THỰC TRẠNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
2.2.1. Tình hình sử dụng đất ở Phú Quốc hiện nay
Huyện Phú Quốc là một huyện đảo nằm cách xa đất liền của tỉnh Kiên Giang. Từ trước những năm 1990, phương tiện đi lại đến đảo Phú Quốc rất khó khăn, việc di chuyển trong nội đảo cũng không thuận lợi, nên việc tiếp cận các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền rất hạn chế. Đặc thù của người dân Phú Quốc từ rất lâu, từ thế hệ này sang thế hệ khác các hộ gia đình sử dụng đất thường khơng quan tâm đến việc cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mà mình đang sử dụng. Giữa các hộ sử dụng đất liền kề cũng không phân định ranh giới rõ rệt. Với thói quen đó, người dân tiếp tục duy trì canh tác ổn định trên thửa đất của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác mà khơng có việc tranh chấp hay khiếu kiện giữa các chủ sử dụng đất liền kề với nhau.
Đến khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, công tác điều tra, khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính bắt đầu triển khai thực hiện ở huyện Phú Quốc, tạo cơ sở nền móng cho việc quản lý nhà nước về đất đai; trong đó chủ yếu tập trung cho việc đo đạc bản đồ, kê khai đăng ký nhằm phục vụ cho công tác đăng ký xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 1994, thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 20 tháng 8 năm 1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, về đo đạc thành lập bản đồ địa chính, huyện Phú Quốc thực hiện công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Thực tế, các hộ gia đình, cá nhân tự kê khai, đăng ký để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy xanh). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được cấp không qua đo đạc cụ thể và khơng có sơ đồ vị trí thửa đất, chỉ thể hiện diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng, việc quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc giai đoạn này cũng chưa thật sự được chú trọng.
Đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004, về việc quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì việc quản lý, sử dụng đất đai ở huyện Phú Quốc bắt đầu được quan tâm đúng mức. Sự quan tâm này được thể hiện từ hai phía: chủ sử dụng đất ý thức được việc quản lý, sử dụng, bảo vệ thửa đất của mình và yêu cầu cơ quan nhà nước cơng nhận, bảo hộ quyền của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc quản lý đất
đai ở địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tiến hành triển khai dự án lập sơ đồ địa chính cơ sở cho toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay có lưới tọa độ địa chính, làm cơ sở cho việc đổi và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng sơ đồ địa chính cơ sở cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm do khơng cập nhật kịp thời tình hình biến động đất đai hàng năm. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong huyện không quản lý được thực tế thay đổi, phát sinh chủ sử dụng đất trên địa bàn quản lý, dẫn đến việc lấn chiếm đất đai trái phép lại bắt đầu diễn ra. Nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong cơng tác quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho huyện Phú Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2006, về việc phê duyệt phương án kinh tế kỹ thuật xây dựng lưới địa chính cấp I, II, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đất ở và đất nông nghiệp huyện Phú Quốc. Đây là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai và đáp ứng cho đa ngành kinh tế. Sau khi lập được sơ đồ địa chính cơ sở, UBND huyện đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 cho toàn huyện và cấp xã ở tỷ lệ phù hợp và được chỉnh lý bổ sung cho những năm sau, giúp cho các cấp chính quyền nắm vững và quản lý tốt quỹ đất, đồng thời điều hành các cơng tác có liên quan đến đất đai được thuận lợi.
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 58.927,07ha, trong đó: nhóm đất nơng nghiệp 51.106,07ha, chiếm 86,73% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nơng nghiệp 6.707,45ha, chiếm 11,38% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 1.113,95ha, chiếm 1,89% diện tích tự nhiên. Đặc thù của huyện Phú Quốc đối với nhóm đất nơng nghiệp người sử dụng đất chủ yếu sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, ni trồng thủy sản, khơng có đất trồng lúa [71].
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo bản đồ địa chính được 19.777 thửa, với diện tích 5.859,39ha.
Đến năm 2010, tình hình tranh chấp, khiếu nại về đất đai ở Phú Quốc bắt đầu diễn biến phức tạp. Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ, về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Ủy ban nhân dân huyện tập trung thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng tổng số thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính là 20.404 thửa, với tổng diện tích là 6.074ha. Cịn lại 4.764 thửa cần cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Quyết định 633-QĐ/TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 thì việc quy hoạch sử dụng đất ở Phú Quốc được thể hiện như sau [71]:
(1) Quy mô sử dụng đất đai toàn đảo đến năm 2030:
- Đất xây dựng đô thị khoảng 3.852 ha
- Đất du lịch khoảng 3.861 ha
Trong đó:
+ Đất du lịch sinh thái
(trong đó sân gơn khoảng 576 ha) khoảng 3.051 ha + Đất du lịch hỗn hợp
(trong đó sân gơn khoảng 244 ha) khoảng 810 ha - Đất khu phức hợp du lịch, dịch vụ và dân cư khoảng 1.235 ha - Đất chuyên dùng khoảng 1.489 ha Trong đó:
+ Đất tiểu thủ cơng nghiệp khoảng 211 ha + Đất phi thuế quan khoảng 101 ha + Đất trường đua và huấn luyện thể thao khoảng 170 ha + Đất giao thơng chính tồn đảo khoảng 666 ha + Đất văn hóa, lịch sử
(trong đó rừng phịng hộ 140 ha) khoảng 342 ha - Đất cây xanh, mặt nước và không gian mở khoảng 3.399 ha - Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.135 ha Trong đó:
+ Đất sân bay, cảng biển khoảng 920 ha + Đất khu xử lý nước thải, rác thải khoảng 100 ha + Nhà máy điện, nhà máy nước khoảng 65 ha
+ Nghĩa trang khoảng 50 ha
- Đất lâm nghiệp khoảng 37.802 ha Trong đó:
+ Đất rừng phịng hộ đảo Phú Quốc khoảng 7.038 ha + Đất rừng phòng hộ trên đảo Thổ Chu khoảng 1.168 ha - Đất nông nghiệp khoảng 5.813 ha Trong đó:
+ Đất sản xuất nơng nghiệp khoảng 4.177 ha + Đất ở nông thôn, làng nghề khoảng 1.636 ha - Đất an ninh quốc phòng, đất dự trữ phát triển khoảng 337 ha
Tổng: 58.923 ha
(2) Quy mô đất xây dựng đô thị:
- Dự báo đến năm 2020: đất xây dựng đô thị khoảng 2.400 ha; đất du lịch khoảng 1.800 ha; đất xây dựng dân cư nông thôn khoảng 857 ha; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khoảng 37.802 ha.
- Dự báo đến năm 2030: đất xây dựng đô thị khoảng 3.852 ha; đất du lịch khoảng 5.096 ha; đất xây dựng dân cư nông thôn, làng nghề khoảng 1.636 ha; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khoảng 37.802 ha.
Theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, các nhà đầu tư cũng như người dân ở Phú Quốc có điều kiện thuận lợi để đầu tư, xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế phù hợp quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong tổng diện tích đất phi nơng nghiệp 10.779,42ha (trong đó, có khu đơ thị thương mại dịch vụ 2.851,02ha, khu du lịch 4.635,68ha) được quy hoạch đến năm 2020, thì hiện nay đã có 1.909,22ha đất thương mại, dịch vụ đang đi vào hoạt động bởi các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn VinGroup, SunGroup, CeoGroup, BIMGroup… Đặc biệt trong thời gian qua, cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh, để giao đất cho nhà đầu tư, đã đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Một số dự án lớn đã và đang hoạt động rất hiệu quả, thu hút du khách trong và ngồi nước đến nghỉ dưỡng, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương; như dự án khu vui chơi, giải trí Vinpearl land, Safari, The Shell,…[67].
Trong những năm qua do nhu cầu phát triển tại huyện đảo Phú Quốc, một số tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp như trồng tiêu, rau màu, cây ăn trái,… đạt diện tích gần 3.000ha với sản lượng thu hoạch đạt trên 11.000 tấn. Bên cạnh đó, với diện tích hơn 9.000ha quy hoạch đất nơng nghiệp phát triển cây trồng,
nuôi trồng thủy sản,… diện tích đất được đầu tư thực hiện các mơ hình sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng và đạt hiệu quả cao. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất rau an tồn phục vụ du lịch, Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Ecofarm tại Phú Quốc và một số điểm trồng rau thủy canh tại các xã Cửa Dương, Dương Tơ đã được triển khai. Một số mơ hình nhà vườn kết hợp du lịch cũng phát triển nhiều trong thời gian gần đây như: mơ hình tham quan và chế biến các loại thực phẩm từ hồ tiêu, rượu sim, dừa uống nước, nấm linh chi; cá bóp, cá chim vay vàng,… góp phần đa dạng sản phẩm cho địa phương phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.
Theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, diện tích quy hoạch đất nơng nghiệp là 48.139,86ha, trong đó, diện tích đất Rừng Phịng hộ, rừng đặc dụng khoảng 37.730ha, chiếm trên 64% tổng diện tích đất, đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Đặc biệt, từ năm 2001 Vườn Quốc gia Phú Quốc được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đã đảm bảo quản lý chặt chẽ diện tích rừng đặc dụng, bảo vệ nguồn gen động, thực vật rừng q hiếm và có giá trị, duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng. Ngoài ra, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo trên đảo là nguồn lực vô cùng to lớn đề đầu tư phát triển du lịch sinh thái và đang được nghiên cứu triển khai thực hiện.