho văn hóa TNB vừa tương đồng, lại vừa mang bản sắc cội nguồn của từng tộc người. Các tộc người đều ưa chuộng bản sắc của nhau, cứ mỗi dịp tộc người nào có tổ chức văn hóa nghệ thuật là dịp để các tộc người khác tham gia hưởng ứng, hòa đồng. Tất cả tạo nên một dịng chảy văn hóa nghệ thuật 3 tộc người gắn kết đặc sắc, hòa đồng cùng phát triển, nâng cao giá trị thẩm mỹ, mỹ học..., sâu hơn nữa đó là đưa văn hóa, văn hóa học, văn hóa chính trị thấm sâu vào đời sống của các tộc người TNB [34, tr. 78].

Văn hóa lễ hội người Khmer vùng TNB, gồm các lễ hội truyền thống dân tộc; các lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian; các lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo. Tuy vậy, văn hóa lễ hội của người Khmer khơng mang nhiều tính thần bí, duy tâm mà chủ yếu mang đậm nét tâm linh phồn thực nhiều hơn; văn hóa lễ hội cầu kỳ, nhiều

sắc màu nhưng chứa đựng triết lý sống thực nhiều hơn triết lý âm hưởng của thần thánh. Bên cạnh lễ hội nhiều sắc màu ln có một loại hình nghệ thuật có đó sức sống mãnh liệt nhất được tạo nên bởi dàn nhạc ngũ âm của người Khmer (Ngũ âm là loại nhạc cụ được cấu tạo bởi 5 chất liệu khác nhau là sắt, đồng, gỗ, hơi và da) trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu của đồng bào Khmer trong các dịp lễ hội.

Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng tơn giáo, lễ hội của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ được xem là hệ thống di sản mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời với nhiều nét đặc thù, độc đáo của văn hóa vùng. Đó cũng chính là nền tảng của đời sống tinh thần và là nét đẹp tâm linh của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w