THỰC TRẠNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
2.2.5.3. Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế kết quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồ
khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(1) Nguyên nhân từ những quy định pháp luật và quá trình thực thi của các cơ quan Nhà nước
Thứ nhất, do đặc thù lịch sử trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nên
trên địa bàn huyện Phú Quốc có hơn 1.700 trường hợp đã bị thu hồi đất sau Thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế, dù có Quyết định thu hồi đất sau Thanh tra, nhưng rất nhiều hộ vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng. Đối với những trường hợp này, theo quy định của pháp luật về đất đai năm 2003 thì khơng đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi bị ảnh hưởng trong các dự án. Thực tế, trước và sau khi thu hồi đất sau Thanh tra, các hộ đều trực tiếp sử dụng và đã có thành quả nhất định trên phần diện tích đất đã bị thu hồi. Do đó, việc buộc các hộ này giao đất cho nhà đầu tư khi không được xem xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một vấn đề rất khó thực hiện.
Thứ hai, quy định về Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng Hành chính chưa có sự
thống nhất về thời hiệu khiếu nại và khiếu kiện. Cụ thể Điều 9 Luật Khiếu nại quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính”. Nhưng Điều 104 Luật Tố tụng Hành chính quy định “Thời hiệu khởi kiện của Quyết định hành chính, hành vi hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được Quyết định hành chính đó”. Mâu thuẫn này dẫn đến có một số Quyết định hành chính khơng bị khiếu nại và đã có hiệu lực thi hành, khi các cơ quan Nhà nước đã thi hành xong Quyết định hành chính đó nhưng vẫn bị khiếu kiện đến Tòa án Nhân dân; Trong thực tế, một số Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có vi phạm pháp luật, nhưng người giải quyết khiếu nại không thể tự sửa đổi hoặc hủy bỏ Quyết định giải quyết khiếu nại đó. Vì theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại thì phải có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ u cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại, hoặc giao Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Với quy định trên, gây khó khăn cho địa phương trong việc chủ động xem xét lại Quyết định giải quyết khiếu nại không đúng quy định pháp luật; Việc xử lý
hành vi vi phạm pháp luật của người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và những người khác có liên quan được quy định tại Điều 67, 68, Luật Khiếu nại là rất khó thực hiện trong thực tế, do chưa có hướng dẫn cụ thể việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại (nhất là khiếu nại sai, xúi giục, lôi kéo người khác khiếu nại, xúc
phạm danh dự, uy tín của cơ quan, CBCC) và trên thực tế chưa quy định biện pháp
chế tài để xử lý các hành vi này; Theo quy định hiện hành, cơng dân chỉ có quyền khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt mà khơng có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nước. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của cơng dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đơng người, vượt cấp.
Thứ ba, các quy định của pháp luật về đất đai cũng còn nhiều bất cập, cụ thể
như: Quy định về đối tượng được hưởng hổ trợ chuyển đổi nghề cần được quy định cụ thể, chi tiết hơn. Hiện nay căn cứ vào các quy định của pháp luật về hổ trợ chuyển đổi nghề, Ủy ban nhân dân huyện chỉ áp dụng đối với những đối tượng có hộ khẩu trong tỉnh Kiên Giang và bản thân người sử dụng đất hoặc trong cùng hộ khẩu của người sử dụng đất có ít nhất một nhân khẩu sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp. Việc áp dụng này dễ gây ra sự tùy tiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người sử dụng đất, vì khái niệm “sinh sống chính bằng nghề nơng nghiệp” rất chung chung; Các quy định về kiểm đếm bắt buộc cũng được quy định nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong q trình áp dụng. Việc xác định đối tượng được ra Quyết định kiểm đếm bắt buộc chưa được quy định; Các quy định về việc “không sử dụng đất” cũng chưa được cụ thể, thời điểm bắt đầu tính thời gian “khơng sử dụng đất”, cơ quan nào có thẩm quyền để xác định và việc xác định đó được thực hiện bởi trình tự thủ tục như thế nào cũng chưa được quy định. Ngồi ra, trên địa bàn huyện Phú Quốc cịn có khó khăn trong q trình thực hiện các dự án cụ thể là, trong quá trình triển khai một số dự án trên địa bàn huyện có ảnh hưởng đến đất rừng được giao cho Ban quản lý Rừng Phòng hộ và Vườn Quốc gia quản lý. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền thu hồi diện tích đất rừng và giao cho các nhà đầu tư, nhưng không thực hiện công tác kê khai, đo đạc, kiểm đếm. Tuy
nhiên, trong thực tế có một số trường hợp đang sử dụng trong đất rừng được giao lại cho các dự án đầu tư nhưng chưa được kê khai, đo đạc, kiểm đếm diện tích đất của các hộ dân đang quản lý, sử dụng. Mặt khác, một số trường hợp sau khi nhà nước giao đất rừng cho các nhà đầu tư thực hiện dự án nhưng do quản lý thiếu chặt chẽ nên một số hộ dân vào lấn chiếm và chuyển nhượng trái phép (lấn chiếm, chuyển nhượng sau khi có thơng báo quy hoạch). Đến nay, khi dự án đi vào thi công nên các hộ dân chưa được kiểm kê, đo đạc tiến hành ngăn cản không cho dự án thi công. Do các trường hợp này chưa được đo đạc, chưa được xét duyệt nguồn gốc đất và chưa có quyết định thu hồi đất nên khơng đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, mặt khác nếu xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ nói trên sẽ làm trể tiến độ thi công thực hiện dự án, đồng thời cũng chưa thật sự khách quan do chưa rõ nguồn gốc đất được các hộ sử dụng ra sao. Từ những tình huống nêu trên, Ủy ban nhân dân huyện đang gặp khó khăn trong việc ban hành hay không ban hành Quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp phát sinh các hộ đang sử dụng đất trong các dự án đang được triển khai.
Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay cịn phức tạp, hạn chế. Cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai qua nhiều năm vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót; Cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại cịn dựa theo cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật, còn tồn đọng nhiều đơn thư. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, bên cạnh đó cơng tác kiểm kê, áp giá, đo đạc lập phương án bồi thường giải tỏa tại một số phương án cịn thiếu chính xác, thường chỉ chú trọng đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng mà chưa chú ý đến những vấn đề xã hội từ việc thu hồi đất, dẫn đến hệ quả không bảo đảm điều kiện khu tái định cư, khơng có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi.
Thứ tư, theo quy định của pháp luật thì giá đất bồi thường là giá đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi, tuy nhiên, thực tế từ khi cơng bố quy hoạch đến khi thu hồi đất có thể kéo dài nhiều năm, mà khi khu đất có quy hoạch thì tại khu vực đó đã khơng diễn ra hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên thị trường đã bị “đóng băng”. Khi có quyết định thu hồi đất, xác định giá thị trường để áp giá thì lúc
này giá thị trường khơng cịn là giá thực tế trong điều kiện bình thường. Vì thế, khi đối chiếu giá nhà nước và giá thị trường sẽ khơng cịn chính xác dẫn đến việc áp giá bồi thường thấp. Mặt khác, quy định về giá đất giữa các đoạn liền kề nhau trên cùng một tuyến đường, các khu vực có điều kiện như nhau nhưng chênh lệch lớn về giá bồi thường, hỗ trợ...
Thứ năm, về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề đất
đai: pháp luật đã quy định trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý đất đai mà khơng có quy định biện pháp chế tài. Từ đó dẫn đến tình trạng khi cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quản lý đất đai như trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người có thẩm quyền trong cơ quan đó khi ban hành quyết định hành chính sẽ khơng tránh khỏi có những quyết định sai trái cũng như phát sinh những hành vi tiêu cực trong việc quản lý đất đai cũng như trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Do đó, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân cũng như người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi nên dẫn đến khiếu nại.
Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm. Cán bộ thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng khơng chấp hành đúng quy định về trình tự, thủ tục như: ra thơng báo thu hồi đất để tiến hành thu hồi đất mà khơng có quyết định thu hồi, giải thích quy hoạch và việc lấy ý kiến của người dân về quy hoạch sử dụng đất thực hiện sơ sài, không sâu rộng; quyết định thu hồi không đúng thẩm quyền; tiến hành cưỡng chế giao đất khi chưa bố trí tái đinh cư. Lực lượng cán bộ cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn không nắm vững quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nên hướng dẫn người dân phải đi lại nhiều nơi. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhất là pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tuy có được quan tâm nhưng chưa được thường xuyên. Việc tuyên truyền chưa đi sâu, chưa tập trung vào vấn đề chính yếu.
Thứ sáu, một nguyên nhân khác liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan
Nhà nước trong các vấn đề liên quan đến thu hồi đất đai được Bộ Tài nguyên & Môi trường chỉ ra là: công tác, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
nại, tố cáo của chính quyền các cấp ở một số nơi còn thiếu quyết liệt. Một số vụ việc, các địa phương dựa vào lý do hết thời hiệu để không xem xét, giải quyết, hoặc cho rằng, đã giải quyết hết thẩm quyền dù người dân đã cung cấp thêm thơng tin, tài liệu dẫn chứng. Ngồi ra, một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương còn thiếu tinh thần trách nhiệm; thiếu quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân; có động cơ khơng trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời, chưa giải quyết hợp lý nên người dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại.
Thứ bảy, chưa giải quyết tốt lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người có
đất bị thu hồi, chỉ tính đến mục đích thu hút đầu tư, nóng vội trong giải phóng mặt bằng nên quyết định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. Mặc dù, chính sách, pháp luật về đất đai đã được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những vấn đề vướng mắc tồn tại trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là trong vấn đề bồi thường.
(2) Nguyên nhân từ phía người dân
Thứ nhất, do nhận thức người dân không đồng nhất với cơ chế chính sách
pháp luật về sở hữu đất đai. Một bộ phận dân chúng bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục làm cho tình hình xung đột đất đai ngày càng phức tạp; số lượng đơn thư khiếu nại phản ánh, kiến nghị cùng một lúc phát sinh nhiều. Bên cạnh đó, trong tiềm thức của một số bộ phận người dân vẫn quan niệm đất đai là của tổ tiên, ông cha để lại. Một số khác lại quan niệm rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã sử dụng lâu dài thì là của họ khơng ai có thể bắt họ di dời. Chính vì những nhận thức chưa đúng này của người dân nên trong điều kiện kinh tế thị trường đất đai ngày càng trở nên có giá thì việc giải phóng mặt bằng càng gặp nhiều khó khăn hơn. Ví dụ: dự án khu phức hợp du lịch sinh thái Bãi Khem cũng gặp tình trạng này. Người dân ở Bãi Khem đa phần từ nơi khác đến sinh sống, có gia đình đã sống hơn 20 năm, có gia đình họ chỉ mới chuyển tới vài năm, có hộ khi nghe được thơng tin quy hoạch thì dựng lên nhà để được bồi thường. Nhưng thực ra tất cả hộ dân sống nơi đây họ khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là đất họ lấn chiếm nên không đủ điều kiện để được
xét bồi thường. Họ không am hiểu về luật mà nghĩ rằng họ đã sống từ lâu nơi này, giờ thu hồi đất của họ thì phải bồi thường… Đây cũng là thực trạng đa phần ở huyện Phú Quốc.
Thứ hai, người dân không am hiểu về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư cịn mang nặng tư tưởng lợi ích cá nhân nên khi được cơng bố quy hoạch thì cịn một bộ phận người dân vẫn xây dựng các cơng trình trái phép, trồng thêm cây để đòi thêm tiền hỗ trợ; còn mang suy nghĩ ở lâu sẽ được thêm tiền nên đã không chịu di dời phải đợi cưỡng chế. Vì thế, khi khơng được hỗ trợ thêm, khi bị cưỡng chế di dời thì những hộ, gia đình này thường chống đối và khiếu nại gay gắt. Ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế. Một số cơng dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách, pháp luật, nhưng địi hỏi quyền lợi của mình theo ý muốn chủ quan, dẫn đến phát sinh khiếu nại nhiều, đôi lúc một số vụ việc khiếu nại bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục làm cho tình hình khiếu nại ngày càng phức tạp.
Ngồi những ngun nhân nói trên thì ngun nhân của việc phát sinh khiếu nại cịn là do chính sách bồi thường, hỗ trợ ngày càng được quy định có lợi hơn cho người có đất so với trước đây, dẫn tới nhiều trường hợp đã nhận bồi thường nay lại tiếp tục đòi được áp dụng chính sách mới, khiến việc khiếu nại kéo dài. Việc tổ chức thực hiện quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan tới giải quyết khiếu nại, tố cáo còn vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế như: việc đối thoại giải quyết khiếu nại lần hai; việc ủy quyền tham gia tố tụng; trình tự, thủ tục, giải quyết khiếu nại lần hai; việc xem xét lại quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật…