Xem: Điều 3, Điều 11, Điều 12 Thông tư 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 37 - 41)

đồng được giao kết cũng sẽ khơng có giá trị. Đó là những trường hợp mà hợp đồng mua bán trực tuyến được xác lập mà có một trong những yêu tố sau:

Hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn. Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi một bên có lỗi vơ ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao

dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch vơ hiệu.” Như vậy, khi bị nhầm lẫn thì trước tiên

bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia khắc phục những vấn đề do sự nhầm lẫn gây ra bởi vì nó cũng có một phần từ yếu tố lỗi của bên gây ra nhầm lẫn.

Tiếp theo, là hợp đồng được xác lập do bị lừa dối. Trên thực tế hiện nay đây là loại vi phạm khá phổ biến, đa số các vụ người tiêu dùng bị lừa dối bởi các thương nhân đăng tải các thơng tin khơng đúng sự thật về hàng hóa. Họ tin tưởng và những thơng tin cung cấp của bên bán và tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, khi nhận sản phẩm thì hồn tồn khác với những gì bên bán đã đã đăng tải. Nhưng hầu như họ đều cho qua vì họ nghĩ rằng giá trị hợp đồng không lớn nếu thưa kiện hay tranh chấp sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Từ đó cũng tạo ra tâm lý khơng cịn thích thú với loại hình mua bán này. Đó là một trong những yếu tố làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trực tuyến nói chung. Theo thống kê của cơng ty nghiên cứu thị trường và thương hiệu Cimigo, chỉ có 13% khách hàng cho biết cảm thấy an toàn khi mua sản phẩm trên mạng, còn lại 87% vẫn cảm thấy chưa an tồn45. Song song với lừa đối thì hiện tượng lừa đảo mua bán trên mạng vẫn còn phổ biển như hiện tượng lừa đảo người mua chuyển tiền trước nhưng sau đó người bán khơng giao hàng hay chuyển hàng nhái, hàng giả, hàng không đúng mô tả. Kế tiếp, việc không phát hiện kịp thời và xử lý các hành vi đăng tải sai sự thật của các website của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cho hiện tượng vi phạm này ngày càng nhiều. Để giải quyết vấn đề này, người tiêu dùng nên chọn các trang website có chứng nhận website uy tín để tiến hành giao dịch, danh sách các website được cấp chứng nhận website uy tín ở Việt Nam thì người tiêu dùng có thể xem ở http://trustvn.org.vn/ListWebsite.aspx?k=14&cate=28. Trong giao dịch mua bán trực tuyến người tiêu dùng không nên trả tiền trước một lần tồn bộ cho bên bán mà có thể sử dụng ví điện tử để thanh tốn hoặc trả tiền sau khi nhận hàng (sẽ được trình bày ở phần điều kiện về nội dung hợp đồng), nếu người bán giao hàng không đúng như đã công bố, người mua tuyệt đối không nên nhận hàng mà cần phải tỏ thái độ cứng rắn chỉ nhận đúng sản phẩm với chất lượng bên bán đã cung

cấp. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng có thể nhờ sự trợ giúp của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam VINASTAS. Đối với cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm, lập một cầu nối liên lạc trực tuyến giữa người tiêu dùng và cơ quan quản lý để người tiêu dùng có thể phản ánh trực tiếp.

Cuối cùng, có lẽ bị xâm phạm ở mức độ nặng nhất về sự ưng thuận, sự thể hiện ý chí ra bên ngồi của các chủ thể khơng đúng với ý chí thực của họ đó là hợp đồng mua bán trực tuyến được xác lập do bị đe dọa và trong trường hợp này thì hợp đồng cũng sẽ bị vơ hiệu theo Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005. Vậy trong mua bán trực tuyến các bên làm thế nào để tiến hành đe dọa phía bên kia trong giao kết hợp đồng. Trường hợp này có lẽ hiếm gặp nhưng chúng ta có thể thấy, một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên mạng và một cá nhân nào đó có trình độ cao về cơng nghệ đã tiến hành lấy cắp nhiều thông tin quan trọng của doanh nghiệp và sau đó yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện những điều khoản có lợi cho mình. Đây có thể coi là trường hợp giao kết bị đe dọa.

Dù là hợp đồng mua bán thơng thường hay hợp đồng mua bán trực tuyến thì yếu tố ý chí của các nhân ln được đề cao và chỉ có những hành vi thể hiện ý chí ra bên ngồi thực sự đúng với ý chí thực bên trong của các bên giao kết thì hành vi đó mới được chấp nhận. Nếu sự ưng thuận mà khơng hồn hảo có một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến hợp đồng có thể bị vơ hiệu, và có thể ảnh hưởng đến các bên giao kết.

2.2.1.3 Nội dung trong hợp đồng

Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên các thỏa thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội, các bên không thể thỏa thuận bán cho nhau những sản phẩm mà pháp luật cấm, không cho phép. Do trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khơng có những quy định cụ thể về nội dung hợp đồng, và về nguyên tắc khi luật riêng khơng có quy phạm điều chỉnh chúng ta có thể sử dụng luật chung là Bộ luật Dân sự 2005, và Luật Thương mại năm 2005 để xác định vấn đề này. Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 thì các bên giao dịch tùy từng loại hợp đồng mà có thể thỏa thuận những nội dung như đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên và các nội dung khác. Và với điều luật này đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh trên mạng phải soạn một hợp đồng có đầy đủ các yếu tố căn bản mà một hợp đồng cần có vì hợp đồng mua bán trực tuyến chủ yếu là hợp đồng theo mẫu đã được soạn trước. Tuy nhiên, hầu hết các website bán hàng hiện nay đều cho phép khách hàng tiến hành thỏa thuận về phương thức thanh toán và

phương thức vận chuyển trực tiếp thông qua điện thoại với nhân viên bán hàng. Đây là một trong những thuận lợi nhằm đa dạng hóa các hình thức thanh tốn. Như chúng ta biết trong hoạt động mua bán trực tuyến vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, việc tạo điều kiện cho bên mua có thể thỏa thuận hình thức thanh tốn cũng là một trong những giải pháp để hạn chế các vấn đề rủi ro này. Hầu như các website có yếu tố lừa đảo đều yêu cầu người mua trả tiền trước sau đó một thời gian sẽ nhận được hàng. Có thể lấy một ví dụ như việc Thạch Sĩ Châu (sinh viên năm 3 trường CĐXD số 2) lừa đảo cả trăm người tới hàng trăm triệu đồng thông qua việc buôn bán qua mạng tại trang website camerajapan123.110mb.com, mỗi giao dịch Châu đều yêu cầu đặt trước 20% giá trị và chuyển vào tài khoản của Châu dưới một cái tên giả. Sau khi mọi người đã chuyển tiền thì Châu ra rút hết số tiền đặt cọc đó, cịn người mua thì vẫn cứ dài cổ chờ máy nhưng khơng thấy Châu gửi hàng hóa cho mình46.

Từ thực tế này, nhằm đảm bảo cả quyền lợi cho bên mua và bên bán trong việc thanh toán hợp đồng mua bán trực tuyến. Một loại dịch vụ hỗ trợ thanh tốn mới được ra đời, đó là “Ví điện tử” hay cịn gọi là “Ví tiền điện tử”. Nó được hiểu như là một tài khoản điện tử của người sử dụng trên Internet. Hiện nay, ở thị trường Việt Nam, có nhiều sản phẩm ví điện tử của nhiều nhà cung cấp như: Ví tiền điện tử Vn Mart của ngân hàng ViettinBank, ví điện tử MoMo của Vinaphone, ví điện tử Bảo Kim của cơng ty cổ phần thương mại Bảo Kim,… nguyên tắc hoạt động của Ví điện tử cũng giống như người trung gian giữa bên bán và bên mua. Đầu tiên, người mua sẽ nạp tiền vào ví điện tử bằng nhiều cách khác nhau tùy theo quy định của nhà cung cấp mà thơng thường thì đơn giản hơn rất nhiều so với thẻ tín dụng. Sau đó, người mua có thể thanh tốn chi phí qua các trang website đồng ý sử dụng ví điện tử bằng cách chuyển một số tiền nhất định từ ví điện tử của mình qua cho bên bán theo tài khoản do bên bán cung cấp. Tuy nhiên, ví điện tử cũng có cung cấp dịch vụ “thanh toán tạm giữ”, về nguyên tắc thanh toán tạm giữ cũng giống ủy nhiệm chi và thu thông qua ngân hàng trong hoạt động thương mại quốc tế, nhưng nó thực hiện dễ dàng hơn và chỉ thông qua một trung gian duy nhất. Khi sử dụng dịch vụ này, người mua tiến hành trả tiền thơng qua ví điện tử của cơng ty cung cấp và được giữ lại ở đó, khi người bán giao hàng, người mua xác nhận hàng đã nhận thì bên cung cấp dịch vụ ví điện tử sẽ chuyển tiền cho bên bán. Điều này sẽ giúp đảm bảo an tồn, hạn chế rủi ro mất tiền mà khơng nhận được hàng khi người mua gặp phải website lửa đảo trên mạng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại ví tiền điện tử và chỉ một số trang website đồng ý sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người

tiêu dùng, nên khuyến khít các trang website sử dụng loại hình thanh tốn này, khuyến khít các nhà cung cấp ví điện tử liên kết với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho người mua khi sử dụng ví điện tử để thanh tốn khi mua hàng trên mạng.

Tuy nhiên, do hợp đồng mua bán trực tuyến được xác lập thông qua mạng trực tuyến nên ngoài những nội dung của hợp đồng được nêu ở trên các bên trong giao kết phải còn cần chú ý đến khía cạnh kỹ thuật của cơng nghệ để có thể xem cách hiển thị nội dung hợp đồng. Mà hiện nay các hợp đồng mua bán trực tuyến được giao kết có 4 cách hiển thị nội dung cơ bản sau47:

- Hiển thị không đường dẫn (without hyperlink), nội dung của hợp đồng sẽ không trực tiếp hiển thị trên đơn đặt hàng mà người bán thường ghi ở cuối đơn bán hàng rằng: “Hợp đồng này tuân theo các điều khoản đã được chuẩn bị sẵn của công ty”, và vấn đề ở đây là cách hiển thị này sẽ khiến cho người mua dễ dàng bỏ sót hoặc nếu có chú ý thì cũng khơng biết tìm đọc nội dung hợp đồng ở đâu trên website của người bán.

- Hiển thị có đường dẫn (with hyperlink), tương tự với cách hiển thị không đường dẫn nhưng cách hiện thị with hyperlink sẽ có một đường dẫn để đưa người đọc đến địa chỉ nơi chứa các điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng đã được bên bán soạn sẵn và người mua chỉ cần đọc các Điều khoản đó.

- Hiển thị điều khoản ở cuối trang web, theo cách hiển thị này thì các điều khoản của hợp đồng mua bán trực tuyến sẽ nằm ở cuối trang web, người mua có thể xem các thơng tin, hình ảnh phía trên về sản phẩm và đọc các nội dung của hợp đồng ở cuối trang và nếu đồng ý thì tiến hành giao kết.

- Hiển thị các điều khoản của hợp đồng dưới dạng một hộp thoại (Dialogue Box) với cách hiển thị này các điều khoản của hợp đồng sẽ xuất hiện trong một hộp thoại riêng. Tuy nhiên, cách thể hiện này dễ khiến người mua cảm thấy lười đọc vì thường quá dài. Nhưng đây là cách hiện thị mà các trang web bán hàng trực tuyến hiện nay sử dụng nhiều nhất. Vì nếu xét theo một mặt nào đó nó là phương thức tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người mua xem xét các điều khoản của hợp đồng.

Trong hợp đồng mua bán trực tuyến một nội dung quan trọng của hợp đồng nữa là điều khoản thanh tốn và giao hàng. Và thơng thường các bên có thể thỏa thuận với nhau phương thức thanh tốn thơng qua các phương tiện điện tử như thẻ tín dụng, các dịch vụ chuyển khoản thông qua ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay vẫn còn một số hình thức thanh tốn truyền thống khác, việc giao hàng thì phụ thuộc vào chủng

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w