9. Cấu trúc của đề tài
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh
Hồ Chí Minh
Để thực hiện mục đích của đề tài là thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tơi xác định mục tiêu tiếp theo ở chương hai là thu thập số liệu, dữ liệu và bằng chứng xoay quanh các vấn đề:
- Nhận thức của CBQL và GVMN đối với việc thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Thực trạng về cách xác định mục đích đánh giá, nội dung bài tập, mức độ chất lượng của bài tập, thời điểm, hình thức đánh giá khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn của GVMN trong q trình thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Để hoàn thành được các vấn đề đã đề xuất ra ở trên, tôi sẽ tiến hành qua 2 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng theo chiều ngang (mang tính định lượng)
Nghiên cứu sẽ thu thập số liệu trên 103 GVMN và 8 CBQL tại 6 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điều tra sẽ bao gồm 2 loại hình trường: cơng lập và tư thục; từ trình độ Cao đẳng đến Đại học, trên Đại học và từ giáo viên trẻ đến có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng theo chiều sâu (mang tính định tính)
Dựa trên kết quả điều tra thu thập được ở bước 1, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 3 CBQL (2 từ trường công lập, 1 từ trường tư thục) và 4 GVMN trực tiếp dạy trẻ 5 – 6 tuổi tại 6 trường mầm non mà tôi tiến hành phát phiếu khảo sát.
Dựa vào 2 kết quả trên, tôi thu thập và phân tích hồ sơ có liên quan đến thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ