Khoản 2 Điề u4 luật Giao dịch điện tử năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 53 - 54)

dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu; sử dụng hay không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; các bên có thể lựa tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký. Đây là các quyền của cả 2 bên, việc sử dụng chữ ký điện tử là không ép buộc bên nào. Tuy nhiên, khi các bên đã chấp nhận việc sử dụng chữ ký điện tử thì họ phải tơn trọng giá trị pháp lý của nó, cũng như các nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra cho cả hai bên.

Người ký chữ ký điện tử theo pháp luật quy định đó chính là người kiểm sốt hệ thống chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thơng điệp dữ liệu được ký59. Do đó họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với chữ ký điện tử của mình, họ phải có các biện pháp để tránh việc sử dụng bất hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình từ những chủ thế khác, phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và tồn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử60. Điều này nhằm đảm bảo rằng ý chí mà chữ ký điện tử đã ký thực sự thể hiện đúng với ý chí của người sở hữu nó khi ký vào thơng điệp dữ liệu và cùng nhằm để bảo vệ quyền lợi của bên đã chấp nhận chữ ký, đảm các thông tin đã ký luôn được phản ánh trung thực. Trong trường hợp người ký phát hiện chữ ký điện tử có thể khơng cịn thuộc sự kiểm sốt của mình, thì phải có trách nhiệm báo ngay cho bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử biết trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do chữ ký được sử dụng khơng đúng mục đích gây ra.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 26 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì bên chấp nhận chữ ký điện tử là bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử. Bên chấp nhận chữ ký phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp để kiểm chứng độ tin cậy của chữ ký điện tử trước khi chấp nhận nó, phải tiến hành các biện pháp xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và các hạn chế liên quan tới chứng thư điện tử trong trường hợp sử dụng chứng thư điện tử để chứng thực chữ ký điện tử. Khi chấp nhận một chữ ký điện tử thì pháp luật buộc bên chấp nhận phải tiến hành xác minh, xem xét rõ ràng, kiểm chứng nó, việc chấp nhận khơng phải là đơn giản vì nó sẽ kéo theo một loạt các vấn đề pháp lý làm ràng buộc bên chấp nhận cũng như bên ký chữ ký điện tử đó. Do đó cần phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo quyền và lợi ích cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w