Văn hóa chính trị quốc gia chưa thật sự thẩm thấu trong đời sống của đồng bào Khmer

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 72 - 77)

2.2.4. Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng - những vấnđề đặt ra đề đặt ra

Có thể nói rằng, văn hóa, văn hóa chính trị của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng các dân tộc, tạo ra sự tiếp biến văn hóa đối với các dân tộc khác trong vùng và trong cả nước, những giá trị tuyền thống của đồng bào khơng những được bảo lưu, gìn giữ mà cịn được phát huy trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành một khơng gian văn hóa Tây Nam Bộ đa sắc màu, đa thẩm mỹ.

Tuy vậy, nhìn nhận một cách khách quan thì vị trí, vai trị, thực hiện chức năng văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer Tây Nam Bộ nổi lên một số vấn đề cần quan tâm sau đây:

2.2.4.1. Văn hóa chính trị quốc gia chưa thật sự thẩm thấu trong đời sốngcủa đồng bào Khmer của đồng bào Khmer

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc. Kể từ đó cho đến nay, qua mỗi thời kỳ kháng chiến, kiến quốc các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng từng bước được bổ sung, thể chế hóa cụ thể hóa và thực hiện hóa trong đường lối chính trị của Đảng bằng việc phát huy, phát triển bản sắc văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi tộc người trong sự phát triển văn hóa chung của dân tộc, đã tạo nên sức mạnh của cá dân tộc Việt Nam cũng như sức mạnh của mỗi thành phần dân tộc, với giá trị văn hóa trường tồn “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Với nội dung trên, xét ở góc độ từng tộc người thì văn hóa chính trị chung chưa thật sự thẩm thấu trong đời sống của đồng bào Khmer TNB, thể hiện ở các vai trị và

chức năng của văn hóa chính trị, gồm: Văn hóa chính trị với q trình tham gia đời sống chính trị của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ; Văn hóa chính trị với việc tạo sự đồng thuận trong xã hội; Văn hóa chính trị với vai trị hình thành chủ thể kinh tế và tác động phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế, quy luật thị trường; Văn hóa chính trị góp phần hình thành và phát triển xã hội, xã hội cơng dân.

Văn hóa chính trị với q trình tham gia đời sống chính trị của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ: Chính là mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước và xã hội với tư cách là chủ thể của cơng việc đó, nhất là vai trị chủ thể chính trị - cơng dân trong việc quyết định các vấn đề của đất nước hay địa phương chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Các hình thức, biện pháp đưa văn hóa chính trị xâm nhập, thẩm thấu vào đồng bào Khmer chưa được chú ý. Mặt khác, quá trình tham gia đời sống chính trị của đồng bào Khmer trên bình diện thực hiện nội dung dân chủ XHCN cịn hạn chế ở tính đại diện, tính pháp trị. Tính đại diện có nghĩa là sở thích của mỗi cơng dân đều được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, tuy nhiên tính đại diện này chưa được chủ thể chính trị chú ý, cịn xem nhẹ. Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận đồng bào chưa cao, còn lỏng lẻo dẫn đến việc tham gia đời sống chính trị thường theo tâm lý số đông, chưa thật sự quan tâm đến giá trị chính trị của chủ thể chính trị.

Văn hóa chính trị với việc tạo sự đồng thuận trong xã hội: Là hệ quả của quá trình dân chủ hố xã hội, làm cho mọi thành viên được tham gia vào hầu hết các công việc của nhà nước và xã hội, hình thành ý thức tự giác trong việc chấp hành pháp luật do sự tương đồng về lợi ích của các cơng dân quy định. Đồng thuận xã hội được coi là chìa khố cho sự phát triển xã hội. Văn hố chính trị thúc đẩy đồng thuận xã hội vì sự phát triển của xã hội.

Tính đồng thuận xã hội thể hiện ở nhận thức chính trị, niềm tin chính trị, hành vi chính trị của đồng bào Khmer TNB. Tuy nhiên sự am hiểu về chính trị, văn hóa chính trị của đồng bào Khmer chưa thật sự tường minh, cặn kẽ nên hoạt động tham gia đời sống chính trị cịn mang tính hình thức nhất định. Điều này cho thấy các chủ thể chính trị đó là tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội,

các cá nhân chủ thể quyền lực chưa chú ý nhiều đến thực hiện các giải pháp đưa văn hóa chính trị đến đồng bào.

Văn hố chính trị với vai trị hình thành chủ thể kinh tế và tác động phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế, quy luật thị trường trong đời sống kinh tế của đồng bào Khmer TNB. Nếu kinh tế thị trường chính là thành tựu của sự phát triển của nhân loại chứ không phải là chế độ kinh tế đặc thù của chủ nghĩa tư bản, thì kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nội dung lớn trong đường lối đổi mới của Đảng, là cơ chế vận hành nền kinh tế của Việt Nam mà trong đó Nhà nước có vai trị lớn trong việc định hướng chính trị của nền kinh tế. Qua các kỳ Đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, quan điểm của Đảng về phát triển KTTT định hướng XHCN không ngừng được bổ sung, phát triển, ngày càng hồn thiện, thể hiện bản chất văn hóa chính trị của nền kinh tế là định hướng XHCN, trong đó thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng về KTTT, về định hướng XHCN trở thành thành tố khơng thể thiếu của văn hố chính trị, đưa văn hóa chính trị trở thành nhân tố tác động thúc đẩy, hoàn thiện KTTT định hướng xã hội phát triển, vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường vào mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước.

Với nghĩa đó cho thấy mức độ thâm nhập các nội dung kinh tế, nội dung định hướng XHCN trong đồng bào dân tộc Khmer TNB còn ở mức khiêm tốn. Tuy đời sống kinh tế trong đồng bào có khởi sắc từ khi đất nước đổi mới đến nay, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm có giảm dần, nhưng so sánh với các tộc người khác trong vùng thì đời sống kinh tế của đồng bào Khmer còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Trong nền KTTT định hướng XHCN, xã hội cơng dân góp phần định hướng, kiểm sốt q trình phát triển của thị trường, đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển bền vững, đúng định hướng. Xã hội công dân phát huy sự sáng tạo, phát triển và gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư. Với nội dung này cho thấy, đồng bào Khmer TNB ln có ý thức lưu giữ các kỹ năng sản xuất, truyền bá kinh nghiệm sản xuất, nhưng để tiến tới một xã hội cơng dân mang tính xã hội cơng nghiệp mà trong đó KTTT định hướng XHCN mang nội dung văn hóa chính trị cịn gặp nhiều rào cản trong nhận thức,

phong tục tập quán, tín ngưỡng, nếp sống, cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội… của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ.

Bên cạnh việc thực hiện vai trị của văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer Tây Nam Bộ thì việc thực hiện chức năng văn hóa chính trị thể hiện như sau:

Quá trình xây dựng nền văn hố Việt Nam cũng chính là q trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người. Đây là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hoá và chế độ XHCN. Một trong những mục tiêu cụ thể Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra là phải hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Điều đó cho thấy, việc thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa chính trị phải lấy con người làm vị trí trung tâm; phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.

Với chức năng giáo dục của văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer TNB, trong thời gian qua, nhất là trong cơng cuộc đổi mới đất nước văn hóa chính trị đã góp phần làm nên diện mạo mới về mọi mặt đời sống của đồng bào Khmer TNB, văn hóa vật chất của đồng bào đã được đầu tư nhiều hơn, khang trang hơn, tiếp cận tốt hơn các giá trị văn hóa quốc gia. Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long được quan tâm đầu tư phát triển đang tác động mạnh mẽ đến quá trình xã hội tộc người theo hướng tích cực, trong đó có tộc người Khmer TNB.

Văn hóa tinh thần của người dân được nâng rõ nét, các lễ hội văn hóa được mở rộng, giao lưu cùng với các lễ hội của các tộc người cùng chung sống trong vùng, là sợi dây kết nối các dân tộc với nhau, hịa mình trong dịng chảy văn hóa Việt Nam. Thơng qua

đó, văn hóa chính trị đã trang bị cho người dân Khmer những tri thức cần thiết cho hoạt động tham gia đời sống chính trị, gắn bó và tham gia các hoạt động của Nhà nước thông qua các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương. Đặc biệt là việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương, cơ sở, thực hiện các phong trào xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới, nâng cao vị thế và vai trị, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân đồng bào Khmer.

Tuy nhiên, chức năng này vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn, dù cho các cấp chính quyền những năm gần đây thực hiện rất nhiều việc trong cải cách thủ tục hành chính, nhưng việc tiếp cận, giao tiếp với chính quyền vẫn cịn những rào cản nhất định; việc làm của chính quyền cơng khai cịn ít, có lúc có nơi thiếu minh bạch, vi phạm dân chủ; phương thức, cơ chế hoạt động của chính quyền cơ sở chưa thật sự công khai để dân tham gia. Từ đó dẫn đến sự hiểu biết về vai trị của nhân dân trong hệ thống quyền lực chưa rõ ràng, nghĩa vụ và bổn phận của người dân đối với xã hội còn hạn chế.

Với chức năng giao tiếp và liên kết cộng đồng, văn hố chính trị đã thâm nhập vào đời sống của đồng bào Khmer qua nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên các kênh chủ đạo vẫn là việc thơng qua các nhân vật biểu tượng chính trị, các chủ thể chính trị và các hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer . Qua thực tiễn chức năng này đã tỏ rõ tính ưu việt của đồng bào Khmer TNB, trên cơ sở những giá trị văn hóa cộng đồng và liên kết cộng đồng của văn hóa chính trị được thể hiện rõ nét và đang dần được phổ quát trong tất cả các lĩnh vực đời sống của đồng bào Khmer TNB hiện nay.

Trong những năm gần đây, đời sống chính trị quốc gia được phổ quát cả chiều rộng và chiều sâu thông qua thực hiện chế độ dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì đồng bào Khmer Tây Nam Bộ có nhiều điều kiện để tham gia đời sống chính trị, cùng nhau chia sẻ những giá trị chính trị chung trong cộng đồng, văn hóa chính trị vì đó cũng được đi vào đời sống của đồng bào.

Hạn chế của thực hiện chức năng giao tiếp và liên kết cộng đồng của văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer thể hiện ở các chủ thể chính trị chưa thật sự có những giải pháp hữu hiệu để chia sẻ những giá trị chính trị trong đồng bào; việc kết

nối giá trị truyền thống với những giá trị chính trị mới ch ưa được chú ý và phương thức thực hiện chưa tốt.

Với chức năng điều chỉnh hành vi của các cơng dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị. Với cơng dân nói chung, cơng dân là người Khmer nói riêng thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm thơng qua hành vi, thơng qua ý thức của mình. Ý chí nguyện vọng của nhân dân trở thành ý chí, bản chất của nhà nước; khơng ngừng được phản ánh, tiếp thu, bổ sung, luật hố thành ý chí chung thơng qua hoạt động nhà nước với hoạt động của các tầng lớp nhân dân trong q trình thực hiện chính sách pháp luật ở cơ sở. Điều này đã và đang dần được thể hiện rõ nét trong quá trình tham gia đời sống chính trị của đồng bào Khmer TNB.

Mặt khác, nhận thức và hành động khơng chỉ thơng qua sự giác ngộ, tính tích cực chính trị của cá nhân, mà hành vi chính trị cơng dân, tính tích cực cơng dân còn tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ hành vi của các chủ thể chính trị. Nhân dân ln địi hỏi các chủ thể chính trị là tấm gương sáng về hành vi thực thi quyền lực chính trị, có văn hóa chính trị, lời nói đi đơi với việc làm, biết khơi nguồn tiềm năng sáng tạo trong quần chúng thì mới đạt tới chức năng điều chỉnh hành vi công dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị. Đồng bào Khmer Tây Nam Bộ vẫn đang ln mong đợi những hành vi đó từ các chủ thể chính trị để đồng bào tích cực hơn, sẵn sàng tham gia đời sống chính trị, tăng giá trị chiều sâu của văn hóa chính trị trong đồng bào.

Từ việc nhận thức, hiểu biết về văn hóa chính trị chưa sâu, cịn hạn chế của các chủ thể chính trị ở cơ sở nên việc thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của các cơng dân, các nhà chính trị chưa thật sự tốt ở một số hành vi trong hoạt động quyền lực; việc phổ qt những giá trị văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer Tây Nam Bộ cịn hạn chế, chưa được chú ý, nên các niềm tin, giá trị chính trị chưa thật sự thẩm thấu trong đồng bào Khmer, chưa giúp họ tự tin tham gia đời sống chính trị một cách nhiệt tình.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w