DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI Ở PHÚ QUỐC HIỆN NAY
3.2.1. Tiếp tục đổi mới hồn thiện chính sách, pháp luật đất đa
Hồn thiện cơ chế chính sách, hồn thiện pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa và nguyên tắc pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong đó, hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai, khiếu nại, giải quyết khiếu nại đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn là một vấn đề hết sức cần thiết. Cụ thể, cần có cơ chế quy định bảo đảm cơng bằng giữa tổ chức và hộ gia đình khi bị thu hồi đất. Nghĩa là đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất, như vậy sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình thực hiện việc hồn thiện chính sách pháp luật, thực hiện theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "phải ln ln sát với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nghe ngóng để hiểu biết nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tìm tịi phát huy sáng kiến của quần chúng nhân dân, rồi căn cứ vào đó mà chủ trương cho đúng và kịp thời sửa chữa những chủ trương sai lầm".
Việc xây dựng pháp luật cần lưu ý đến điều kiện cụ thể của từng vùng, miền, địa phương để xác định khung pháp lý cho phù hợp. Cụ thể:
- Quy định tăng thêm thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu cho những địa phương triển khai nhiều cơng trình, dự án mang tính cấp bách hoặc có số hộ bị ảnh hưởng lớn. Điều này sẽ giải quyết được bất cập lớn nhất hiện nay, là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tốt những khiếu nại về đất đai đã phát sinh, khơng tạo thành điểm nóng dẫn đến trở thành đồn đơng người để gây sức ép cho các cơ quan chức năng. Đồng thời, cần quy định cụ thể thời gian bàn giao mặt bằng, kể từ ngày thực hiện xong việc bồi thường để thống nhất trong việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất ở các địa phương. Theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày được thanh tốn xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Quy định này là quá ngắn, đối với những trường hợp người bị thu hồi đất diện tích lớn, nhiều cơng trình xây dựng kiên cố trên đất sẽ không đủ thời gian để di dời.
- Cần xem xét, điều chỉnh phương pháp định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, làm căn cứ cho việc xác định giá đất bồi thường cụ thể ở từng địa
phương, hạn chế tình trạng xác định giá đất tùy tiện ở các địa phương, dẫn đến việc có sự chênh lệch quá lớn giá đất giữa hai khu vực giáp ranh, làm cho người dân thấy rằng lợi ích của mình bị thiệt hại q lớn. Theo quy định phương pháp xác định giá đất như hiện nay rất khó thực hiện, ở chỗ đối với những khu vực khơng có trường hợp đất bán đấu giá thì khơng có cơ sở xác định. Đối với những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thông thường các bên tham gia chuyển nhượng khơng thể hiện giá trị chuyển nhượng chính xác trong hợp đồng, vì vậy rất khó xác định. Điều chỉnh được quy định này sẽ tránh trường hợp xác định giá đất để tính tiền bồi thường khơng có cơ sở, theo cảm tính của các cơ quan chức năng, khi người dân khiếu nại rồi thực hiện xác định lại giá đất theo giá thị trường theo quy định, làm mất thời gian và tạo sự hoài nghi trong nhân dân về việc thực hiện chính sách của cán bộ, cơng chức nhà nước.
- Cần quy định cưỡng chế thu hồi đối với đất có mồ mả. Pháp luật hiện nay chỉ quy định bồi thường về di chuyển mồ mả nhưng không quy định cụ thể việc cưỡng chế thu hồi đối với đất có mồ mả. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, mang nặng yếu tố tâm linh. Vì vậy, khi chưa có quy định vấn đề này, trong trường hợp chủ sử dụng đất không tự nguyện di chuyển mồ mả thì rất khó cho cơng tác giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp người dân cố tình trì hỗn việc di dời mồ mả, do chưa được quy định cụ thể nên việc thực hiện giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí, cơng sức của các cơ quan chức năng ở địa phương.
- Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì nên điều chỉnh bồi thường theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vì giấy tờ về quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý đã được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ cho người sử dụng đất. Do đó, nên cơng nhận và bồi thường theo diện tích trên giấy để người dân dễ chấp nhận.
- Nên quy định bổ sung thêm bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất hoặc gây khó khăn và cản trở cho việc sử dụng đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng cơng trình kể cả cơng trình khơng có hành lang bảo vệ. Trong thực tế, hành lang an tồn cơng trình khơng có hành lang bảo vệ có rất nhiều,
đặc biệt khi xây dựng các cơng trình này đã làm cho người sử dụng đất không thể vào được thửa đất của mình do sau khi xây dựng cơng trình đã làm cho thửa đất của chủ sử dụng trở nên quá cao hoặc quá thấp và làm sạt lở thửa đất, đã cản trở quá trình sử dụng đất của chủ sử dụng.
- Bên cạnh đó, pháp luật khơng nên có cơ chế mở cho các địa phương tự quy định về việc bồi thường, dễ dẫn đến chủ quan, tùy tiện, cục bộ ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất.
- Nên quy định cho phép trong trường hợp người có đất thu hồi khơng nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào ngân hàng theo tài khoản mở riêng cho từng hộ như trước đây, nhằm giảm bớt thiệt hại cho người sử dụng đất.
- Bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với những dự án "treo" đã thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng đất. Vì kể từ khi có thơng báo thu hồi đất đến khi thực hiện xong việc đo đạc, kiểm đếm thì người sử dụng đất đã bị hạn chế các quyền của chủ sử dụng đất, cụ thể như: không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng trên đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,… Từ đó, chủ sử dụng đất khơng chăm sóc, trồng trọt thêm trên thửa đất của mình, đặc biệt đối với đất nơng nghiệp. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong các quy trình lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định nhưng chủ đầu tư không tổ chức triển khai thực hiện dự án, Nhà nước không tiến hành việc thu hồi đất để bồi thường, khu vực dự án trở thành dự án "treo". Lúc này tài sản trên đất đã bị thiệt hại, cây trồng bị chết, giá trị thửa đất bị giảm sút nghiêm trọng nhưng chưa có quy định bồi thường, hỗ trợ, người dân rất bức xúc khiếu nại nhưng chưa có cơ chế để giải quyết.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, việc thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong các hoạt động kinh tế chủ yếu đều có liên quan nhiều đến đất đai, đến các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính cho
cơng dân phát sinh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Trong mối quan hệ này có những việc đại diện các cơ quan Nhà nước và công dân tự nguyện, tự giác thực hiện. Tuy nhiên, có những vụ việc các bên trong mối quan hệ này khơng tự giác thực hiện. Do đó, cần kết hợp giữa phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế hành chính trong hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết.