THỰC TRẠNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
2.2.5.2. Những hạn chế trong công tác giải quyết xung đột về đất đai ở Phú Quốc hiện nay
Phú Quốc hiện nay
(1) Hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật
Qua thực tiễn cho thấy, công tác xử lý xung đột đất đai trong thời gian qua ở Phú Quốc thiếu ổn định, ngoài các nguyên nhân từ một số bất cập của pháp luật, hạn chế trong công tác xử lý vấn đề phát sinh của các cơ quan chức năng, đó cịn là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân, như hiểu biết về các thủ tục trong cấp giấy chứng nhận, về thời hiệu khiếu nại... Thực tế cho thất người dân rất có nhu cầu về trợ giúp pháp lý nên vấn đề này cần được nhân rộng nhất là tại những khu vực thực hiện giải phóng mặt bằng; các vấn đề lớn mà người dân rất quan tâm khi khiếu nại đó là: bồi thường, tái định cư, các chính sách hỗ trợ, hỗ trợ chuyển đổi nghề và giá đất...
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tuyên truyền về pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, đặc biệt là lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các cơ quan chức năng tại huyện Phú Quốc còn khá đơn điệu, chủ yếu dừng lại ở việc thông tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng (đặc biệt là qua loa phóng thanh), phát tờ rơi, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật… song những hình thức này cịn khá đơn điệu, chưa phù hợp với trình độ của người dân, cịn dàn trải, do vậy hiệu quả thực tế không cao, chưa đi vào các vấn đề cốt lõi. Riêng đối với hai phương thức phát tờ rơi và thơng qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật không được người dân ủng hộ cao, lý do bởi trình độ dân trí trên địa bàn huyện Phú Quốc cịn thấp nên hình thức phát tờ rơi để người dân tự đọc và tìm hiểu là khơng đạt hiệu
quả; việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật rất tốn kém nhưng khơng có tính lan rộng, do đó hình thức này chỉ nên tổ chức tập trung cho những đối tượng chủ chốt thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương tham gia nhằm trao dồi kiến thức cho lực lượng này tuyên truyền đến dân.
Mặt khác, tình trạng khiếu nại đơng người vẫn xảy ra trên địa bàn huyện Phú Quốc, đặc biệt khi thực hiện các dự án phải thu hồi diện tích đất lớn, đất có giá cả cao trên thị trường. Điều này chứng tỏ, công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân chưa được thực hiện một cách hiệu quả, thực chất, vẫn chỉ dừng lại ở tuyên truyền bề ngoài. Người dân chưa hiểu được những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất khi thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích cơng cộng cũng như các dự án khác.
(2) Những hạn chế trong thực hiện các nội dung trực tiếp liên quan của cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Công tác tiếp công dân ở huyện Phú Quốc tuy đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm dẫn đến hiệu quả tiếp dân không cao. Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm thực hiện bố trí cán bộ tiếp cơng dân chưa phù hợp với yêu cầu, thiếu chủ động trong tham mưu, đề xuất giải quyết công việc. Công tác tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ huyện đến các xã, thị trấn vẫn chưa thường xuyên.
Cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở thường xuyên đạt tỷ lệ chưa cao; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật cịn chưa quyết liệt, vẫn tồn đọng những quyết định chưa được thực hiện dứt điểm từ đó gây nhiều phiền hà cho cơng dân. Mặt khác, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong nhiều trường hợp còn chưa dứt điểm dẫn đến chậm trễ trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cơng cộng trên địa bàn huyện. Trong giải quyết các khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai vẫn còn một số vụ việc chưa đảm bảo chứng cứ, việc xác định thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn để thụ lý một số việc cịn thiếu chính xác.
lòng tương đối cao của người dân (80% người dân hài lòng), nhưng do lượng đơn khiếu nại trên địa bàn huyện Phú Quốc khá lớn nên việc đảm bảo thời hạn giải quyết khiếu nại ln là hạn chế cịn tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại của huyện Phú Quốc trong nhiều năm qua. Tỷ lệ người dân khơng hài lịng với chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư mặc dù không phải là đa số, song tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Một số nội dung còn khiếu nại nhiều như: cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm, thời gian chi trả tiền còn kéo dài; giá đất bồi thường giữa các khu vực có chênh lệch khá cao; giá đền bù còn quá thấp so với giá thị trường; thời gian giải quyết khiếu nại còn kéo dài. Đây chính là những vấn đề cần giải quyết nhằm hạn chế các bức xúc của người khiếu nại. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn một số nơi chưa nhận được sự đồng tình của người dân nên khiếu nại đơng người, khiếu nại vượt cấp vẫn xảy ra, gây những phức tạp trong tình hình an ninh, trật tự, kinh tế, xã hội trên địa bàn Phú Quốc, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Qua thực tiễn thực hiện công tác thanh tra liên quan đến lĩnh vực đất đai cho thấy, hiện nay vấn đề người dân quan tâm nhất ngoài vấn đề bồi thường khi bị thu hồi đất, chính là chỗ ở sau khi phải nhường đất cho cơng trình, cơng tác bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua trên địa bàn huyện Phú Quốc giải quyết chưa tốt. Do cùng lúc thực hiện nhiều dự án nên việc bố trí khu tái định cư cịn chưa kịp thời. Trong công tác quản lý nhà nước thì việc bố trí tái định cư cịn diễn ra chậm, người dân thì cho rằng vào khu tái định cư thì khơng đảm bảo cuộc sống bởi họ là nông dân, ngư dân chỉ biết lao động nông nghiệp, khi vào khu tái định cư yêu cầu họ phải chuyển qua hành nghề mua bán, kinh doanh... nên khơng làm được vì vậy khi tái định cư họ chỉ nhận tiền, nếu khơng thì sau đó cũng bán suất tái định cư rồi đi làm thuê, làm mướn. Từ đó vấn đề tái định cư ln được người dân quan tâm khi phải nhường đất cho cơng trình bởi sự ảnh hưởng lâu dài cho cuộc sống của họ.