9. Cấu trúc của đề tài
1.5. Nội dung đánh giá lĩnh vực nhận thức theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em
1.6.4 Ưu, nhược điểm khi thiết kế bài tập đánh giá trẻ
- Ưu điểm:
Giáo viên có thể sử dụng những phương tiện, đồ dùng, đồ chơi có sẵn để xây dựng các bài tập đánh giá.
Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng của trẻ để xây dựng bài tập đánh giá trẻ.
Giáo viên có thể sử dụng những bài tập đánh giá với những cá nhân trẻ mà giáo viên còn phân vân về mức độ nắm vững những kiến thức, kỹ năng. Giáo viên tự thiết kế bài tập đánh giá nên có nhiều thuận lợi về thời gian, nội
dung và sẽ linh hoạt sử dụng, linh hoạt điều chỉnh trong quá trình đánh giá. - Nhược điểm:
Giáo viên hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng và thời gian để thiết kế các bài tập đánh giá trẻ.
Giáo viên gặp khó khăn trong việc xác định mục đích đánh giá, lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp với chỉ số, với năng lực trẻ.
Giáo viên còn thiếu sự đào tạo trong việc thiết kế các bài tập đánh giá trẻ. Khơng có sẵn các phương pháp và bài tập để đánh giá mọi vấn đề cụ thể của
Tiểu kết chương 1
Sau khi tổng hợp và phân tích các tài liệu lý luận, chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề khái quát như sau:
Các nhà khoa học, giáo dục học và tâm lý học trong và ngoài nước đã quan tâm đến vấn đề thiết kế và sử dụng bài tập trong đánh giá tư duy học sinh như M.CruGiắc, I.F.Kharlamop, GyuPalmade,…
Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về thiết kế và sử dụng bài tập đánh giá năng lực học sinh ở bậc học THCS, THPT,… Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Đề tài làm rõ khái niệm về bài tập; bài tập đánh giá trẻ; thiết kế bài tập đánh giá trẻ; đánh giá trẻ mầm non. Để tác động giáo dục lên hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có hiệu quả, người giáo viên cần nắm rõ các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng nhận thức nói riêng của trẻ ở độ tuổi này.
Để thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, giáo viên cần hiểu rõ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, từ đó lựa chọn các chỉ số thuộc chuẩn phát triển nhận thức phù hợp với trẻ, tiến hành thiết kế bài tập đánh giá trẻ, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh kế hoạch tiếp theo phù hợp hơn với trẻ.
Đây chính là những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc khảo sát thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, trên cơ sở đó để đề xuất và thử nghiệm một số bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi (dựa theo chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố