Xem: Điều 13 Luật Giao dịch điện tử năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 69 - 74)

điều kiện cũng như giá trị pháp lý đối với thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử để trở thành chứng cứ điện tử. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến việc cung cấp đầy đủ các thông tin sau khi giao kết hợp đồng từ phía người mua là cần thiết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì người tiêu dùng có quyền “được cung cấp thơng tin

chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thơng tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” Vì vậy, dù hợp đồng mua bán được giao kết trong mơi trường mạng

hay thơng thường thì người bán cũng phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thơng tin, hóa đơn, chứng từ cho bên mua. Và trong hợp đồng mua bán trực tuyến thì ngồi u cầu cung cấp đầy đủ thơng tin, các loại chứng từ thì người bán cũng phải chú ý đến việc người mua có thể lưu trữ và dùng các thơng tin, hóa đơn, chứng từ này khi cần thiết cũng như để làm chứng cứ bảo vệ người tiêu dùng khi phát sinh tranh chấp. Người bán không được lợi dụng ưu thế về cơng nghệ để gây ra khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lưu trữ và sử dụng các thơng tin, hóa đơn, chứng từ này.

3.3.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng

Một trong các vấn đề mà hầu như cả người mua và người bán không hề muốn xảy ra trên thực tế đó là có phát sinh tranh chấp giữa các bên. Suy cho cùng, cả người bán và người mua đều có những mục đích nhất định khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, họ tiến hành thỏa thuận với nhau các điều kiện liên quan đến hợp đồng nhằm đi đến mục đích đó và khi có sự vi phạm đến các thỏa thuận đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, làm nảy sinh tranh chấp. Một trong những yêu cầu nhằm đảm bảo cho hoạt động mua bán trực tuyến phát triển an toàn, thu hút toàn xã hội tham gia là cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp thật nhanh, gọn, hiệu quả và đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên tham gia. Về nguyên tắc, hệ thống pháp Luật Giao dịch điện tử chỉ điều chỉnh những khía cạnh liên quan đến hình thức điện tử, cũng như cách thức tiến hành của việc giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, còn việc thực hiện hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chung về hợp đồng (cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật trong lĩnh vực thương mại.)77 Do đó, đa phần các tranh chất phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán trực tuyến sẽ được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật Dân sự, Luật

77 Xem: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Thương mại điện tử ở Việt Nam – Lại Việt Anh (Hội thảo Pháp ngữ khu vực : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Từ góc nhìn Á – Âu, Hà nội, ngày 27, 28 tháng 9 năm 2010) ngữ khu vực : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Từ góc nhìn Á – Âu, Hà nội, ngày 27, 28 tháng 9 năm 2010)

Thương mại và các văn bản liên quan. Các bên có thể giải quyết các tranh chấp này bằng nhiều con đường khác nhau như thương lượng, hòa giải, Trọng tài hay bằng Tòa án dựa trên những quy định trong pháp luật Dân sự hay Thương mai. Chỉ có những tranh chấp liên quan đến giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử về cách thức khởi tạo và lưu trữ trong quá trình giao kết, những mâu thuẩn giữa các chứng cứ điện tử cũng như thực hiện hợp đồng liên quan đến yếu tố điện tử mới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về Giao kết hợp đồng điện tử và lúc này chúng ta sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử để giải quyết. Theo quy định của Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử tại Điều 20 về Giải quyết tranh chấp liên quan đến các hợp đồng giao kết trên website thương mại điện tử: “a) Thương nhân

phải cơng bố trên website cơ chế, quy trình cụ thể để giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website; b) Việc giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải dựa trên các điều khoản của hợp đồng được công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan; c) Thương nhân không được lợi dụng các ưu thế của mình trên mơi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.” Theo quy định này thì thương nhân có nghĩa

vụ cung cấp một quy trình cụ thể để giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng, trong đó có thể bao gồm những yếu tố như: người tiêu dùng sẽ gửi khiếu nại ở đâu, hình thức khiếu nại, thời gian giải quyết, cách thức tiến hành giải quyết của bên bán…Tiếp theo việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ dựa trên nội dung của hợp đồng, bên bán không được lợi dụng khả năng ưu thế của mình về cơng nghệ để giải quyết vấn đề tranh chấp với người tiêu dùng khi không được họ đồng ý.

Việc giải quyết tranh chấp dù về nội dung hay hình thức thì việc các bên phải cung cấp các chứng cứ điện tử cho cơ quan tài phán là không thể tránh khỏi. Nhưng cho đến hiện tại thì pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến vẫn chưa quy định cụ thể các bên sẽ cung cấp chứng cứ điện tử này dưới dạng nào? Hai bên có thể tự in ấn các thơng tin dữ liệu, chứng từ này ra để cung cấp hay không? Cơ quan nào sẽ xác nhận giao dịch là có thật, nội dung hợp đồng là khơng có sự thay đổi? Trong trường hợp có sự mâu thuẫn về chứng cứ điện tử giữa các bên thì cơ quan nào sẽ tiến hành xác thực? Đây là các vấn đề cần phải bổ sung. Thực tế hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp còn nhiều vấn đề chưa thật cụ thể. Hầu như người tiêu dùng khi bị xâm hại thường có tâm lý do số tiền khơng

lớn và thủ tục giải quyết khá phức tạp nên hầu hết điều bỏ qua từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Vì vậy, nhà nước cần quy định cụ thể một khung cơ bản về giải quyết tranh chấp trong việc giao kết hợp động trực tuyến, việc cung cấp chứng cứ sẽ được thực hiện như thế nào, dưới hình thức nào, khi mâu thuẫn chứng cứ sẽ giải quyết ra sao cũng như các loại chứng cứ mà các bên cần phải cung cấp. Cần quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của bên bán vì hầu như giao kết hợp đồng hiện nay, bên bán chỉ cung cấp các chứng từ xác nhận đã giao dịch mà hợp đồng thì vẫn do bên bán lưu trữ theo mẫu đã soạn trước. Một đề xuất cho việc đảm bảo tính trung thực của hợp đồng theo mẫu là cơ quan chức năng cần quy định việc đăng ký hợp đồng mẫu trong hoạt động mua bán trực tuyến của bên bán. Thiết nghĩa, việc làm này là dễ dàng thực hiện cũng như khi cần thiết phải sửa đổi nội dung hợp đồng mẫu trong môi trường điện tử, chỉ cần bên bán gửi hợp đồng, hay nội dung sửa đổi về hợp đồng đó qua website của cơ quan quản lý thì đều này rất nhanh và thuận tiên và nó có giá trị rất lớn trong việc quản lý cũng như đảm bảo có cơ sở giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Tiếp theo, Việt Nam cũng đang trong quá trình đầu của hoạt động thương mại điện tử, cho nên việc nhiều doanh nghiệp, thương nhân chưa hiểu rõ bản chất của việc cung cấp đầy đủ các chứng từ điện tử là cả lợi cho cả hai bên. Vì vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường phổ biến, làm rõ nhưng lợi ích của việc chấp hành tốt các quy định trong thương mại điện tử nói chung và hoạt động mua bán trực tuyến nói riêng. Cuối cùng, nhà nước đã có các quy định cụ thể việc nghĩa vụ cung cấp các chứng từ của bên bán thì buộc bên bán phải chấp hành. Trong trường hợp vi phạm thì cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm. Đây cũng là một yếu tố nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc buôn bán, giao thương giữa nền kinh tế trong nước và nước ngoài diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra mà chúng ta cần giải quyết để vươn lên ngang tầm với những nước tiên tiến trên thế giới. Sự xuất hiện và trổi dậy phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử trong những năm gần đây đã chứng minh sự nổi trội của loại hình này trong mơi trường kinh doanh hiện nay. Ngày càng có nhiều quốc gia đã thừa nhận loại hình mua bán này cũng như xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh phù hợp với tình hình đất nước cũng như pháp luật quốc tế nhằm tạo điều kiện cho

doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngồi có thể cạnh tranh cơng bằng, hạn chế sự khác biệt giữa luật trong nước và quốc tế để quá trình hội nhập các doanh nghiệp trong nước không bỡ ngỡ với các quy định của pháp luật quốc tế. Như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia loại hình thương mại điện tử trong đó có hoạt động mua bán trực tuyến nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia, để bắt kịp đà phát triển cùng với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong những năm gần đây, loại hình mua bán trực tuyến ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh liên quan đến loại hình này mà chủ yếu là Luật Giao dịch điện tử năm 2005, trong đó có các quy định trong khâu giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, dù đã cố gắng, tiếp thu các quy định của pháp luật quốc tế những pháp luật quốc gia vẫn còn những hạn chế nhất định do sự phát triển nhanh chóng của hoạt động mua bán trực tuyến. Nhiều vấn đề mà pháp luật quy định trước đó đã khơng cịn phù hợp cũng như nhiều tình huống mới phát sinh thêm mà luật chưa dự liệu hết, từ đó chưa thể quy định toàn diện các vấn đề. Trong luận văn này, người viết đã làm sáng tỏ những đặc điểm, tính chất của hợp đồng mua bán trực tuyến, nghiên cứu các nguyên tắc giao kết cũng như điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đề từ đó hạn chế các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, người viết cũng đã phân tích cụ thể q trình giao kết hợp đồng từ giai đoạn trao đổi ý chí của bên đến việc xác lập hợp đồng cũng như là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình giao kết. Sau khi nghiên cứu, người viết cũng thấy rằng hiện nay, các quy định cũng đã tương đối hồn thiện và có thể đánh giá là khá tốt nhưng do việc nhận thức và thực hiện các quy định pháp luật của những chủ thể trong giao kết còn hạn chế, việc quản lý cũng như xử lý vi phạm cũng chưa được thực hiện tốt. Từ việc phân tích các quy định trong khâu giao kết hợp đồng, người viết cũng đã góp phần làm rõ một cách tương đối tồn diện và khách quan những quy định của pháp luật cũng như những vấn đề trên thực tế về việc giao kết hợp đồng.

Cuối cùng, để có một khâu giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến tốt, địi hỏi phải có sự tự ý thức của cả người bán và người mua, phải chấp hành tốt cả quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi quyền hạn của mình cần nghiên cứu đề xuất những giải pháp kịp thời xử lý những tình huống phát sinh trên thực tế, cần tiến hành kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Để làm được điều này, các cơ quan nhà nước cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các bộ quản lý liên quan và nhất là sự hợp tác của các thương nhân kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Tất cả sự phối

hợp, sự chấp hành các quy định pháp luật này nhằm mục đích cuối cùng là hoạt động giao kết trong mua bán trực tuyến được diễn ra thuận lợi, an toàn hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Hợp đồng được giao kết đúng bản chất của nó, các bên giao kết được thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đẩy mạnh quá trình hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w