Xem: Điể mc Điều 6 luật Giao dịch điện tử năm

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 48 - 52)

khơng có quy định nào của giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến có quy định và lúc này ta chúng ta sẽ áp dụng những quy tắc chung trong Bộ luật Dân sự 2005 được quy định tại Điều 397, 398 và 399 để giải quyết.

Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Vấn đề này, chúng ta lại cần phải dựa vào các quy định có hiệu lực của việc gửi và nhận thông điệp dữ liệu như đã được trình bày ở phần đề nghị giao kết hợp đồng. Suy cho cùng một lời đề nghị giao kết hợp đồng hay việc chấp nhận giao kết hợp đồng đều được thể hiện dưới dạng một thơng điệp dữ liệu cụ thể. Do đó, việc xác định hiệu lực của nó ta có thể áp dụng các quy định tương tự như một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Và trong trường hợp này ta có thể xác định thời điểm có hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đó. Việc xác định thời điểm nhận được chấp nhận được xác định theo Điều 18, 19, 20 Luật Giao dịch điện tử 2005, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 57/2006/NĐ-CP như sau: “Thời điểm nhận một

chứng từ điện tử là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử đo người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.” Như vậy, khi lời chấp nhận giao kết hợp đồng được gửi vào hệ thống thông tin

của người đề nghị cung cấp, hay trong trường hợp gửi vào một địa chỉ khác của người đề nghị thì người đề nghị được coi là đã nhận khi họ biết điều này. Vậy thời điểm nhận chứng từ điện tử cũng là thời điểm chứng từ điện tử này có hiệu lực nếu khơng có thỏa thuận khác giữa các bên. Cũng như vậy, một lời chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến cũng sẽ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được lời chấp nhận giao kết hợp đồng từ bên nhận đề nghị.

2.3.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là khi nào hợp đồng được coi là giao kết và địa điểm giao kết là ở đâu? Dù áp dụng thuyết Tiếp thu hay thuyết Tống phát thì cũng cần phải xác định thời điểm một thông điệp dữ liệu được “nhận” bởi người nhận. Việc xác định thời điểm nhận thơng điệp dữ liệu đã được trình bày trong phần đề nghị giao kết hợp đồng cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng. Tiếp theo, đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến được tao ra được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử cho nên q trình này thường khơng có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này dẫn đến một khó khăn trong việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định

thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi khơng có một thoả thuận nào khác của các bên giao kết. Còn địa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh, để xác định luật được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán trực tuyến có yếu tố nước ngồi

Theo quy định tại Điều 8 Thơng tư số 09/2008/TT-BCT thì thời điểm giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Thông tư này. Vậy thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm bên mua nhận được trả lời chấp nhận của thương nhân và việc xác định thời điểm nhận được trả lời này cũng sẽ được áp dụng các quy định đã phân tích ở phần trên.

Tiếp theo là địa điểm giao kết hợp đồng hợp đồng mua bán trực tuyến. Hiện tại, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 vẫn chưa có quy định cụ thể rằng địa điểm giao kết hợp đồng trực tuyến là ở đâu. Nó là địa điểm gửi chấp nhận giao kết hợp đồng hay là địa điểm mà người đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Chúng ta thấy rằng về thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị của bên được đề nghị, quy định này tương tự như Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005. Và trong trường hợp xác định địa điểm giao kết chúng ta cũng có thể áp dụng quy định chung tại Điều 403 của Bộ luật Dân sự 2005 để xác định địa điểm giao kết hợp đồng là địa điểm nhận bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên được đề nghị. Kết hợp với Khoản 2 Điều 19 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì: “Địa điểm nhận thơng điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận

nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thơng điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.” Vậy địa điểm giao kết

hợp đồng trong mua bán trực tuyến là trụ sở của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu là cơ quan, tổ chức, trong trường hợp có nhiều trụ sở thì trụ sở được coi là địa điểm nhận chính là trụ sở có quan hệ gắn bó mật thiết nhất với giao dịch. Nếu người đề nghị giao kết hợp đồng là cá nhân thì đó là nơi cư trú thường xun.

2.4 Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản giấy truyền thống. Một chữ ký sẽ thể hiện một số đặc trưng cơ bản của nó như: thứ nhất, nhằm xác định tác giả đã ký văn bản đó là ai; thứ hai, chữ ký chính là sự thể hiện rằng người ký đã xem nội dung trong văn bản đó và nó thực sự phản ánh trung thực ý chí của mình đối với nội dung thơng tin chứa đựng

trong văn bản đó. Trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, các yêu cầu về đặc trưng của chữ ký tay truyền thống có thể được thay thế bằng hình thức chữ ký điện tử. Và do đó, chữ ký điện tử trở thành một trong những thành tố quan trọng trong hợp đồng mua bán trực tuyến để xác định giá trị của hợp đồng trong trường hợp cần thiết cũng như sự ràng buộc trách nhiệm đối với người đã ký. Chữ ký điện tử trong hoạt động mua bán trực tuyến giúp ta xác định được ai là đã ký chữ ký điện tử cũng như ý chí của người đã ký chữ ký đó đối với nội dung của hợp đồng. Vậy chúng ta sẽ phân tích và tìm hiểu chữ ký điện tử là gì, việc cơng nhận giá trị pháp lý của nó ra sao.

2.4.1 Chữ ký điện tử

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chữ ký điện tử (Digital Signature) cùng song song tồn tại. Theo luật mẫu của UNICITRAL về Chữ ký điện tử năm 2001 thì chữ ký điện tử được quy định tại điều 2 như sau: “chữ ký điện tử là các dữ liệu dưới

dạng điện tử chứa đựng trong một thông điệp dữ liệu, gửi kèm hay gắn liền với thơng điệp dữ liệu đó và chỉ ra rằng người ký đã tán thành thông tin chứa đựng trong dữ liệu đó.”54 Định nghĩa này được lấy lại từ định nghĩa tại điều 7 luật mẫu của UNICITRAL về Thương mại điện tử năm 1996. Còn theo Điều 2.1 Chỉ thị số 1999/93/EC của Liên minh Châu Âu thì chữ ký điện tử được định nghĩa là: “Dữ liệu dạng điện tử được đính kèm

hoặc kết hợp một cách lơgíc với các dữ liệu điện tử khác và nó được coi là phương pháp xác thực.”55 Ngồi các định nghĩa trên thì chữ ký điện tử còn được định nghĩa là dấu hiệu dưới dạng số hiệu, ký hiệu, chữ, số hay các hình thức thơng tin khác dưới dạng số hóa được gắn với thơng điệp dữ liệu nhằm mục đích xác nhận người sở hữu thơng điệp dữ liệu đó. Từ những định nghĩa này ta có thể thấy rằng hai yếu tố quan trọng của chữ ký điện tử là: thứ nhất, nó là một dạng dữ liệu điện tử, có thể là chữ số, âm thanh, hình ảnh, ký hiệu đã được mã hóa dưới dạng điện tử; thứ hai, nó ln đi kèm hay gắn liền với thơng điệp dữ liệu mà nó muốn chứng minh rằng chính người sở hữu chữ ký đó đã ký vào thơng điệp dữ liệu này và những thông tin chứa đựng trong dữ liệu là hồn tồn phù hợp với ý chí người đã ký. Từ đó tạo tính thống nhất giữa ý chí bên trong và thể hiện chí ý đó ra bên ngồi thông qua việc ký của người sở hữu chữ ký điện tử.

Dù hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về chữ ký điện tử nhưng cho tới hiện tại thì Việt Nam vẫn chưa có quy định nào định nghĩa chữ ký điện tử là gì mà chỉ thơng qua việc nêu lên cách thức tạo lập để cho ta biết thế nào là chữ ký điện tử, theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì: “Chữ ký điện

54 Xem: http://www.maisondudroit.org/dowload/Actes/V-Actes/V06%20-%20Intervention%20de%20M.pdf

tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lơgíc với thơng điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.” Và về cơ bản thì quy định về chữ ký điện tử

theo pháp luật Việt Nam cũng tương tự như các nước trên thế giới. Tuy khơng có quy định cụ thể về chữ ký điện tử nhưng pháp luật Việt Nam lại có quy định về chữ ký số theo Nghị định 26/2007/NĐ-CP tại Khoản 4 Điều 3. Về mặt kỹ thuật, chứ ký số chỉ là một dạng của chữ ký điện tử nhưng được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã khơng đối xứng theo đó người có thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của người ký có thể xác định được chính xác việc biến đổi cũng như sự tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu. Và đây là loại chữ ký điện tử phổ biến nhất đồng thời cũng là chữ ký có mức độ an toàn cao hiện nay.

Chữ ký điện tử có vai trị quan trọng trong việc xác định giá trị pháp lý của hợp đồng trong trường hợp pháp luật yêu cầu cần có chữ ký. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử, cũng như chữ ký điện tử cần được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử thật an toàn là điều cần thiết. Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì một chữ ký điện tử được coi là đảm bảo an toàn phải đáp ứng được các điều kiện sau: “a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất

với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.”56 Vậy một chữ ký điện tử được đảm bảo an tồn khi nó hồn tồn thuộc sự kiểm sốt và chỉ duy nhất người sở hữu chữ ký đó có thể sử dụng nó, đây là một yếu tố nhằm đảm bảo tính khách quan, thể hiện trung thực ý chí thực bên trong của người ký. kế tiếp, là việc sửa đổi, thay đổi về chữ ký điện tử cũng như về thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Điều này sẽ đảm bảo tính tồn vẹn của hợp đồng, nội dung của thông điệp, không bị làm sai lệch hay sửa đổi do mục đích xấu của các bên giao kết hay do tác động từ các yếu tố bên ngồi. Từ đó, đảm bảo tồn vẹn ý chí cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến.

2.4.2 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo quy định của pháp luật Việt Nam chữ ký điện tử có giá trị ngang hàng với chữ ký tay thơng thường trong trường hợp pháp luật có yêu cầu về chữ ký. Tại Điều 24

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w