Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “1. Trong trường hợp pháp luật quy định
văn bản cần có chữ ký thì u cầu đó đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thơng điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu; b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thơng điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.” Mỗi chữ ký điện tử luôn gắn với một chủ thể xác định. Vì vậy,
pháp luật địi hỏi để được cơng nhân giá trị pháp lý thì chữ ký đó phải xác định được là của ai và sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông tin đã ký. Trong môi trường công nghệ ngày càng phát triển như ngay nay thì sự lừa dối, lừa đảo thường xuyên diễn ra trên mạng, việc giả mạo cũng như lấy cắp chữ ký điện tử có thể diễn ra thường xuyên và hầu hết hiện nay các hợp đồng mua bán trực tuyến nếu có yêu cầu chữ ký điện tử thường có giá trị lớn. Vì vậy việc đảm bảo một chữ ký điện tử đúng với ý chí của chủ thể giao kết khi nhìn nhận về nội dung hợp đồng là điều bắt buộc. Ngoài ra phương pháp tạo chữ ký điện tử cũng phải đủ để tin cậy, phù hợp với mục đích mà nó được tạo ra, và để đảm bảo được đều này các bên cần phải tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 như đã phân tích ở trên.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì u cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực57. Việc chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người đã ký chữ ký điện tử.58 Có lẽ đi xa hơn so với chữ ký thông thường, pháp luật quy định một văn bản cần được đóng dấu thì đối với một thơng điệp dữ liệu đều đó có thể được thay thế bằng một chữ ký điện tử đã được chứng thực. Đều này xuất phát từ bản chất của các hợp đồng mà cần có chữ ký điện tử, thơng thường hợp đồng này được xác lập qua Internet, xác lập từ xa nên việc quy định như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao kết, không mất thời gian cũng như tiền bạc đi lại như truyền thống.
Ngoài ra, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử còn được thể hiện qua các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng chữ ký điện tử cũng như quyền và nghĩa vụ của người chấp nhận chữ ký điện tử đó. Về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì các bên có quyền lựa chọn sử dụng hay khơng sử