9. Cấu trúc của đề tài
1.4. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
1.4.1. Chuẩn phát triển trẻ em
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng.
“Chuẩn phát triển trẻ em là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục” [8].
Ngày 25/12, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức Hội thảo khoa học về “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” [14]. Đại diện UNICEF nhấn mạnh, chuẩn là mốc, đích mà trẻ có thể đạt được thông qua giáo dục. Chương trình là con đường giúp đạt đích đó nên có thể có nhiều chương trình. Chuẩn khơng phải để gán nhãn, phân loại trẻ mà dùng để tuyên truyền cha mẹ phối hợp với giáo viên giúp trẻ đạt được đích đến. Đồng thời, chuẩn phát triển trẻ em không phải là một danh mục liệt kê thật đầy đủ về sự phát triển của trẻ. Chuẩn không thể hiện nội dung, phương pháp và các hình thức tác động của giáo dục trong và ngồi nhà trường. Đặc biệt, chuẩn khơng dùng như bộ công cụ đánh giá trẻ trực tiếp mà chỉ có thể sử dụng như cơ sở để xây dựng nội dung của công cụ đánh giá [8].
1.4.2. Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là những mong đợi về những gì trẻ năm tuổi nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.
1.4.3. Cấu trúc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được trình bày theo cấu trúc sau:
Lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn. Chuẩn bao gồm các chỉ số.
Chỉ số là những hành vi hay kỹ năng có thể quan sát được mà ta mong muốn trẻ đạt tới trong chuẩn. Mỗi chỉ số được đánh giá thông qua các minh chứng – biểu hiện cụ thể của một chỉ số.
1.4.4. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
a. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.
b. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.4.5. Các nguyên tắc khi sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để đánh giá trẻ giá trẻ
- Nguyên tắc 1: Đánh giá trẻ trong mối quan hệ và liên hệ.
- Nguyên tắc 2: Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống của trẻ.
- Nguyên tắc 3: Đánh giá trẻ trong hoạt động.
- Nguyên tắc 4: Đánh giá trẻ trong sự phát triển.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính khách quan, nhất quán, kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng.
1.4.6. Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. (Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Lĩnh vực phát triển thế chất: gồm 6 chuẩn, 26 chỉ số.
- Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: gồm 7 chuẩn, 34 chỉ số.
- Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: gồm 6 chuẩn, 31 chỉ số.
- Lĩnh vực phát triển nhận thức: gồm 9 chuẩn, 29 chỉ số. (Nội dung cụ thể xem Phụ lục 1).
Bốn lĩnh vực thể hiện được sự phát triển toàn diện của trẻ dựa trên cơ sở của các