9. Cấu trúc của đề tài
1.5. Nội dung đánh giá lĩnh vực nhận thức theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em
1.6.3 Các bước thiết kế bài tập đánh giá trẻ
- Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.
Bước đầu tiên rất quan trọng. Giáo viên cần xác định vấn đề định đánh giá là gì và đánh giá theo cách nào.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức, kỹ năng, nhu cầu,… cần đánh giá.
Giáo viên cần xác định các nội dung đánh giá trẻ là gì, bao gồm kiến thức, kỹ năng,… cụ thể theo hai hoặc ba bậc đầu tiên theo thang tư duy Bloom (mức độ biết, hiểu, vận dụng).
- Bước 3: Xác định mức độ chất lượng của nội dung cần đánh giá.
Các nội dung cần đánh giá có thể có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Có khi chỉ cần xác định hai mức độ là đạt, chưa đạt; có khi là ba mức độ: chưa làm được, làm có lúc đúng/có lúc sai và làm ln ln đúng; hoặc năm mức độ tuần suất là khơng bao giờ, rất ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn.
Tùy theo nội dung và thời điểm đánh giá khác nhau mà giáo viên lựa chọn những mức độ chất lượng đánh giá khác nhau. Với những đánh giá có tính hình thành được sử dụng trong quá trình dạy nội dung mới thì giáo viên nên chọn thang đo từ ba mức độ trở lên. Với những đánh giá mang tính tổng kết, được sử dụng sau khi trẻ đã được học kỹ nội dung nào đó thì giáo viên có thể chọn thang đo hai mức độ để đánh giá trẻ.
- Bước 4: Thiết kế bài tập đánh giá trẻ.
Bài tập đánh giá trẻ cần được thiết kế cụ thể, rõ ràng và bao gồm 3 phần:
Chuẩn bị: nêu những việc cần chuẩn bị để tiến hành bài tập như chuẩn bị đồ chơi, đồ dùng học tập, tranh ảnh,…
Thực hiện: nêu hướng dẫn và các nhiệm vụ giao cho trẻ để kiểm tra, đo đạc cùng với trình tự tiến hành các việc đó.
Đánh giá: nêu các phương án đánh giá theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong các phương án đánh giá cần quy định rõ: kết quả trẻ đạt như thế nào thì tương ứng với mức độ chất lượng nào mà người thiết kế đề ra [4], [8].