Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu [KLTN] THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 108 - 150)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Tổ chức thử nghiệm bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ –6 tuổ

3.2.4 Tổ chức thử nghiệm

Bước 1: Phổ biến cách thức thực hiện đánh giá đến nhà trường và giáo viên lớp được thử nghiệm.

Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tơi đã có buổi liên lạc với nhà trường nơi chọn làm địa điểm thí nghiệm để trình bày về bài tập đánh giá của mình và xin sự hỗ trợ từ phía nhà trường. Chúng tơi cung cấp thông tin về bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức trẻ 5 – 6 tuổi cho giáo viên ở lớp thử nghiệm. Chúng tôi là người trực tiếp thu thập kết quả bài tập đánh giá và lưu trữ kết quả.

Bước 2: Tiến hành thử nghiệm và đánh giá bằng bài tập.

Chúng tôi sẽ là người tổ chức đánh giá, trẻ sẽ là người trực tiếp thực hiện các bài tập. Trên mỗi bài tập, chúng tôi sẽ ghi rõ họ tên của trẻ để khi tổng hợp với số lượng lớn sẽ không bị nhầm lẫn.

3.2.5 Kết quả thử nghiệm

Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm

- Mục đích sử dụng phương pháp

Nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. Đồng thời đánh giá sự phù hợp của bài tập vào đánh giá trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến qua phiếu nhận xét dành cho 1 CBQL và 1 GVMN lớp thử nghiệm về hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập đánh giá. Nội dung xoay quanh các vấn đề sau:

 Nhận xét chung về bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi:  Cảm nhận chung về bài tập đánh giá.

 Tính phù hợp của bài tập đánh giá với các chỉ số trong Bộ chuẩn trẻ năm tuổi.

 Khả năng ứng dụng các bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.  Nhận xét về kết quả thử nghiệm:

 Điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo. ❖ Phương pháp xử lý số liệu đánh giá kết quả

Xử lý số liệu định tính theo các bước:

− Xác định chỉ số phân tích.

− Sắp xếp kết quả theo mức độ đạt và chưa đạt.

− Liên hệ kết quả với lí thuyết, phân tích và lý giải kết quả.

❖ Kết quả thử nghiệm tại lớp Lá 5B, trường mầm non X, thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 20 trẻ và có kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả thử nghiệm

Chuẩn Chỉ số Nội dung

đánh giá Đạt Không Đạt Số lượng (N = 20) Tỷ lệ Số lượng (N = 20) Tỷ lệ Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên. Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.

1 20 100% 0 0%

2 20 100% 0 0%

3 18 90% 2 10%

Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.

1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 20 100% 0 0% Chuẩn 21. Trẻ thể hiện được một số hiểu biết về môi trường xã hội. Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. 1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 17 85% 3 15% Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. 1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 20 100% 0 0%

số, số đếm và đo. Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. 1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 17 85% 3 15% Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình học và định hướng trong khơng gian. Chỉ số 108. Xác định được vị trí (trong, ngồi, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. 1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 20 100% 0 0% Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận. Chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng cịn lại.

1 20 100% 0 0% 2 20 100% 0 0% 3 20 100% 0 0% Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.

1 20 100% 0 0%

2 20 100% 0 0%

3 20 100% 0 0%

Nhìn chung, hầu hết các chỉ số trẻ đều đạt kết quả đạt với tỷ lệ 100%, cụ thể đạt ở nội dung đánh giá thứ 1, thứ 2 của chỉ số 92, chỉ số 96, chỉ số 105; và đạt ở cả 3 nội dung của chỉ số 93, chỉ số 104, chỉ số 108, chỉ số 115, chỉ số 116. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trẻ đã được giáo viên dạy và rèn luyện thường xuyên. Độ tuổi này là độ tuổi nhận biết và khám phá, chính vì vậy bản năng mong muốn được tìm tịi, học hỏi phát triển mạnh là yếu tố nhận thức chính phát triển trong con người trẻ, tồn tại ở trẻ. Bên cạnh đó, sự phấn khích về mặt cảm xúc cũng là một chất xúc tác giúp trẻ thực hiện tốt và

đúng các chỉ số này. Điều này cho thấy trẻ đã có đủ hành trang, kiến thức, sẵn sàng vào lớp Một. Còn một vài nội dung đánh giá thứ 3 của các chỉ số như chỉ số 92, chỉ số 96 và chỉ số 105, vẫn còn trẻ chưa thực hiện được bài tập, nhưng chiếm tỷ lệ ít, lần lượt là 10%, 15% và 15%. Con số này cũng không đáng kể, tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp, tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức nói riêng cũng như phát triển một cách tồn diện nói chung. Ngun nhân chủ quan là do trong q trình thực hiện, trẻ khơng tập trung, cịn nói chuyện riêng, dẫn đến không nghe cô hướng dẫn nên thực hiện sai yêu cầu. Nguyên nhân khách quan là do trẻ còn chậm hơn so với các bạn khác, trẻ không hiểu đề bài và không thực hiện được theo yêu cầu của cơ, dẫn đến kết quả khơng đạt.

Tóm lại, thơng qua kết quả khảo sát, thử nghiệm cũng như các trao đổi với CBQL và GVMN trường được thử nghiệm thì việc sử dụng các bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi này là khả thi, phù hợp với mục đích đề ra, phù hợp với nhu cầu, năng lực của trẻ và có thể được tiến hành rộng rãi ở các trường mầm non khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mang lại hiệu quả cần thiết trong lĩnh vực đánh giá cũng như quá trình giáo dục.

Tiểu kết chương 3

Đây là một trong những phương pháp đánh giá chính xác và có độ tin cậy cao. Bằng những lý thuyết chúng tơi đã trình bày và kết quả thử nghiệm mang lại, chúng tơi có thể tin rằng bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi mà chúng tôi thiết kế sẽ đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực đánh giá mầm non cũng như ngành giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, giúp giáo viên có thể kịp thời nắm bắt năng lực của trẻ và có biện pháp, đề chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo kịp thời, hợp lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về đề tài nghiên cứu đã rút ra các kết luận sau:

1.1. Phương pháp sử dụng bài tập để đánh giá các chỉ số thuộc lĩnh vực nhận trức trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là một trong những phương pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất.

Nghiên cứu việc thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết, nhằm giúp giáo viên thực hiện một cách có hiệu quả về mặt đánh giá trẻ, kịp thời và linh động điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo, góp phần chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ bước vào lớp Một.

1.2. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy:

Hầu hết CBQL và GVMN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của việc thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của GVMN về các kỹ năng trong thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi đạt ở mức khá (hơn 50%). Giáo viên có những nhận thức rõ ràng về các yếu tố tạo nên chất lượng bài tập đánh giá.

Khó khăn lớn nhất có thể thấy của GVMN hiện nay là khơng có đủ thời gian và không biết sắp xếp thời gian hợp lý. Do đó, CBQL nên bố trí thêm bảo mẫu làm công tác vệ sinh và hỗ trợ thêm cho GVMN trong cơng tác chăm sóc trẻ để giáo viên có điều kiện đầu tư cho hoạt động giáo dục trẻ. Và cần có nguồn bài tập đánh giá để giáo viên có thể tham khảo thực hiện, rút ngắn thời gian thiết kế bài tập.

1.3. Bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi mà chúng tôi thiết kế đã được thử nghiệm bước đầu và mang đến một số kết quả khả quan trong lĩnh vực đánh giá mầm non cũng như ngành giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tôi đặt ra.

2. Kiến nghị

Thơng qua nghiên cứu này, chúng tơi đã có cơ hội kiểm chứng tính khả thi của bài tập đánh giá và chúng tơi xin có những ý kiến kiến nghị như sau:

2.1. Đối với các cấp quản lý:

- Tăng cường giám sát thực hiện đúng các hoạt động nhằm đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ cũng như phát triển toàn diện cho trẻ.

- Cần tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho GVMN về các phương pháp đánh giá, các quy trình thiết kế bài tập, nâng cao và bổ sung các kỹ năng mềm, giao lưu học giỏi với trường bạn.

- Có các biện pháp tạo khơng khí thi đua, thu hút giáo viên tham gia vào các hoạt động chun mơn.

- Bố trí thêm bảo mẫu làm cơng tác vệ sinh và hỗ trợ thêm cho giáo viên trong cơng tác chăm sóc trẻ để giáo viên có điều kiện đầu tư cho hoạt động giáo dục trẻ.

2.2. Đối với giáo viên:

- Sử dụng bài tập đánh giá cần linh hoạt, chủ động hơn để trẻ hứng thú, tập trung hơn trong quá trình thực hiện.

- Giáo viên cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của bài tập đánh giá, có sự phối hợp tốt với phụ huynh.

- Giáo viên cần tìm tịi, học hỏi, tích cực trau dồi nhận thức và các kỹ năng để nâng cao chuyên môn.

- Luôn tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tìm hiểu kiến thức, thể hiện bản thân. - Thường xuyên quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ để điều chỉnh, bổ sung

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT Quy định về

Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, Hà Nội.

2. Chu Thị Dàng (2015), Luận văn thạc sĩ sư phạm lịch sử “Thiết kế và sử dụng bài

tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1954, trường trung học phổ thông”.

3. Cao Thị Thùy Oanh (2014), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Thực trạng sử

dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đinh Thị Kim Thoa (2008), Đánh giá trong giáo dục mầm non, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

5. Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy, (2012),

Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Giáo trình Sự phát triển tâm lí trẻ em

lứa tuổi mầm non, Nxb. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Ngọc Duy (2018), “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua dạy học dự án trong mơn hóa học”, Tạp chí Giáo dục, Số 443, Kì I – 12/2018, tr.47 – 53. 8. Nguyễn Thị Kim Anh (2015), Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non, Nxb. Văn

hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh

9. Nguyễn Thị Kim Anh (2014), “Cơ sở xây dựng bộ công cụ, theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên bộ chuẩn phát triển trẻ en 5 tuổi Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, Số 54. 10. Nguyễn Thu Hiền (2013), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Thực trạng việc

thực hiện lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi ở quận Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh”, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm (2014), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Thiết kế

các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi”, Thành phố Hồ

Chí Minh.

12. Tạ Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thư (2007), Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi

mới Giáo dục mầm non, Nxb. Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: 13. http://resourcesforearlylearning.org/fm/early-childhood-assessment/ 14. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mam- non/Pages/Default.aspx?ItemID=7155 15. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c 16. https://www.rung.vn/dict/vn_vn/B%C3%A0i_t%E1%BA%ADp 17. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nganh-giao-duc-tphcm-phai-huong-den- chat-luong-quoc-te-1491856971 18. http://www.khoahocphothong.com.vn/40-nam-giao-duc-va-dao-tao-thanh-pho- ho-chi-minh-phat-trien-40798.html

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI

Điều 5. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

1. Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;

b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;

c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. 2. Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

a) Chỉ số 5. Tự mặc, cởi được áo quần;

b) Chỉ số 6. Tơ màu kín, khơng chờm ra ngồi đường viền các hình vẽ; c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, khơng bị nhăn.

3. Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động a) Chỉ số 9. Nhảy lị cị được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;

c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). 4. Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

a) Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; b) Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;

c) Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và khơng có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

5. Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng;

đ) Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu [KLTN] THIẾT KẾ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 108 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)