Lịch sử hình thành dân cư

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 39 - 44)

Tây Nam Bộ không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng, là vùng đất có những đặc điểm nổi bật về dân cư và dân tộc, là nơi gặp gỡ, giao thoa những nền văn hóa, là

nơi thiên di và sinh tụ của nhiều tộc người trong lịch sử, có ảnh hưởng lớn đến q trình phát triển vững bền của dân tộc.

Về mặt địa lý - tự nhiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sơng Mê Cơng, phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Đơng Bắc tiếp giáp vùng Đơng Nam Bộ; phía Đơng giáp biển Đơng; phía Nam giáp Thái Bình Dương; phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Tây Nam Bộ là một đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất của Việt Nam, với diện tích khoảng 40.000 km2, bao gồm địa phận của 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ).

Đặc điểm tự nhiên nổi bật và ít có trên cả nước của Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng trải rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, chỉ có một số ít ngọn núi thuộc phía Tây Bắc, khí hậu hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm, mùa nắng từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Với hệ thống kênh rạch chằng chịt (do tự nhiên tự nhiên và con người tạo ra). Sông Tiền và sông Hậu được nối với nhau qua nhiều kênh rạch tự nhiên và kênh đào nên sự phân bổ lũ rất dễ dàng. Kênh rạch ở đây có chiều dài tổng cộng lên đến hơn 4.900 km, chúng cắt xẻ mặt đồng bằng, tạo nên sự điều hịa nước và giao thơng đường thủy thuận tiện, tạo nên vùng đất phù sa, màu mỡ, cùng với bờ biển dài 743km, chiếm 22,5% chiều dài bờ biển cả nước, chạy dọc Tây Nam qua Vịnh Thái Lan rất thuận tiện cho khai thác nguồn lợi biển và giao thông đường biển [34, tr.23].

Dân cư sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ bao gồm nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; các dân tộc thường sống xen kẽ với nhau, trải qua nhiều biến cố lịch sử, cũng như q trình phịng chống thiên tai, cải tạo tự nhiên, những biến cố của lịch sử dân tộc, nhất là trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các dân tộc Tây Nam bộ dần xích lại gần nhau, đồn kết cải tạo thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, đồng hành theo sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Người Khmer Nam Bộ hiện nay đa số tập trung ở 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, với số lượng tăng dần qua các thời kỳ, đến nay con số đã lên đến hơn 1,3 triệu người, chiếm 6,9% số dân số trong tổng số dân hơn 17 triệu người Tây Nam Bộ (các tỉnh có dân số đơng như: Sóc

Trăng (454.000), Trà Vinh (315.797), Kiên Giang (252.225), An Giang (114.600), Bạc Liêu (89.348), Cần Thơ (38.110), Cà Mau (51.225), Vĩnh Long (31.413), Hậu Giang (35.268)). Trải qua chiều dài lịch sử, đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, đồng bào Khmer Tây Nam Bộ nói riêng, trong đó có đồng bào Khmer Sóc Trăng đã từ lâu trở thành một bộ phận không thể tách rời vùng đất Tây Nam Bộ, theo tiến trình của lịch sử, tộc người này gắn liền với sự hình thành của vùng đất mới Nam Bộ [34, tr.68].

Quá trình cùng lao động chinh phục thiên nhiên cũng như trong đấu tranh áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến và sau này là thực dân, đế quốc thống trị, các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, … đã đồn kết hịa hợp cùng nhau để tồn tại và phát triển. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa được diễn một cách tự nguyện, cùng chung sống. Sự giao lưu giữa các tộc người ở vùng Tây Nam Bộ biểu hiện qua phong tục, tập quán, các dạng thức văn hóa tinh thần, văn hóa lao động sản xuất của các tộc người, dễ nhận thấy là hiện tượng song ngữ và tam ngữ. Nhiều người Kinh sống trong vùng có đơng người Khmer, người Hoa cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Khmer, tiếng Hoa và ngược lại người Khmer cũng giao tiếp bằng tiếng Việt, tiếng Hoa. Ở các vùng cộng cư chung của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh…cả ba tộc người đều ăn tết Nguyên đán (Việt, Hoa), tết Chol Chnam Thmey (Khmer).

Do cộng cư lâu dài giữa các dân tộc trên một vùng đất mới khai phá, quá trình phát triển văn hóa của người Khmer ở Tây Nam Bộ, vừa là kết quả của sự vận động phát triển nội tại, vừa chịu ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã diễn ra bằng các hình thức từ tiếp xúc văn hóa đến giao lưu văn hóa và từ sự tước bỏ những yếu tố văn hóa truyền thống lỗi thời đến sự thu nhận các tinh hoa văn hóa của dân tộc. Vì vậy, có thể nói kết quả của q trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người ở Tây Nam Bộ đã làm cho nơi đây có màu sắc văn hóa riêng biệt trong diện mạo chung của văn hóa Việt Nam. Đó là “Văn hóa Tây Nam Bộ”, trong đó có những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào Khmer.

Các tộc người di cư đến vùng đất Tây Nam Bộ bằng nhiều con đường, lý do khác nhau, hình thái cư trú tập trung, xen kẽ lẫn nhau giữa các tộc người. Do vậy, khi

nghiên cứu những nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa chính trị đồng bào Khmer khơng thể khơng tính đến sự chi phối mạnh mẽ, có tính quyết định sự phát triển văn hóa chính trị của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ, đó là mơi trường xã hội, mơi trường chính trị, mơi trường lịch sử.

Môi trường xã hội: Theo các nhà nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ, trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo địa bàn sinh tụ, đồn kết chống sự áp bức, bóc lột của phong kiến, sự xâm lược của ngoại bang, bảo vệ lãnh thổ chung của cả cộng đồng, họ đã cùng có chung vận mệnh lịch sử, có chung lợi ích, tạo ra cho họ có đặc điểm quần cư đan xen, phụ thuộc lẫn nhau. Tuy người Khmer tổ chức quần cư theo phum sóc, nhưng phum sóc chỉ định hình trong văn hóa tín ngưỡng tộc người, không mang đậm sắc thái cát cứ, chia rẽ; ngược lại xóm làng của người Kinh, người Hoa khơng phụ thuộc lắm vào địa giới hành chính mà mang tinh thần hòa hợp, tiếp nhận; trong sản xuất của các tộc người không bị chia cắt bởi điều kiện tự nhiên như Bắc Bộ, Trung Bộ [34, tr.68].

Q trình đó đã tạo điều kiện cho các tộc người có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng rộng lớn đa dạng, phong phú bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của từng tộc người. Các cư dân khi đến vùng đất này họ tập hợp lại, đùm bọc, nương tựa vào nhau để trụ lại nơi đất mới lạ lẫm, đầy thử thách này. Với các đặc điểm trên có thể thấy, các dân tộc ở Tây Nam Bộ có đặc điểm quần cư mang tính cộng đồng đa dân tộc rộng và ý chí chung. Theo tác giả Phan Địa Doãn, qua nghiên cứu một số vấn đề về kinh tế - văn hóa - xã hội về làng xã Việt Nam viết: “do đây là vùng đất mới - nơi chuyển đến của dân tứ phương, với nhiều thành phần cư dân, nhiều ngành nghề khác nhau, đất đai rộng lớn lại được thiên nhiên khá ưu đãi và hào phóng với con người, nên một khi ở nơi ở cũ họ cảm thấy khơng cịn sống được nữa thì họ sẵn sàng theo kênh rạch rời đến những nơi khác làm ăn, lập thơn ấp hay phum, sóc mới hoặc nhập vào những thơn ấp, phum sóc đã có. Do đó cư dân trong các thơn ấp hay phum sóc khơng có tâm lý phân biệt đối xử giữa dân chính cư và ngụ cư”.

Trong q trình quần cư các phum, sóc của người Khmer đã hịa nhập với làng, xóm, thơn ấp của người Việt và người Hoa, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy mạnh mẽ q trình giao lưu văn hóa, đồn kết, gắn bó giữa các tộc người trong vùng. “Như ở

các vùng nơng thơn Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,... cạnh những nếp nhà, những làng của người Việt cịn có những nếp nhà, những phum, sóc của người Khmer. Tại đây, đương nhiên đã có sự tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của các tộc người khác để làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Việt” [34, tr.55].

Tuy nhiên, mỗi tộc người đều có bản sắc riêng, bất luận là người Việt (Kinh), Khmer, Hoa hay Chăm, họ đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa mà họ xuất thân. Hơn nữa, đối với các dân tộc quần cư ở vùng đất Tây Nam Bộ, nền văn hóa của các tộc người đều có một thời phát triển rực rỡ, nên bên cạnh những giá trị văn hóa chung, được hình thành do q trình cộng cư, q trình tiếp biến văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người, giữa văn hóa chung, thì mỗi tộc người vẫn cịn giữ cho mình những giá trị văn hóa đặc sắc, khơng thể hịa lẫn được, chính là văn hóa tộc người.

Lịch sử tộc người: Lịch sử dân tộc là lịch sử hình thành phát triển của các tộc người trong cuộc sống, là lịch sử đấu tranh với các thế lực ngoại xâm... để tồn tại và phát triển. Tùy từng đặc điểm lịch sử riêng của mỗi tộc người mà lịch sử có những ảnh hưởng khác nhau đến sự hình thành tính cách, tâm lý dân tộc. Đồng bào Khmer TNB ngồi lịch sử hình thành của tộc người mình, cịn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi lịch sử dân tộc Việt Nam, có thể khẳng định lịch sử đồng bào Khmer TNB là một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quá trình cùng lao động chinh phục thiên nhiên cũng như trong đấu tranh áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến và sau này là thực dân, đế quốc thống trị, các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, … đã đồn kết hịa hợp cùng nhau để tồn tại và phát triển.

Do cộng cư lâu dài giữa các tộc người trên một vùng đất mới khai phá, q trình phát triển văn hóa của người Khmer ở TNB, vừa là kết quả của sự vận động phát triển nội tại, vừa chịu ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người đã diễn ra bằng các hình thức từ tiếp xúc văn hóa đến giao lưu văn hóa và từ sự tước bỏ những yếu tố văn hóa truyền thống lỗi thời đến sự thu nhận các tinh hoa văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người. Vì vậy có thể nói kết quả của q trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc người ở TNB đã làm cho nơi đây có màu sắc văn hóa riêng biệt trong diện mạo chung của văn hóa Việt Nam. Đó là “Văn hóa

Tây Nam Bộ”, trong đó có những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào Khmer.

Mơi trường chính trị thể hiện bằng chế độ chính trị, ảnh hưởng có tính quyết định đến sự hình thành các tính cách, tâm lý, văn hóa chính trị của đồng bào Khmer. Đồng bào Khmer TNB trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau, từ đế chế Ăngko, đến quốc vương Chân Lạp (dân tộc bản địa), triều đình nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc, chống Mỹ và đến nay, nên người Khmer TNB có một lịch sử dân tộc lâu đời để hình thành tộc người sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đến khi hợp thành quốc gia Việt Nam.

Không những thế, với một tộc người đã từng bị áp bức di cư đến vùng đất mới, họ hiểu rằng đồn kết trong nội bộ tộc người mình là chưa đủ và sức mạnh của tộc người có thể bị suy giảm nếu khơng đồn kết, thống nhất với các tộc người khác cùng chung sống trên vùng lãnh thổ. Do đó, người Khmer TNB sẵn sàng tham gia, đồng hành cùng đời sống chính trị, xã hội của quốc gia dân tộc mà mình chung sống, gắn bó qua nhiều thế hệ trở thành tộc người không thể thiếu trong đất nước Việt Nam, chấp nhận và chịu sự chi phối của nền chính trị Việt Nam. Do vậy, văn hóa bản địa của đồng bào Khmer được lưu truyền và tiếp biến theo văn hóa Việt Nam, văn hóa chính trị được hình thành từ văn hóa chính trị, lịch sử Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w