Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Ths CTH xử lý xung đột đất đai trên địa bàn huyện phú quốc, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 28 - 29)

THỰC TRẠNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Từ trước năm 2004, huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang cũng như các địa phương khác trong tỉnh Kiên Giang tình hình kinh tế - xã hội chưa có bước phát triển nổi bật. Kinh tế của huyện Phú Quốc chủ yếu phát triển mạnh về nơng nghiệp, trong đó thế mạnh là cây tiêu, diện tích 500ha, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 1.500 tấn, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông lâm - ngư - nghiệp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tồn huyện có 700 hộ nghèo. Đến khi có Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" và Quyết định 633/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 05

năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Theo đó Phú Quốc được xác định " là khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp Quốc gia và Quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không Quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của Quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng. Các quyết định này đáp ứng sự mong đợi của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo Phú Quốc và cũng là cơ hội thuận lợi để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của đảo Phú Quốc. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Từ đó, kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo đúng hướng, cải thiện cơ bản đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từ các tuyến đường giao thông, cảng biển, sân bay quốc tế, các khu dân cư - tái định cư, đưa kinh tế của huyện phát triển vượt bậc, có sức đột phá. Trong năm 2016 khách du lịch đến Phú Quốc trên 1,45 triệu lượt người, trong đó có 210.132 lượt khách người nước ngồi.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 27,52%, thu nhập bình quân đầu người là 120 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trong những năm qua tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản 31,08%, công nghiệp xây dựng 19,55 %, dịch vụ 49, 37% [73].

Chính vì vậy, cùng với sự phát triển nhiều mặt trên tất cả các lĩnh vực, đến năm 2014 huyện Phú Quốc được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II . Đây là điều kiện tiền đề, tạo động lực tiếp tục thúc đẩy huyện Phú Quốc phát triển, nhiều nhà đầu tư lớn đã mạnh dạn đầu tư vào Phú Quốc với số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Ths CTH xử lý xung đột đất đai trên địa bàn huyện phú quốc, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w