GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HĨA CHÍNH TRỊ CHO ĐỒNG BÀO KHMER MIỀN TÂY NAM BỘ

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 97)

DÂN TỘC KHMER MIỀN TÂY NAM BỘ

(1) Thông quan đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa văn hóa chính trị thấm sâu vào đời sống văn hóa, hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer TNB. Phát huy cao độ bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer, hướng hoạt động văn hóa nghệ thuật vào việc xây dựng con người và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(2) Tập trung giáo dục lịng tự hào, tự tơn dân tộc, phát huy nội lực, sức mạnh văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer, gắn liền với việc xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế mới, tạo nên sức sống của văn hố chính trị trong đồng bào.

(3) Kết hợp việc đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào Khmer với việc giáo dục, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, tạo động lực cho họ phát huy dân chủ trong đời sống, tiếp cận nhiều hơn với hoạt động chính trị cho người dân.

(4) Tiếp tục phát huy giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa chính trị và nâng cao trình độ, nhận thức, hành vi văn hóa chính trị cho đồng bào Khmer nói chung, đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước trong thực thi chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HĨA CHÍNH TRỊ CHO ĐỒNG BÀOKHMER MIỀN TÂY NAM BỘ KHMER MIỀN TÂY NAM BỘ

Giải pháp thứ nhất: Đầu tư phát triển kinh tế cho đồng bào Khmer không thể

giải pháp hàng đầu trong việc tạo ra động lực cho sự phát triển, giải quyết quan hệ tộc người theo hướng dân chủ, bình đẳng, đồn kết, phát triển.

Hơn bao giờ hết, đồng bào Khmer Tây Nam Bộ luôn mong muốn cho dân tộc mình được phát triển ngang tầm so với các dân tộc khác. Vì vậy, họ ln mong chờ và đặt hy vọng vào chủ trương, chính sách của nhà nước thật sự sát hợp với đời sống của họ, thực sự là cơ sở vững chắc cho họ phấn đấu vươn lên, tạo tiền đề mới cho họ tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị của đất nước.

Q trình hội nhập quốc tế, những diễn biến của tình hình thế giới, thực hiện quan hệ tộc người Khmer TNB với quan hệ tộc người bản địa Camphuchia có tác động lớn đến việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer TNB. Mặt khác, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vấn đề sắc tộc, vấn đề tôn giáo luôn là những vấn đề nhạy cảm cho các thế lực thù địch lợi dung gây bạo loạn chính trị, can thiệp, địi ly khai, xuyên tạc vùng đất Nam bộ… Điều đó cho thấy, trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập toàn diện, thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; trước âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc hiện nay thì vị trí vai trị của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số càng hết sức quan trọng. Cần phải coi, giải quyết vấn đề dân tộc gắn với phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đồn kết dân tộc ln lơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” [25, tr.127]. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 12/03/2003 về công tác dân tộc. Nghị quyết đã đề cập một cách toàn diện và tổng thể vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta, đồng thời tập trung vào những nội dung chủ yếu và cấp bách của công tác dân tộc trong thời kỳ mới, đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công tác dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Riêng đối với đồng bào thiểu số ở đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bào Khmer TNB. Bắt đầu từ Chỉ thị 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer là điểm khởi đầu cho những chủ trương,

chính sách tồn diện đối với đồng bào Khmer, kể từ đó cho đến nay nhiều chủ trương, chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số nói chung, những chính sách cụ đối với đồng bào Khmer Nam Bộ nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Thể hiện ở những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, về văn hóa và con người.

Ở vấn đề thứ nhất, có thể thấy thực hiện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt, những địa phương có đơng đồng bào Khmer sinh sống có những thành tựu to lớn, tất cả những chủ trương, chính sách trên đã đem lại kết quả thiết thực, đời sống kinh tế của một bộ phận đông đảo đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt, cơng tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những thành quả tích cực, an sinh xã hội ln được đảm bảo hài hòa, tạo ra xu hướng bền vững, góp phần lớn vào kết quả xóa đói, giảm nghèo của quốc gia.

Có sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của nhân dân cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng dân tộc thiểu số đã được xây dựng cơ bản, tạo điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số; vùng đồng bào dân tộc thiểu số có sự chuyển biến tiến bộ về trình độ phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, phát huy được nội lực vươn lên hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.

Các chủ trương, chính sách đã được cụ thể hóa bằng các chương trình mục tiêu như Chương trình 135; Chương trình 134; Chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững; Chương trình xây dựng nơng thơn mới… Theo số liệu báo cáo tổng kết việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khố VI về cơng tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, tháng 11/10/2016 của Ban Dân vận Trung ương thì tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ dân tộc từ 35,61% ở đầu giai đoạn 2001 - 2005 giảm còn 29,59% vào cuối giai đoạn; theo chuẩn nghèo mới đầu giai đoạn 2006 - 2010 số hộ Khmer nghèo là 41,68% đến cuối giai đoạn còn 24,57%; đầu giai đoạn 2011 - 2015, số hộ Khmer nghèo là 34,57%, tỷ lệ hộ nghèo được giảm đều từng năm (năm 2013: 25%, năm 2014: 17,98%, năm 2015 còn 13,01%). Đặc biệt, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, đã đem lại kết quả tích cực, bộ mặt nơng thơn có nhiều

khởi sắc cơ sở hạ tầng nơng thơng được đầu tư phát triển, tạo điều kiện tốt cho nông thôn phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống ở nông thôn [5, tr. 34].

Về vấn đề thứ hai về văn hóa - con người. Các chủ trương chính sách trên khơng đơn thuần chỉ là kinh tế mà thể hiện tính nhân văn của chính sách thơng qua lĩnh vực văn hóa - xã hội, biểu hiện của văn hóa chính trị của nhà nước XHCN, vì vậy đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của đồng bào Khmer. Đặc biệt, với chủ trương phát huy bản sắc văn hóa tộc người từ việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các tộc người gắn với việc phổ cập quốc ngữ sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số là những tiền đề quan trọng giúp các dân tộc thiểu số tiếp cận với tri thức mới, văn hóa mới, văn hóa chính trị của quốc gia, thúc đẩy các dân tộc thiểu số khơng chỉ vươn lên thốt nghèo nàn, lạc hậu mà cịn từng bước nâng cao trình độ nhận thức và khích lệ ý chí tự lực, tự cường của đồng bào vương lên về mọi mặt, góp phần củng cố tính cộng đồng, tính cố kết cộng đồng trong quốc gia, dân tộc và tính thống nhất giữa các dân tộc ở nước ta, đã đem lại một nền văn hóa khởi sắc, văn hóa được phát triển kết nối cao với văn hóa dân tộc, văn hóa đi vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc, phát triển, nâng cao văn hóa chính trị, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Khmer; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng con người tự tin, tạo lập, vững vàng hòa nhập với cuộc sống chung; phát huy vai trò của sư sãi, khuyến khích và tạo điều kiện cho sư sãi tham gia tu học phật pháp, đồng hành cùng sự phát triển trong xu thế mới của đất nước.

Giải pháp thứ hai: Chính sách dân tộc và vấn đề dân tộc phải khẳng định vị thế

của một tộc người chiếm đa số ở một vùng đất có bề dày lịch sử và tiềm năng phát triển; phát huy niềm tự hào tộc người, được coi như là một trong những giá trị văn hóa chính trị điển hình của đồng bào Khmer TNB.

Với lịch sử của tộc người mình, tộc người đầu tiên khai phá vùng đất TNB, chính sách thể hiện sự ghi nhận cơng lao của đồng bào Khmer trong quá khứ và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của đồng bào trong hiện tại với những khó khăn trước mắt của đồng bào Khmer cần phải vượt qua. Hơn bao giờ hết, chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội đang đi vào đời sống của mỗi người dân, khơi dậy niềm tự hào

của tộc người, phát huy tính tự lực, tự cường trong quá khứ, vươn lên ở hiện tại, hướng đến tương lai.

Từ những chủ trương, chính sách lớn đó đã đi vào thực tiễn đời sống của đồng bào, nâng cao vị thế, vai trò của tộc người thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer trong xu thế phát triển mới của đất nước, thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, khơng chỉ ở hai nhóm vấn đề có tính bao trùm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer và vấn đề phát triển văn hóa - con người Khmer mà đặc biệt hơn thể hiện rõ nét, xác định được tầm quan trọng của vấn đề quan hệ tộc người.

Các chủ trương, chính sách thời gian qua đã góp phần lớn vào việc củng cố vị trí tộc người Khmer trong mối quan hệ vấn đề dân tộc với sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ. Chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer đã tiếp tục tạo dựng và củng cố mối quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nam Bộ với tộc người Khmer, thể hiện việc thẩm thấu các quan điểm, chủ trương của Đảng về cơng tác dân tộc, chính sách của Nhà nước về vấn đề dân tộc với mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ, đồng thời thu hút các nguồn lực từ cộng đồng dân cư giúp đỡ đồng bào Khmer vươn lên cùng phát triển ngang bằng.

Trong xu thế chung của cả dân tộc hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” đó là mục tiêu cao cả mà mỗi tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam dù trình độ phát triển như thế nào cũng phải hướng tới, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành đều hướng tới không chỉ đầu tư, trợ giúp, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc thiểu số mà hơn hết đó chính là nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ mỗi tộc người hãy tự mình vươn lên cùng quốc gia, dân tộc, không chỉ đem sức lực mà đem cả bản sắc, giá trị văn hóa của dân tộc mình hịa vào dịng chảy chung của văn hóa Việt Nam.

Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập tồn diện hiện nay, cùng với những thuận lợi, các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới. Trong đó, có nguy cơ từ sự tác động của an ninh phi truyền thống. Vấn đế an ninh phi truyền thống không chỉ quan trọng

đối với quốc gia, mà cịn vơ cùng quan trọng với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer TNB, nhất là đồng bào Khmer TNB có chung nguồn gốc tộc người Khmer bản địa Camphuchia. An ninh phi truyền thống được xác định nằm trong kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, mơi trường. Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn Đảng bộ Khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu : “Các cấp bộ đảng phải thi hành đúng

chính sách dân tộc, thực hiện sự đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc”[43,

tr.457]. Vì vậy, hơn lúc nào hết việc quan tâm phát triển mọi mặt đối với vùng TNB là cấp thiết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến đồng bào Khmer. Hết sức coi trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, đồng thời có chính sách phù hợp cho văn hóa của đồng bào Khmer giao lưu, hội nhập.

Giải pháp thứ ba: Chính sách tiếp tục tạo dựng niềm tin chính trị, làm cơ sở động lực

thúc đẩy cộng đồng chính trị của đồng bào Khmer TNB tham đời sống chính trị.

Một điểm nổi bật trong giá trị chính trị của đồng bào Khmer là một cộng đồng chính trị bền vững, thể hiện từ niềm tin chính trị. Tính cộng đồng chính trị là sự kế thừa những giá trị của cộng đồng về kinh tế, cộng đồng văn hóa và là sự thể hiện giá trị chính trị của đồng bào Khmer. Mọi chính sách của Nhà nước đều hướng tới phát huy nền dân chủ, gắn chặt và thúc đẩy dân chủ ở cơ sở, là chỗ dựa vững chắc cho đồng bào Khmer tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 5, Hiến pháp năm 2013) đã hiến định: “…. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển tồn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Điều đó có thể thấy, chính sách của Nhà nước khơng chỉ thể hiện ở kinh tế – xã hội, mà lĩnh vực văn hóa cũng được quan tâm thể hiện ở nhiều khía cạnh từ tiếng nói, chữ viết, bản sắc… đến nội lực của từng tộc người cũng được phát huy và ghi nhận, nghĩa là chính sách đảm bảo tính phù hợp với nguyện vọng xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào, thúc đẩy sự tham gia đời sống chính trị của tộc người, tiếp tục tạo dựng, giữ vững niềm tin chính trị của đồng bào đối với Nhà nước, chính quyền các cấp.

Mặt khác, khơng có dân tộc nào lại khơng muốn cường thịnh, khơng muốn khơng vươn tới sự hồn mỹ trong văn hóa, tuy nhiên tự mỗi dân tộc phát huy những nội lực của dân tộc mình là chưa đủ, điều cần thiết đó là chính sách của nhà nước phải được gắn kết, làm điểm tựa, làm miền tin cho văn hóa của dân tộc đó vươn tới khát vọng của mình, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII phát động phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống dưới, từ trong đảng, cơ quan nhà nước, các đồn thể ra ngồi xã hội tích cực tham gia phong trào” [16, tr.71].

Giải pháp thứ tư: Chính sách thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của tộc người với thể

chế chính trị quốc gia thơng qua chính quyền cơ sở và những cán bộ, đảng viên Khmer.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w