Văn hóa chính trị tộc người đóng góp những nội dung và hình thức độc đáo làm phong phú nội dung văn hóa chính trị quốc gia dân tộc

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 35)

độc đáo làm phong phú nội dung văn hóa chính trị quốc gia dân tộc

Nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã có nhiều truyền thuyết như Quả bầu mẹ giải thích các tộc người có chung nguồng gốc; truyện của các dân tộc như Bana, Êđê kể rằng người kinh, người thượng là anh em một nhà; đặc biệt là truyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, năm mươi người con theo cha xuống biển trở thành người kinh, năm mươi người con theo mẹ lên núi trở thành các tộc người thiểu số, Vua Hùng được coi là Tổ chung của cả nước, với nhà nước Văn Lang. Trong suốt chiều dài lịch sử từ đó cho đến ngày nay, các tộc người ở nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau cùng với thể chế chính trị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đoàn kết, đấu tranh, xây dựng quốc gia Việt Nam ngày một phồn vinh. Trong quá trình lịch sử dụng nước và giữ nước, khối đồn kết dân tộc khơng ngừng

được củng cố, mở rộng và nâng cao trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà trong đó đồn kết các tộc người trở thành truyền thống cực kỳ quý báu của cả dân tộc, trở thành một trong những giá trị chính trị cốt lõi của văn hóa chính trị Việt Nam.

Như vậy, đối với quốc gia Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, việc sử dụng quyền lực nhà nước không phải chủ yếu là để thống trị giai cấp, mà chủ yếu là để cố kết dân tộc, tập hợp lực lượng, chỉ huy dân tộc đánh giặc ngoại xâm và chống thiên tai xây dựng đất nước. Đây là những nét độc đáo mang đậm tính nhân văn sâu sắc của lịch sử chính trị Việt Nam. Nó hình thành quy luật cơ bản của chính trị Việt Nam, của văn hóa chính trị Việt Nam - Đồn kết dân tộc mang đậm tính nhân văn. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta”. [23, tr.164].

Quá trình thống nhất quốc gia và thống nhất dân tộc sớm tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc, tạo nên tinh thần đoàn kết dân tộc và sự cố kết cộng đồng mang tính dân tộc, chưng cất nên đặc trưng của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa chính trị Việt Nam nói riêng. Song, văn hóa Việt Nam khơng chỉ có như vậy, mà trong tồn bộ lịch sử của mình, chúng ta ln tiếp xúc, giao lưu, đấu tranh, tiếp nhận, chọn lọc văn hóa từ bên ngồi, một mặt để khơng bị đồng hóa, chống xâm lăng văn hóa, mặt khác nhằm biến các nguồn lực ngoại sinh thành sức mạnh văn hóa nội sinh (văn hóa chính trị), tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong tiến trình lịch sử. Chuyển hóa nguồn lực ngoại sinh về văn hóa thành sức mạnh nội sinh, trở thành văn hóa chính trị, giá trị cốt lõi, trở thành sức mạnh của dân tộc.

Tuy nhiên, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của 54 nền văn hóa tộc người ln là dịng chủ lưu trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, mọi giá trị văn hóa chung, giá trị chính trị chung đều được thể hiện qua hình thức biểu hiện của văn hóa tộc người, hay nói cách khác, nội dung văn hóa chính trị chung được các tộc người bồi đắp, củng cố, gìn giữ, phát huy trong văn hóa chính trị của từng tộc người. Ví như tinh thần yêu nước Việt Nam, tinh thần đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, u chuộng hịa bình; những chuẩn mực chung của xã hội; những anh hùng, vĩ nhân của

quốc gia dân tộc Việt Nam đều tồn tại, sống trong trong mỗi tộc người như là những điều hiển nhiên.

Tuy, mỗi tộc người có những giá trị chính trị, chuẩn mực chính trị, những biểu tượng chính trị, nhân vật chính trị riêng được thể hiện trong đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa tín ngưỡng… nhưng tất cả các tộc người đều lấy những giá trị chính trị, chuẩn mực chính trị, biểu tượng chính trị, anh hùng, vĩ nhân của quốc gia dân tộc làm mẫu số chung trong đời sống chính trị của mình.

Với ý nghĩa như vậy, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn hóa chính trị Việt Nam đã cho rằng: Yếu tố dân tộc làm nên bản chất và bản sắc của một nền văn hố chứ khơng phải yếu tố giai cấp, cho nên văn hố chính trị Việt Nam là do văn hố dân tộc Việt Nam làm nên - là kết tinh của văn hoá dân tộc Việt Nam theo chiều dài dựng nước và giữ nước. Và nó được thể hiện trong sự cộng hưởng những giá trị văn hóa của 54 tộc người anh em, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

Đa dạng văn hóa là tồn tại khách quan. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các tộc người Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước, đã trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, văn hóa của các tộc người vốn rất phong phú và đa dạng được sản sinh ra trong quá trình dựng nước, giữ nước và hoạt động sống của mỗi tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa của các tộc người vốn rất phong phú và đa dạng, trong đó có những yếu tố khơng cịn phù hợp nhưng không cản trở cho sự phát triển nên duy trì; có những yếu tố lỗi thời cản trở sự phát triển cần phải loại bỏ; có những tập tục cũ có thể giữ lại nhưng phải được bổ sung, lồng vào đó những yếu tố mới. Việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa làm nên bản sắc tộc người là vấn đề đối với sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc, khơng chỉ bằng nội lực của mỗi tộc người mà gìn giữ được mà điều quan trọng là những giá trị của tộc người đó phải được bảo tồn, tiếp biến trong văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Ths.CTH-Văn hóa chính trị của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ - Qua khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w