Một bộ phận người dân chưa có thái độ tích cực, chủ động tham gia đời sống chính trị

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 80 - 82)

đời sống chính trị

Thực tiễn cho thấy đồng bào Khmer Tây Nam Bộ một bộ phận lớn hộ gia đình cịn gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu tay nghề. Hơn nữa, có thể thấy tư duy kinh tế nơng nghiệp lúa nước theo kiểu cũ vẫn còn dai dẳng trong đồng bào; tâm lý gìn giữ phong tục, tập quán, với các thói quen trong cuộc sống chưa thích ứng kịp với những biến đổi nhanh của xã hội. Mặt khác, do đời sống chủ đạo theo tinh thần Phật giáo Nam tơng trong đồng bào, ngồi những mặt tích cực thì tính khép kín, ít hành động, an phận thủ thường đang là lực cản của sự phát triển của đồng bào, dẫn đến một bộ phận khơng nhỏ đồng bào Khmer ít tham gia và ít quan tâm đến đời sống chính trị.

Q trình hội nhập đang ảnh hưởng đến nền văn hóa Khmer ngày càng sâu rộng, các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer đang dần chuyển đổi, đời sống chính trị ngày càng đi vào cuộc sống nhanh hơn từ công nghệ thông tin dẫn đến một bộ phận người dân chưa thích ứng kịp với những thay đổi này, họ cho rằng đây là cơng việc của chính quyền, của Nhà nước nên họ ít quan tâm, thái độ thờ ơ với đời sống chính trị tại địa phương, cơ sở mình. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa thành thạo ngơn ngữ phổ thông, hoặc không biết chữ viết của dân tộc mình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tham gia đời sống chính trị cịn hạn chế, chưa tích cực.

Các quan hệ thiết chế phum - sóc đã có những tác động to lớn đến q trình tiếp biến văn hóa chính trị. Nó đã từng là yếu tố tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer, nhưng đồng thời cũng chính nó là tác nhân ràng buộc làm cho văn hóa chính trị nói riêng, văn hóa nói chung ít, chậm được phổ qt trong cộng đồng dân tộc Khmer. Thiết chế phum - sóc tạo nên tính cộng đồng cố kết, cội nguồn của tinh thần đoàn kết dân tộc. Nhưng mặt khác trong một số trường hợp dễ mang đến tính địa phương, cục bộ trong xử lý cuộc sống cũng như trong quản lý hành chính. Mặt khác, thiết chế phum - sóc, sống quần cư khép kín, xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một bộ phận đồng bào Khmer ở một số địa phương nên việc giao lưu, tiếp cận những tri thức chính trị chưa nhiều.

Ngơn ngữ, chữ viết còn những bất đồng nhất định, vẫn còn một bộ phận lớn người dân chưa thành thạo ngơn ngữ của dân tộc mình, ngơn ngữ Việt, đây thật sự là rào cản lớn trong sự tiếp nhận văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer TNB.

Xuất phát từ tâm điểm của đời sống tinh thần Phật giáo Nam Tông, đồng bào Khmer luôn có lịng từ bi - hỷ - xả, thánh thiện, nhưng đơi lúc cũng an phận thủ thường, ít chủ động tham gia đời sống chung của cộng đồng, nhất là việc chủ động xây dựng đời sống mới. Tuy có nhiều lễ hội, phong tục, tập quán mang tính bản sắc, sâu lắng, nhưng cũng cịn khơng ít những phong tục, tập qn mang tính trói buộc cuộc sống con người, khơng thích nghi với đời sống hiện đại, xu thế hội nhập toàn diện.

Khả năng tổ chức làm ăn kinh tế của một bộ phận đồng bào Khmer còn hạn chế, một số khơng có tư liệu sản xuất, khơng có tay nghề, ý thức tiết kiệm chưa cao, tích cực lao động nhưng cũng thích lễ hội dẫn đến tỷ lệ nghèo cao hơn các dân tộc khác trong vùng.

Tóm lại, những thành tựu đạt được của văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer TNB nói chung, Sóc Trăng nói riêng là rất cơ bản, tạo ra sự tiếp biến văn hóa đối với các dân tộc khác trong vùng và trong cả nước, những giá trị truyền thống của đồng bào khơng những được bảo lưu, gìn giữ mà cịn được phát huy trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành một khơng gian văn hóa Tây Nam Bộ đa sắc màu, đa thẩm mỹ, mang nhiều dấu ấn của văn hóa chính trị.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì việc phát huy nội lực, sức mạnh nội sinh của văn hóa tộc người Khmer chưa thật sự được phát huy mạnh mẽ, văn hóa chính trị thẩm thấu trong đời sống cộng đồng cịn khiêm tốn. Tư tưởng, nhận thức văn hóa chính trị của một bộ phận người dân Khmer còn lu mờ, thái độ cịn bàng quang, ít quan tâm đến đời sống chính trị; một bộ phận cán bộ, đảng viên người Khmer cũng như đồng bào chưa thật sự hiểu biết nhiều về văn hóa chính trị; đồng bào tham gia vào đời sống chính trị với tâm thế chưa thật sự sãn sàng, còn những hoạt động tách biệt, chưa hòa quyện với đời sống chính trị chung; sự thẩm thấu của văn hóa chính trị quốc gia, dân tộc trong đời sống của đồng bào còn những hạn chế, việc thực hiện nội dung văn hóa chính trị quốc gia với vai trị và vị thế của cộng đồng tộc người Khmer chưa thật tương xứng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w