Tên miền (Domain name) là định danh của website trên Internet Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước (xem:

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 66 - 69)

thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước (xem: http://www.joomla.edu.vn/config-domain-dns/44-what-is-domain/61-domain-la-gi.html)

khách hàng tiến hành lựa chọn sản phẩm và tiến hành giao kết hợp đồng. Khi đó, bên bán thông qua website hay các công nghệ điện tử sẽ đề nghị khách hàng phải cung cấp các thơng tin như số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, mã số an tồn gồm dãy số tại mặt sau của thẻ tín dụng. Sau khi đã cung cấp tất cả các thông số này coi như người mua đã trả tiền và hợp đồng được ký kết.71 Vì vậy, nếu bên bán không áp dụng các biện pháp bảo vệ các thông tin này cũng như các biện pháp bảo vệ khơng hiệu quả thì bên thứ ba nào đó có thể đánh cắp và sử dụng để xâm phạm tài khoản của cá nhân người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều đối tượng tội phạm, trong đó có cả người nước ngồi đã thực hiện nhiều vụ ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin tài khoản cá nhân hoặc của cả doanh nghiệp để rút tiền hoặc mua bán hàng hoá thu lợi bất hợp pháp gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp như: vụ Nguyễn Hồng Yến đã sử dụng cơng nghệ cao để bẻ khóa, thâm nhập vào tải khoản cá nhân, thẻ tín dụng của hàng trăm chủ thẻ trong nước và nước ngoài để đặt vé máy bay, chi trả tiền vé cho các hãng hàng không giá rẻ, sau đó nhận tiền mặt từ khách hàng có nhu cầu mua vé thật để kiếm lợi. Việc này làm ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp và cả người tiêu dùng; vụ Vũ Ngọc Hà đã mua một phần mềm domain, đăng ký trò chơi điện tử, rồi sau đó tự tìm kiếm thơng tin tài khoản thẻ tín dụng bằng cách tung virus (Keylogger) vào các địa chỉ e-mail của họ để các chương trình diệt virus khơng phát hiện được, bẻ khóa lấy mật mã. Khi đã lấy được các thông tin từ các tài khoản mà chủ tài khoản tín dụng khơng biết bị virus xâm nhập, nên đã kích hoạt virus làm cho các thơng tin về tài khoản tín dụng được gửi đến email của Hà. Nhiều khách hàng đăng ký tài khoản tại dịch vụ chuyển tiền trực tuyến trên mạng đã bị lộ thơng tin và mật khẩu truy cập. Sau đó, Vũ Ngọc Hà sử dụng, thực hiện các lệnh chuyển tiền đến bất kỳ địa chỉ nào theo ý mình. Với hình thức này, Vũ Ngọc Hà đã thực hiện trót lọt việc dùng tiền ăn cắp để mua hàng trên mạng trị giá hơn 440 triệu đồng trong suốt quãng thời gian từ năm 2004 đến 2006.72

Đến cuối năm 2010 Việt Nam đã có 49 tổ chức phát hành thẻ tín dụng với tổng cộng gần 32 triệu thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau, có gần 12.000 máy ATM. Ngày nay, các ngân hàng cũng đang tăng cường mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ thanh tốn qua thẻ tín dụng ATM và với khoảng 52.000 máy POS, khoảng 40% dân số Việt Nam ở tuổi lao động đã và đang sử dụng thẻ, doanh số sử dụng thẻ là trên 600.000

71 Xem: Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử - TS. Nguyễn Hữu Huyên, vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp (http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4360) tế, Bộ Tư pháp (http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4360)

72 Xem: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/nh-n-nh/c-n-th-n-tr-ng-giao-d-ch-i-n-t-1.276191?mode=print 1.276191?mode=print

tỷ đồng là một cơ hội lớn cho lĩnh vực thanh toán này phát triển73. Những số liệu trên đã cho thấy việc sử dụng thẻ tín dụng, việc chi trả thơng qua tài khoản ngân hàng hiện nay là rất phổ biến và trong hoạt động mua bán trực tuyến đây cũng là một loại hình thanh toán rất tiện lợi. Tuy nhiên, để hoạt động sử dụng thẻ được đảm bảo, bảo mật các thông tin về tài khoản người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của các bên cần có những cơ chế đảm bảo an tồn. Nó cũng đặt ra yêu cầu đối với cả ba bên liên quan đến loại hình thanh tốn này. Đó là người tiêu dùng sử dụng thẻ để thực hiện thanh toán phải đảm bảo thực hiện đúng các chỉ dẫn sử dụng của bên cung cấp dịch vụ, tiến hành theo các quy trình nhằm đảm bảo an toàn theo quy định của bên bán trong hợp đồng mua bán trực tuyến, đối với người cung cấp dịch vụ phải thực hiện tốt khâu quản lý, cơ chế, chính sách đảm bảo an tồn cho người sử dụng, đưa ra những thơng báo, phân tích những nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng dịch vụ thẻ có thể gặp phải và cách khắc phục, bên bán khi đã yêu cầu người mua cung cấp thông tin về tài khoản để thực hiện thanh tốn thì phải có chính sách bảo mật đảm bảo an tồn cho khách hàng tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra cho người tiêu dùng khi sử dụng hình thức thanh tốn mà mình u cầu.

3.3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng3.3.1 Chứng cứ điện tử 3.3.1 Chứng cứ điện tử

Cũng giống như các hợp đồng mua bán được giao kết theo phương thức truyền thống, vấn đề chứng cứ trong các hợp đồng mua bán trực tuyến có vai trị hết sức quan trọng bởi khi có tranh chấp xảy ra, các bên muốn chứng minh yêu cầu của mình hay sự phản bác một u cầu nào đó của bên cịn lại đều phải dựa trên những chứng cứ được pháp luật thừa nhận. Hiện nay, pháp luật chưa quy định chứng cứ điện tử cụ thể là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu chứng cứ điện tử thông qua khái niệm chứng cứ trong bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Theo Điều 81 Bộ luật này thì: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và

cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khơng cũng như những tình tiếc khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.” Từ quy định mang

tính chung cơ bản này, chúng ta có thể áp dụng cụ thể vào mơi trường điện tử để xác định chứng cứ điện tử là gì. Thực chất chứng cứ điện tử là những loại chứng cứ hình thành và tồn tại trong mơi trường điện tử, nó khơng tồn tại dưới một dạng vật chất cụ

73 Xem: http://cafef.vn/20110421041058180CA34/den-cuoi-nam-2010-doanh-so-su-dung-the-o-viet-nam-dat-tren-600000-ty-dong.chn 600000-ty-dong.chn

thể. Tuy nhiên nếu nó đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tính chất của một chứng cứ như tồn tại khách quan không phụ thuộc ý chí con người, có tính hợp pháp tức là nó phải được thu thập một cách hợp pháp và có tính liên quan có nghĩa là nó phải có mối quan hệ với vụ việc mà nó cần chứng minh. Các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về cơ bản khá phù hợp với thông lệ quốc tế khi thừa nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử. Từ việc phân tích các quy định của pháp luật, chúng ta có thể thấy chứng cứ điện tử hiện nay tồn tại dưới hai dạng cơ bản là thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử74. Vì vậy ta có thể kết luận rằng: “Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng Dân sự quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khơng cũng như những tình tiếc khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”

Hiên nay, pháp luật đã thừa nhận giá trị của chứng cứ điện tử mà cụ thể là tại Khoản 11 điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “ Thông điệp dữ liệu không bị phủ

nhận giá trị dùng làm chứng chứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.” và Điều 24 về

thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, do đặt thù của các giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến nên pháp luật cũng đặt ra một số điều kiện bổ sung để thông điệp dữ liệu hay chữ ký điện tử có thể trở thành chứng cứ nói chung. Đối với một thơng điệp dữ liệu, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định từ Điều 10 đến Điều 15, giá trị chứng cứ của một thông điệp dữ liệu phụ thuộc vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố khác.75 Một thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng các điều kiện: “1. Nội dung của

thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thơng điệp dữ liệu hồn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong q trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thơng điệp dữ liệu; 2. Nội dung của thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”76 Về

các điều kiện để một chữ ký điện tử có giá trị pháp lý cũng như giá trị của chữ ký điện tử chúng ta có thể xem ở phần 2.4 của Chương 2 luận văn này. Và chỉ khi nó thỏa mãn các điều kiện đó thì nó mới có giá trị làm chứng cứ. Như vậy, pháp luật đã quy định các

74 Xem: Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử - TS. Nguyễn Hữu Huyên, vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp(http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4360) tế, Bộ Tư pháp(http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4360)

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w