Xem: GS-TS Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao động – Xã hội, năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 41 - 44)

loại hàng hóa, điều kiện của bên bán và bên mua,... Vì vậy các bên cần phải thỏa thuận các vấn đề này trong nội dung hợp đồng để có thể thuận tiện tiến hành.

2.2.2 Điều kiện về mặt hình thức

Hình thức của hợp đồng là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và là phương tiện diễn đạt ý chí của các bên cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của hợp đồng nếu nó khơng được thể hiện dưới một hình thức xác định. Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tại Điều 33 thì: “hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông

điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán trực

tuyến khơng khơng sử dụng các hình thức hợp đồng như hợp đồng mua bán truyền thống là bằng lời nói, bằng hành vi hay bằng văn bản mà nó được thiếp lập dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hình thức thể hiện của thơng điệp dữ liệu có thể dưới các hình thức sau: trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến ở Việt Nam xuất hiện với hai dạng chủ yếu đó là: thứ nhất, hợp đồng được soạn thảo và gửi đi dưới dạng thư điện tử và thứ hai là hợp đồng được soạn theo mẫu tồn tại sẵn trên các website bán hàng trực tuyến. Đối với hợp đồng được thiết lập dưới dạng thư điện tử thì 2 bên sẽ gửi thơng tin và tiến hành trao đổi về các điều khoản hợp đồng thông qua hệ thông thư điện tử (email) trước khi tiến hành giao kết hợp đồng. Còn đối với hợp đồng được tạo sẵn trên website bán hành thì bên mua chỉ cần vào xem hàng hóa và các điều khoản đã được bên bán soạn sẵn và nếu đồng ý với các điều khoản đã được liệt kể thì chọn lệnh “tơi đồng ý” đã được thiết lập sẵn để tiến hành đề nghị giao kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán trực tuyến được bên bán tiến hành soạn sẵn thì hiện nay căn cứ theo các quy định của pháp luật mà cụ thể là tại Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì hầu như hợp đồng mẫu trong việc mua bán hiện nay không cần phải đăng ký với cơ quan chức năng trừ hợp đồng mua bán chung cư. Tuy nhiên, người viết đề nghị là cần có những quy định đặc thù cho loại hình mua bán trực tuyến trong việc phải đăng ký hợp đồng mẫu của bên bán đối với cơ quan chức năng. Những quy định ở trên về việc đăng ký chủ yếu phù hợp với các loại hình truyền thống. Trong mua bán trực tuyến, việc buộc các thương nhân bán hàng cần phải đăng ký hợp

đồng mẫu của mình với cơ quan chức năng sẽ giải quyết được một số vấn đề như: dễ dàng thực hiện quản lý đối với bên bán, xem xét các nội dung cũng như việc chấp hành các quy định của bên bán đối với việc cung cấp thông tin, điều khoản trong hơp đồng theo quy định; có thể thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc xem xét các điều khoản có thực hiện đúng các yêu cầu pháp lý; việc lưu trữ các hợp đồng mẫu đã đăng ký của bên bán cũng góp phần thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh. Về tiêu chí để buộc thương nhân phải tiến hành đăng ký thì người viết kiến nghị nên cho thương nhân một thời gian khoảng 30 ngày để sử dụng thử hợp đồng mẫu trên thực tế, sau thời gian đó nếu thương nhân thấy có vấn đề chưa hợp lý thì tiến hành sửa đổi những điều khoản chưa hợp lý đó và phải tiến hành đăng ký với cơ quan chức năng. Việc buộc phải đăng ký sẽ dựa trên số lượng giao dịch, cũng như mức độ thường xuyên sử dụng hợp đồng khơng nhất thiết phải dựa trên giá trị món hàng hóa đó.

Kế đến, hợp đồng mua bán trực tuyến do được thiết lập dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Nó khơng giống với các hình thức của hợp đồng truyền thống. Do đó việc địi hỏi về hình thức của hợp đồng được lập dưới dạng cụ thể của một hình thức nào đó giống trong phương thức truyền thống là không thể tiến hành đối với hợp đồng mua bán trực tuyến. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam một số hợp đồng mua bán bắt buộc phải lập thành văn bản. Để giải quyết vấn đề này Điều 15 Luật Thương mại 2005 đã quy định: “Các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản” và cũng với nội dung tương tự quy định này Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tại Điều 12 đã một lần nữa quy định: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng để tham chiếu khi cần thiết.” Vậy một thông điện dữ liệu khi đáp ứng các u cầu của pháp luật thì nó đương nhiên có giá trị như văn bản và không bị phủ nhận giá trị. Như vậy, chúng ta thấy rằng yêu cầu đối với hình thức của hợp đồng trực tuyến nói riêng và hợp đồng điện tử nói chung là được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu mà thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập, sử dụng để tham chiếu khi cần thiết. Theo quy định của Điều 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hình thức của thơng điệp dữ liệu có thể là trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Trong mua bán trực tuyến thì hợp đồng mua bán trực tuyến được được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu là thư điện tử và hợp đồng đã được soạn sẵn trên website. Tuy nhiên sự phân biệt ra hai

dạng này của hợp đồng chỉ là sự phân biệt dựa trên cách thức biểu hiện thực tế ra bên ngoài của hợp đồng.

2.3 Sự trao đổi ý chí giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán trực tuyến

Về trình tự giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, các bên giao kết vẫn phải tuân theo những quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết như đối với việc giao kết hợp đồng mua bán truyền thống. Tuy vậy, việc “gửi” và “nhận” một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng được thể hiện dưới hình thức một thơng điệp dữ liệu nên có tính chất khác với việc gửi và nhận một hình thức “vật chất” thơng thường. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Trong

giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thơng qua thông điệp dữ liệu”. Vậy như thế nào thì một thơng điệp dữ liệu được coi là một thông báo về

lời đề nghị giao kết hợp đồng, một lời đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, lúc nào thì đề nghị đó hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với bên đưa ra đề nghị hay chấp nhận đề nghị đó?48 Chúng ta sẽ xem xét cụ thể ở phần bên dưới sau đây.

2.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể (xem Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Dân sự 2005). Trong hợp đồng mua bán trực tuyến mà chủ yếu là hợp đồng được soạn sẵn với những thông tin về hợp đồng được đăng tải trên website thì theo quy định của thơng tư số 09/2008/TT-BCT tại Điều 4 trong trường hợp này việc đăng tải đó chỉ được xem là thơng báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân chứ không phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên nó vẫn có thể được xem là đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên bán thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.49 Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, quy định này không hợp lý lắm, việc đăng tải thông tin đầy đủ trên website của người bán chỉ được coi là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng vì nó thiếu chủ thể được đề nghị cụ thể. Bản thân người tiêu dùng khi thấy sản phẩm được giới thiệu, điều kiện giao kết rõ ràng và đã tiến hành giao dịch và suy nghĩ rằng mình sẽ mua được sản phẩm đó với giá rất rẻ nhưng sau đó một thời gian thì người bán nói rằng hết hàng, hay vì một lý do gì đó nên khơng thể giao dịch và trong trường hợp nào đó,

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w