DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI Ở PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Ths CTH xử lý xung đột đất đai trên địa bàn huyện phú quốc, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 69 - 73)

DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI Ở PHÚ QUỐC HIỆN NAY

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI Ở PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚ

PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 và Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năn 2030. Từng bước phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á theo mơ hình đặc khu kinh tế mở, hướng ngoại với 3 trụ cột chính: cơng nghiệp giải trí, nghỉ dưỡng; dịch vụ tài chính, ngân hàng và kinh tế biển; Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, theo định hướng của UBND tỉnh Kiên Giang năm 2016 đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang sẽ tập trung đầu tư cho huyện Phú Quốc phát triển nhanh và đồng bộ, từng bước trở thành đặc khu kinh tế trực thuộc tỉnh để tạo lực tăng trưởng và tác động lan tỏa đến các vùng khác. Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, liên kết du lịch của Phú Quốc với các vùng trong và ngồi nước; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng; gắn phát triển du lịch với bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ mơi trường và các hệ sinh thái đặc thù, xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm giao thương, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Mặt khác, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Quốc 05 năm, giai đoạn 2016-2020 xác định phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc; tập trung đầu tư các cơ sở lưu trú, phấn đấu đến năm 2020 đạt 10.000 phịng; phát triển đa dạng các loại hình du lịch; hồn thành các cơng trình trung tâm thương mại giao dịch Quốc tế, khu công nghiệp Vịnh Đầm, Cảng hành khách Quốc tế Dương Đơng và Cảng Bãi Vịng; đầu tư hệ thống cấp nước Dương Đông và hệ thống cấp nước Suối Lớn, Rạch Cá, Cửa Cạn và Rạch Tràm; các khu xử lý rác thải, nước thải; kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục triển khai xây dựng các cơng

trình trọng điểm quy mơ lớn như: Vườn thú Safari, cáp treo Hòn Thơm - An Thới, mở rộng sân bay Quốc tế Phú Quốc; đường quanh đảo, các cảng biển nội địa Dương Đông, tập trung xây dựng huyện đảo Phú Quốc từng bước trở thành khu kinh tế biển tổng hợp là trung tâm kinh tế biển của cả nước và khu vực.

Với kế hoạch phát triển của Phú Quốc như nêu trên, luận văn dự báo một số xu hướng xung đột đất đai ở Phú Quốc trong thời gian tới như sau:

Xung đột đất đai sẽ còn tiếp diễn và có nguy cơ ngày càng gia tăng.

Từ những chủ trương lớn nêu trên, trong thời gian tới huyện Phú Quốc tiếp tục được Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đầu tư các nguồn lực đảm bảo các điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội với quy mô lớn với tốc độ nhanh hơn, do đó huyện Phú Quốc cần phải tập trung đẩy mạnh việc chuẩn bị quỹ đất để giao cho nhà các tập đoàn lớn triển khai nhanh các dự án đã quy hoạch. Và cũng như các dự án khác quỷ đất đó một phần phải lấy từ đất của người dân đang sử dụng bằng cách thu hồi và bồi thường. Bên cạnh đó hiện nay một số dự án đã và đang được các tập đoàn đầu tư xây dựng dỡ dang, nhưng việc bồi thường giải tỏa vẫn chưa xong, và chính quyền địa phương cũng chưa có giải pháp nào tốt hơn để xử lý vấn đề xung đột đất đai hiện nay. Từ đó cho thấy trong thời gian tới xung đột đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc sẽ nguy cơ ngày càng gia tăng.

Các loại hình xung đột đất đai ngày càng đa dạng, phức tạp

Công tác quản lý đất đai trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ so với trước đây, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cả khách quan lẫn chủ quan. Tình hình chuyển nhượng đất đai khơng đúng quy định pháp luật đã và đang diễn ra khá rầm rộ, như người mua đất thì ham giá rẽ trong khi đất của người bán thì chưa được pháp luật cơng nhận quyền sử dụng đất; sử dụng đất khơng đúng mục đích; tình trạng lấn, chiếm đất của chính quyền địa phương quản lý, đất của các tổ chức, cơ quan Nhà nước, lấn chiếm rừng Quốc gia, rừng Phòng hộ vẫn còn diễn ra phổ biến; dư luận trong nhân dân về giá bồi thường đất không thỏa đáng, họ cho rằng giá bồi thường của nhà nước phải ngang với giá thị trường, hoặc chính quyền địa phương phải để cho người dân tự thỏa thuận với doanh nghiệp như một số dự án

đã làm. Vấn đề nữa là chính quyền địa phương chưa làm tốt cơng tác bố trí tái định cư và đảm bảo cơng ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất, dẫn đến việc họ phải ở nhờ nhà người thân hoặc thuê nhà trọ sống trong một thời gian dài và số tiền bồi thường cũng dần hết, rồi những người này đã trở thành gánh năng cho xã hội hiện nay; Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai hiện nay chưa ổn định, còn chồng chéo và thay đổi thường xuyên nên việc tổ chức thực hiện công tác quản lý, bồi thường, giải tỏa, giải quyết khiếu nại còn gặp nhiều lúng túng; Gần đây cịn xuất hiện tình trạng lừa đảo đất đai với quy mơ lớn và có tính chất phức tạp, với nhiều thủ đoạn rất tinh vi, xảo huyệt để lại hậu quả rất nặng nề cho xã hội. Có người thì phải vào tù, có người bị mất hết đất đai tài sản trở thành vơ gia cư, thậm chí có người khơng cịn gì mà phải mang thêm nợ nầng rất lớn ... thậm chí có người đã tự tử.

Xung đột đất đai có chiều hướng chuyển thành điểm nóng

Theo Từ điển Bách khoa Cơng an nhân dân, điểm nóng là thuật ngữ chỉ một địa bàn đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp có đơng người tham gia dẫn đến gây mất ổn định về an ninh, trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nhân dân địa phương.

Như vậy, điểm nóng là một địa bàn, một khu vực tập trung mâu thuẫn cao độ bùng nổ thành các cuộc tranh chấp, gây rối, xung đột, gây hậu quả xấu về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh - trật tự.

Điểm nóng có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Tổ chức Đảng, chính quyền, các đồn thể quần chúng ở cơ sở yếu kém; nội bộ mất đồn kết, hoặc bị vơ hiệu hóa, mất vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành; các phong trào quần chúng bị tê liệt.

- Tụ tập đông người, thống nhất về mục tiêu, hành động chống đối có tổ chức, có số cầm đầu, số kích động, tự lập ra các tổ chức và hoạt động trái phép.

- Các phần tử xấu lợi dụng tình hình, kích động một bộ phận quần chúng có hành vi q khích, vi phạm pháp luật.

Trước thực trạng tình hình xung đột đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc như hiện nay (đã trình bày ở phần trên), bên cạnh tốc độ đơ thị hóa ngày càng nhanh

cộng thêm việc chính quyền các cấp đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để giao đất sạch cho các nhà đầu tư vào xây dựng và thực hiện các dự án; do sự tranh chấp dân sự, phát sinh những mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau giữa người dân bị thu hồi đất với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Khi số đông người bị thu hồi đất khơng cịn tự kiềm chế được nữa, họ có những hành vi vượt ra ngồi khn khổ của pháp luật, của những chuẩn mực đạo đức và những giá trị của xã hội gây bất ổn định xã hội và ngang nhiên thách thức đối với chính quyền, thì vấn đề xung đột đất đai sẽ ngày càng trở nên gia tăng cả về số lượng, loại hình và tính chất phức tạp của nó, có thể sẽ trở thành điểm nóng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm nóng, nhưng nguyên nhân chung nhất, cơ bản nhất đó là mâu thuẫn, xung đột về lợi ích (giữa cá nhân với cá nhân, nhóm người với nhóm người, cá nhân hoặc nhóm người với cơ quan, tổ chức hoặc với người đại diện cho cơ quan quyền lực nhà nước) không được giải quyết thỏa đáng, kịp thời.

Nếu điểm nóng xã hội về đất đai ở Phú Quốc xảy ra, có thể đám đơng sẽ địi các yêu sách sau:

- Chống đối cá nhân hay nhóm người đương quyền. Với lý do cá nhân hay nhóm người đương quyền đã phạm tội hay khơng cịn đủ phẩm chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, họ yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý hay thay đổi người khác tốt hơn.

- Chống đối một số chính sách về đất đai hiện hành hiện hành. Họ cho rằng một chính sách cụ thể hay một đạo luật nào đó khơng phù hợp hay đã gây bất lợi cho họ. Cho nên họ đấu tranh địi sửa chữa, bổ sung hay xóa bỏ hoặc ban hành chính sách, luật mới.

Thực tiễn quản lý đất đai và xung đột đất đai sẽ là một thách thức đối với chính quyền địa phương

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình thực hiện việc tập trung xây dụng phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch tầm cở khu vực và quốc tế. Thông qua quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho các dự án lớn; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song cơng tác quản lý đất đai vẫn cịn nhiều bất cập. Một số vấn đề về quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài ngun đất cịn yếu, gây lãng phí, thất thốt; quản lý thị trường bất động sản còn lúng túng, sơ hở...

Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phương pháp, công nghệ trong điều tra cơ bản chậm đổi mới; điều tra thiếu tập trung, còn chồng chéo; kết quả điều tra còn thiếu độ tin cậy, chỉnh lý cập nhật không thường xuyên. Việc xử lý, lưu trữ, thơng tin cịn bất cập, tài liệu điều tra chưa được khai thác có hiệu quả. Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là cấp xã còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp; kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng; gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các cơng nghệ tiên tiến cịn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Ths CTH xử lý xung đột đất đai trên địa bàn huyện phú quốc, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w