Văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer chưa được nhìn nhận và phát huy đúng với vai trò và vị thế của tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 77 - 80)

huy đúng với vai trò và vị thế của tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trải qua thời gian cộng cư lâu đời với người Kinh, người Hoa và các tộc người khác, chịu sự chi phối bởi các yếu tố chính trị, xã hội Việt Nam, chung số phận lịch sử, chính trị, q trình đó đã làm thay đổi căn bản vị trí xã hội của cộng đồng người

Khmer Tây Nam Bộ. Họ thực sự trở thành công dân Việt Nam, một thành phần trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đời sống của đồng bào Khmer thay đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa theo chiều hướng tích cực.

Những thay đổi đó, nổi bật nhất là thể hiện ở đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng phong phú, đặc sắc, phát huy được bản sắc văn hóa của mình, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn đã đạt nhiều kết quả, mọi hoạt động từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều thấm dần văn hóa chính trị.

Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương mở cửa, hội nhập, khôi phục lại đời sống lễ hội sau một thời gian dài chiến tranh và thời kỳ bao cấp thì sự phục hưng của văn hóa nói chung, văn hóa lễ hội nói riêng ngày càng đậm nét, làm giàu thêm đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, trong đó có đồng bào Khmer TNB. Nhiều lễ hội văn hóa Phật giáo, lễ hội dân gian của đồng bào Khmer đã được cải tiến theo chiều hướng tích cực, chắt lọc và rút ngắn thời gian để phù hợp hơn, cân xứng hơn với khung văn hóa chung của quốc gia và thời đại, đặc biệt các lễ hội thường có sự tham gia của chính quyền các cấp, một số lễ hội đã trở thành lễ hội khu vực, quốc gia, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng các dân tộc Tây Nam Bộ, và đóng góp vào kho tàng văn hóa quốc gia những giá trị đậm nét nhân bản.

Tuy vậy, nghiên cứu khách quan cho thấy, văn hóa chính trị trong đồng bào Khmer chưa tương xứng với vai trò và vị thế của tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sức mạnh nội sinh của văn hóa trở thành yếu tố vật chất chưa nhiều, còn quá khiêm tốn; giá trị chính trị, chuẩn mực chính trị, biểu tượng chính trị của đồng bào Khmer chưa được phát huy hiệu quả như mong muốn.

Là tộc người có dân số đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh ở Tây Nam Bộ, qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, báo cáo của các cấp, các ngành và thực tế cho thấy đồng bào Khmer lại ln có những chỉ số thấp về kinh tế, thu nhập, giáo dục, sức khỏe, chỉ số nghèo đói… so với các dân tộc khác ở Tây Nam Bộ (trừ chỉ số về hưởng thụ văn hóa tinh thần).

Nếu xét thực tiễn lịch sử Việt Nam, đã từ xa xưa đồng bào Khmer TNB đã sống trên lãnh thổ Việt Nam, đã đồng hành cùng lịch sử oai hùng của dân tộc, những giá trị chính trị Việt Nam phần nào đã thẩm thấu trong đời sống cộng đồng, cơng lao đó đã được Đảng và Nhà nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam ghi nhận, đồng bào Khmer Nam Bộ là một phần không thể thiếu trong quốc gia Việt Nam, văn hóa tinh thần, mức độ hưởng thụ văn hóa khơng hề thấp so với các tộc người khác. Vậy, tại sao đồng bào Khmer TNB lại có những chỉ số thấp như vậy?

Phải chăng do Đảng và Nhà nước không quan tâm đầu tư phát triển cho đồng bào Khmer, hồn tồn khơng phải như vậy. Các chủ trương, chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng nhiều và đa dạng, nhất trong thời kỳ đổi mới. Thế tại sao đồng bào Khmer vẫn có những chỉ số thấp, đây là một câu hỏi lớn cần sự nghiên cứu thấu đáo của các nhà khoa học, nhưng chắc là có ngun nhân văn hóa chính trị trong đồng Khmer chưa được nhìn nhận và phát huy tương xứng với vị trí và vai trị của đồng bào Khmer TNB, nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần chúng ta chưa đủ nhân lực, vật lực để nâng nó lên mang nhiều giá trị chính trị; nhân dân chưa hiểu biết nhiều, chưa thật sự quan tâm, tham gia nhiều trong đời sống chính trị, chúng ta lại chưa có giải pháp thực tiễn để giải quyết vấn đề này; chủ thể chính trị ở địa phương, cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc phổ cập văn hóa chính trị cho đồng bào Khmer TNB, các giá trị chính trị chưa được phát huy trong điều hịa các quan hệ lợi ích giữa các tộc người, trong xu thế phát triển mới.

Với phạm vi và tầm ảnh hưởng văn hóa của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ như vậy, nhưng có thể thấy văn hóa chính trị trong đồng bào chưa được chủ thể chính trị chú ý nhiều; vị thế chính trị, chính trị cơng dân trong hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer vẫn cịn những mặt chưa được tương xứng với tầm văn hóa và địa vị tộc người. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội chính là mơi trường để bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng có lúc, có nơi chưa chú ý về giá trị chính trị, hoặc từ các văn hóa lễ hội đó mà nâng cao thêm giá trị của nó, cũng phần nào làm cho văn hóa chính trị của đồng bào Khmer chưa tương xứng với vai trò vị thế tộc người trong vùng Tây Nam Bộ.

Như vậy, đồng bào Khmer TNB xét cả về lịch sử, địa vực, vai trị chính trị, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, mối quan hệ với các tộc người TNB, mối quan hệ đồng tộc hiện nay thì văn hóa chính trị của đồng bào Khmer cần phải thể hiện rõ nét, tiêu biểu và quan trọng khơng kém hơn, thậm chí thuận lợi hơn so với các tộc người Chăm, tộc người Hoa của vùng TNB. Vì vậy cần phát triển văn hóa chính trị của đồng bào Khmer ngang tầm với vị trí tộc người trong khơng gian văn hóa chính trị TNB của văn hóa chính trị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w