Xem: Khoản 10 Điề u4 Luật Giao dịch điện tử năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 27 - 29)

Tự do thỏa thuận nội dung, hình thức của hợp đồng: Đây là quyền hết sức cơ bản

của người tiến hành giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng, nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các bên giao kết. Cũng giống như các hợp đồng mua bán thông thường trong mua bán trực tuyến các bên có quyền tự do lựa chọn đối tượng hàng hóa để giao kết, thỏa thuận giá cả, cách tính giá, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận hàng, phương thức vận chuyển, đóng gói hàng hóa và các nội dung khác trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của hai bên. Tuy nhiên, trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, một chú ý quan trọng cho các bên trong việc giao kết được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu

cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính tồn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.” Đây là một nguyên tắc cho phép các bên thỏa thuận về các

yêu cầu liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng mua bán trực tuyến đó là yếu tố kỹ thuật, các yêu cầu về đảm bảo an tồn thơng tin, bảo mật thơng tin. Tuy nhiên, nó cũng là một nhắc nhở đối với các bên nên thỏa thuận các vấn đề này trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Về hình thức hợp đồng, nếu đã chọn loại hình mua bán trực tuyến thì hợp đồng được hình thành dưới dạng thơng điệp dữ liệu và theo quy định tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hình thức thể hiện của thơng điệp dữ liệu có thể dưới các hình thức sau: trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Do đó, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn việc xác lập hợp đồng dưới một dạng cụ thể trong các hình thức này.

Trên đây là những nội dung cơ bản thể hiện quyền tự do ý chí của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Nó địi hỏi tất cả mọi người phải tơn trọng các quyền tự do này của các bên giao kết, không ai được hạn chế cũng như cản trở việc tự do thể hiện ý chí này của các bên giao kết. Tuy nhiên, Việt Nam là một nhà nước được tổ chức dựa trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do đó, dù được tự do ý chí trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến nhưng khi tiến hành giao kết các bên cũng phải tôn trọng các quy định của pháp luật, không được làm trái với các quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Cụ thể, hợp đồng mua bán trực tuyến chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật cơng nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết trong hợp đồng là phản ánh trung thực ý chí của các bên và ý chí này phải phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định, giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng do pháp luật quy định.

2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng và an tồn trong giao kết

Về cơ bản nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến cũng có những đặc trưng tương tự như nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng được quy định tại Khoản 2 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2005. Bình đẳng địi hỏi các bên phải có một vị thế ngang nhau trong việc thỏa thuận lựa chọn đối tượng giao kết, phương tiện giao kết, bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ…Tuy nhiên trên thực tế, trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các chủ thể bán hàng hóa đã tự thân nó tồn tại những yếu tố khơng bình đẳng “Trong giao dịch tiêu dùng, các hành vi thương mại không công bằng đang trở nên rất phổ biến… Việc tiếp thị hàng hóa và dịch vụ được thực hiện bằng những đơn vị có tổ chức và bởi các nhà kinh doanh đã được huấn luyện. Những người tiêu dùng khơng được đào tạo khơng ở vị trí ngang bằng với những thương gia, những người đang cố gắng thuyết phục họ mua hàng hóa và dịch vụ với các điều khoản và điều kiện giao dịch thích hợp cho người bán. Người tiêu dùng cần được pháp luật bảo vệ.”32 Từ đó, ta thấy rằng trong quan hệ mua bán trực tuyến đã tồn tại những sự khơng bình đẳng giữa các bên. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao kết pháp luật địi hỏi người bán phải thật sự tơn trọng những quy định của pháp luật nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giữa các bên, có thể lấy ví dụ như quy định tại Điểm c Điều 20 Thơng tư số 09/2008/TT-BTC thì thương nhân khơng được lợi dụng các ưu thế của mình trên mơi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa được sự đồng ý của khách hàng. Song song đó, ngun tắc này cũng địi hỏi người bán phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bên mua để tiến hành thỏa thuận, thực hiện các quyền lợi của mình của mình cũng như có một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý đảm bảo quyền lợi của các bên.

An toàn trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến là đòi hỏi quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như nhằm bảo vệ cho người bán. Việc bảo đảm an toàn trong giao kết phải được tiến hành xuyên suốt trong quá trình mua bán trực tuyến từ giai đoạn soạn thảo hợp đồng, đưa ra các điều khoản giao kết cho đến khi kết thúc hợp đồng, lưu trữ các thông tin. Trong mơi trường trực tuyến hiên nay, có nhiều rủi ro, đó là rủi ro do khách quan đến từ các thiết bị điện tử, dịch vụ mạng làm mất thông tin, gửi nhầm thơng tin,..mà đặc biệt hơn đó là những rủi ro đến từ yếu tố con người. Ngày nay, một số đối tượng đã lợi dụng sự am hiểu về môi trường điện tử, các yếu tố công nghệ để thực hiện việc tấn công, phá hoại, lấy đi các thông tin của người khác trên

32 Xem: “ Luật bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ chức là người tiêu dùng?” GS-TS. Lê Hồng Hạnh, Ths. Trần Thị Quang Hồng - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 181 ngày 20 tháng 10 năm 2010

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w