cũng đã xác nhận việc nhận được thơng báo đó; 2. Trả lại hàng hóa đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kỳ lợi ích nào từ hàng hóa đó.” Cũng như những quy
định tương tự trong Nghị định 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử tại Điều 15 thì bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua khắc phục, sửa đổi những lỗi mắc phải trong q trình giao kết. Nếu khơng có các biện pháp hộ hỗ trợ cho người mua sửa lại lỗi thì người mua có quyền tiến hành rút bỏ các phần chứng từ điện tử có lỗi đó nhưng phải đảm bảo hai điều kiện, đó là: thứ nhất, ngay khi biết có lỗi phải thơng báo kịp thời và nêu rõ lỗi mình mắc phải trong chứng từ điện tử cho bên bán biết; thứ hai, cá nhân hoặc đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa nhận được từ bên kia. Kế tiếp, với lý lẽ không thể bắt các bên phải chịu ràng buộc mãi mãi với lời đề nghị của mình nên pháp luật về giao dịch điện tử đã đưa ra các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 09/2008/TT-BCT. Trong trường hợp bên đề nghị không quy định rõ thời hạn chịu sự ràng buộc của mình với lời đề nghị thì lời đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp website có cơng bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời của thương nhân thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân.
+ Trong trường hợp website khơng cơng bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được xem là chấm dứt hiệu lực.
Ta hiểu rằng ngoài các quy định trên đây thì ta cũng sẽ áp dụng thêm một số quy định chung về việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 394. Và do đó các trường hợp như khi bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; hết thời gian trả lời chấp nhận, chấm dứt đề nghị theo thỏa thuận giữa bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì trong trường hợp này đề nghị giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến cũng chấm dứt hiệu lực.
2.3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 396 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Ta áp dụng quy định này cho việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp hợp đồng mua bán trực tuyến. Do đó, việc chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến được hiểu là chấp nhận hoàn toàn các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của thương nhân trong giao kết hợp đồng trực tuyến sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website phải cung cấp cho khách hàng những thông tin được quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2008/TT-BCT cụ thể, thứ nhất là danh sách tồn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đã đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị của hợp đồng; thứ hai là thời hạn giao hàng; thứ ba là thơng tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết. Trong trường hợp trả lời không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu rõ lý do. Việc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của người bán luật địi hỏi bên bán phải trả lời lý do khơng giao kết có lẽ là một quy định nhằm bảo vệ quyền lợi bên mua. Tuy nhiên, nếu bên bán cố tình khơng muốn bán sản phẩm với giá đã cung cấp do sản phẩm đã tăng giá đột ngột hay nhằm nhưng mục đích khác như chỉ trưng bày ở đó nhằm thu hút khách hàng để thực hiện kinh doanh quảng cáo thì bên bán cũng có thể viện những lý do mà bên mua không thể kiểm tra được, chẳng hạn như bên bán nói đã hết hàng. Ta có thể ví dụ: sản phẩm đó giá là 10 ngàn bên mua đã đồng ý giao kết hợp đồng dựa theo thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của bên bán. Nhưng chỉ trong vài tiếng sau do biến động đột ngột giá tăng lên 50 ngàn và trong trường hợp website không công bố thời gian để họ trả lời thì bên mua đã đề nghị phải chịu ràng buộc trong thời gian 8 tiếng theo quy định. Và lúc này sản phẩm đã tăng giá và có thể bên bán sẽ khơng chấp nhận giao kết và họ có thể viện những lý do khác nhau để từ chối cho việc giao kết. Lúc này, người mua khi cần sử dụng phải đi mua ở một nơi khác với giá cao hơn lúc đầu. Vì vậy, để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên, pháp luật nên quy định rõ cụ thể những trường hợp nào cũng như những tiêu chí để bên bán được quyền từ chối giao kết nhằm để bảo đảm quyền lợi của người mua.
Về yêu cầu đối với hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp luật quy định hình thức đó phải phù hợp để thơng tin có thể lưu trữ, in ấn được tại hệ thống thông tin của khách hàng, của người đề nghị giao kết và hiển thị, kiểm tra được về sau53. Vì đa số hợp đồng mua bán trực tuyến là hợp đồng được thiết lập sẵn theo mẫu của bên bán trên website bán hàng trực tuyến nên hầu như các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và văn bản hướng dẫn chỉ quy định việc trả lời chấp nhận của bên bán. Nhưng trong trường hợp nếu hợp đồng được gửi tạo dưới dạng thư điện tử gửi đến khách hàng cụ thể, không sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến thì