Lý do chọn chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để thiết kế

Một phần của tài liệu [KLTN] THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 65)

9. Cấu trúc của đề tài

3.1. Thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ –6 tuổi tại một số

3.1.2. Lý do chọn chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để thiết kế

bài tập đánh giá trẻ

Để chọn lựa được những chỉ số trên, chúng tôi đã loại trừ các chỉ số gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế bài tập, cũng như các chỉ số không phù hợp với phương pháp bài tập.

Khi được phỏng vấn, thầy hiệu trưởng L.T.B đã cho rằng “những chuẩn hoặc chỉ số liên quan đến dự đoán hoặc cảm xúc, thái độ thì gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế bài tập, bởi những điều này thuộc về tâm – sinh lý của con người nên người khác khó nắm bắt được, khó đánh giá”, cụ thể là chỉ số 95 (Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra) trong chuẩn 20, các chỉ số trong chuẩn 22 (Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình) hoặc các chỉ số trong chuẩn 28 (Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo).

Trong chuẩn 20 (Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên), chỉ số 94 (Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống) khó thiết kế bài tập vì theo cơ N.T.H.C – giáo viên lớp Lá rằng “Mùa ở thành phố Hồ Chí Minh khơng rõ ràng. Theo lý thuyết thì mùa xuân ấm áp mà mùa xuân ở thành phố thì lạnh, khoảng dịp Noel lạnh mà khơng thấy lạnh, mùa nóng mùa mưa cũng khó”. Đồng ý với thầy B. là chỉ số 95 khó, cơ cho hay “Dự đốn hiện tượng tự nhiên cũng khó vì phần ở thành phố Hồ Chí Minh mưa nắng thấy thường, phần vì trẻ chưa có nhiều vốn kinh nghiệm và vốn sống, hiện tượng thiên nhiên khó, chỉ có thể nhìn thơi.”

Phương pháp bài tập khơng thích hợp để đánh giá trẻ ở chỉ số 97 (Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống) và chỉ số 98 (Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống) trong chuẩn 21 (Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội) và các chỉ số ở chuẩn 26 (Trẻ tị mị và ham hiểu biết) bởi vì các chuẩn và các chỉ số này cần phải có sự trị chuyện để hỏi sâu, hỏi kĩ thì mới đánh giá được trẻ.

Trong chuẩn 24 (Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian), chúng tôi không chọn chỉ số 107 để thiết kế bài tập (Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu), vì rất tốn kém về mặt kinh phí đối với từng giáo viên nên đề tài chưa hướng đến. Mục đích của đề tài là hướng đến sự tiện lợi, dễ sử dụng, ít tốn kém chi phí.

Giáo viên N.T.T.T cho rằng chuẩn 25 (Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian) là rất khó. Cơ cho hay “Đối với học trò lớp mẫu giáo thường chỉ nhận biết về số dạng nhiều. Trẻ chưa hình dung được giờ, phút, giây là như thế nào. Khi trẻ nhìn vào đồng hồ chỉ biết số 1, tại sao số 1 là 5 phút, trẻ chưa có khái niệm về 5, 10, 15, 20, chưa có khái niệm về giờ, phút, giây. Trẻ cũng chưa đủ kinh nghiệm sống để phân biệt thứ, ngày”. Bởi vì đây là những kiến thức cơ bản do giáo viên giải thích bằng lời cho trẻ nghe. Trẻ lên lớp Một sẽ được học kỹ và sâu hơn.

Chỉ số 114 (Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày) trong chuẩn 27 (Trẻ thể hiện khả năng suy luận) cũng rất khó để đánh giá hoặc thiết kế bài tập đánh giá trẻ. Giáo viên P.T.K.T đã cho một ví dụ như sau “Ví dụ như hiện tượng sấm sét, bởi vì có 2 dịng điện trái dấu nên có hiện tượng sấm sét. Trẻ khơng mườn tượng được 2 dịng điện trái dấu là như thế nào. Trẻ mầm non phân tích nguyên nhân – kết quả khó hơn vì vốn từ cịn ít, vốn nhận thức cịn ít, chưa trải nghiệm nhiều. Nên khi dạy giáo viên thường gò nội dung lại cho rẻ, chỉ nói được những gì trẻ nhìn thấy, khơng cung cấp được rõ nét, khó đánh giá được trẻ, khó thiết kế bài tập.”

Một phần của tài liệu [KLTN] THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)