9. Cấu trúc của đề tài
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận
2.2.5.2. Thực trạng về cách xác định mục đích đánh giá, mức độ chất lượng của
tập, thời điểm, hình thức đánh giá khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
❖ Chuẩn xác định mục đích khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 2.4: Chuẩn xác định mục đích khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
CBQL (N = 8) GVMN (N = 103) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Chương trình giáo dục mầm non (2009) 8 100% 103 100% Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 8 100% 103 100%
Qua các con số trong bảng trên đã cho ta thấy rằng, hiện nay 100% giáo viên đã và đang sử dụng Chương trình giáo dục mầm non (2009) và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi làm chuẩn để xác định mục đích khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, với 8/8 phiếu khảo sát từ CBQL và 103/103 phiếu khảo sát từ GVMN. Điều này cho thấy các giáo viên đều đã được trang bị tốt những kiến thức và kỹ năng đánh giá trẻ mầm non, cũng như khả năng nhận định tốt một vấn đề nằm trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
❖ Mức độ chất lượng bài tập thường được sử dụng trong quá trình thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 2.5: Mức độ chất lượng bài tập thường được sử dụng trong quá trình thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
CBQL (N = 8) GVMN (N = 103) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Thang đo 2 mức độ: đạt và chưa đạt 7 88% 52 50% Thang đo 3 mức độ: chưa làm được; làm có
lúc đúng/có lúc sai và làm ln ln đúng
0 0% 42 41%
Thang đo 5 mức độ: khơng bao giờ; rất ít khi; thỉnh thoảng; thường xuyên và luôn luôn
Biểu đồ 2.4: Mức độ chất lượng bài tập thường được sử dụng trong quá trình thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 2.5 và biểu đồ 2.4 cho thấy thang đo 2 mức độ được giáo viên lựa chọn nhiều nhất khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, với 7/8 phiếu khảo sát CBQL và 52/103 phiếu khảo sát GVMN, chiếm tỷ lệ lần lượt là 88% và 50%. 42/103 GVMN được khảo sát, chiếm 41% chọn thang đo 3 mức độ khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, khơng có phiếu nào do CBQL chọn. Thang đo 5 mức độ có số phiếu chọn thấp nhất khi thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi, với 1/8 CBQL được khảo sát, chiếm 12% và 9/103 GVMN được khảo sát, chiếm 9%. Cô N.T.G.T ở lớp Lá cho biết:
“Mỗi bài tập được thiết kế thường xây dựng trên cơ sở khảo sát kiến thức, kỹ năng, nhu cầu,… của trẻ. Do đó, tùy theo nội dung và thời điểm đánh giá, giáo viên sẽ có những mức độ thang đo chất lượng đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thì giáo viên sẽ thường đánh giá trên thang đo 2 mức độ: đạt và chưa đạt. Điều này giúp giáo viên đảm bảo thời gian đánh giá, rút ngắn thời gian làm việc, tính xác thực cao, kết quả dễ thống kê và rõ ràng, dễ nhận xét, đánh giá đúng
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Thang đo 2 mức độ Thang đo 3 mức độ Thang đo 5 mức độ CBQL GVMN
mỗi cá nhân. Từ đó, giáo viên có thể hạ thấp hoặc nâng cao yêu cầu cho phù hợp với khả năng của trẻ.”
❖ Thời điểm giáo viên tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá.
Tìm hiểu về những thời điểm giáo viên tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá, tổng hợp các ý kiến cho thấy có 2 nhóm ý kiến: thời điểm giáo viên đánh giá trẻ trong ngày và các thời điểm đánh giá trẻ trong suốt năm học.
Bảng 2.6: Thời điểm trong ngày giáo viên tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá.
CBQL (N = 8) GVMN (N = 103) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
Mọi lúc, mọi nơi 6 75% 48 47%
Giờ học 2 25% 35 34%
Giờ chơi 2 25% 34 33%
Giờ hoạt động chiều 2 25% 22 21%
Về việc đánh giá trẻ trong ngày, bảng 2.6 cho thấy có 6/8 ý kiến từ CBQL, chiếm 75% và 48/103 ý kiến từ GVMN, chiếm 47% cho rằng việc tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi có nghĩa là có thể đánh giá trong hoạt động học, hoạt động chơi hay bất cứ hoạt động nào trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Có 2/8 ý kiến từ CBQL và 35/103 ý kiến từ GVMN cho rằng đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá thông qua các giờ học như giờ tốn, giờ học khám phá mơi trường xung quanh,… chiếm tỷ lệ lần lượt là 25% và 34%. Có 2/8 ý kiến từ CBQL, chiếm 25% và 34/103 ý kiến từ GVMN, chiếm 33% cho rằng đánh giá qua các giờ chơi của trẻ, trong đó hoạt động vui
chơi trong lớp và hoạt động vui chơi ngoài trời. 2/8 CBQL và 22/103 GVMN cho rằng có thể đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá thông qua giờ hoạt động chiều, tức là trước giờ trả trẻ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 25% và 21%.
Bảng 2.7: Thời điểm trong năm học giáo viên tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá.
CBQL (N = 8) GVMN (N = 103) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Đánh giá theo tháng 8 100% 71 69% Đánh giá cuối học kỳ 8 100% 45 44% Đánh giá cuối năm học 8 100% 35 34% Đánh giá theo tuần 6 75% 31 30% Đánh giá đầu năm học 5 63% 27 26% Đánh giá cuối chủ đề 4 50% 25 24% Đánh giá hằng ngày 4 50% 19 18% Đánh giá giữa học kỳ 2 25% 16 16%
Đánh giá theo quý 0 0% 14 14%
Trong tổng số ý kiến về các thời điểm trong năm học có thể đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập thiết kế, kết quả thể hiện trong bảng 2.7 cho thấy có 8/8 CBQL được khảo sát, chiếm 100% và 71/103 GVMN được khảo sát, chiếm 69% cho rằng thường đánh giá theo tháng. 8/8 CBQL được khảo sát, chiếm 100% và 45/103 GVMN được khảo sát, chiếm 44% cho rằng giáo viên đánh giá trẻ vào cuối mỗi học kỳ. 8/8 CBQL được khảo sát, chiếm 100% và 35/103 GVMN được khảo sát, chiếm 34% chọn đánh giá trẻ vào cuối năm học. 6/8 CBQL và 31/103 GVMN chọn đánh giá trẻ mỗi tuần, chiếm tỷ lệ lần lượt là 75% và 30%. Bên cạnh đó, có 5/8 ý kiến từ CBQL,
chiếm 63% và 27/103 ý kiến từ GVMN, chiếm 26% cho là cần thiết phải đánh giá trẻ vào đầu năm học để lượng giá và nắm được khả năng của trẻ. 4/4 phiếu khảo sát CBQL, chiếm 50% và 25/103 phiếu khảo sát GVMN, chiếm 24% đồng ý đánh giá trẻ vào cuối chủ đề. Có 4/4 ý kiến từ CBQL, chiếm 50% và 19/103 ý kiến từ GVMN, chiếm 18% cho rằng cần đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá ngay trong ngày. 2/9 phiếu khảo sát CBQL, chiếm 25%, 16/103 phiếu khảo sát GVMN, chiếm 16% chọn đánh giá giữa học kỳ I và giữa học kỳ II. Cũng có 14/103 GVMN cho rằng mình đánh giá trẻ mỗi q, chiếm 14%, khơng có sự lựa chọn nào từ CBQL.
Nhìn chung, giáo viên rất chú trọng theo dõi, tiến hành đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá qua nhiều thời điểm khác nhau trong ngày hoặc trong năm học. Việc đánh giá này sẽ giúp giáo viên biết được khả năng của trẻ, điều chỉnh kế hoạch và xây dựng hoạt động phù hợp với nhận thức của từng trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức nói riêng và phát triển một cách tồn diện nói chung.
❖ Hình thức sử dụng bài tập để đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 2.8: Các hình thức sử dụng bài tập để đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. CBQL (N = 8) GVMN (N = 103) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Theo hình thức cá nhân 8 100% 98 95% Theo hình thức nhóm nhỏ 2 25% 51 50% Theo hình thức cả lớp 0 0% 28 27% Các ý kiến khác 0 0% 0 0%
Biểu đồ 2.5: Các hình thức sử dụng bài tập để đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.
Giáo viên thường sử dụng hình thức cá nhân nhất để đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi bằng bài tập đánh giá. Có 8/8 CBQL, chiếm 100% và 98/103 GVMN, chiếm 95% đồng tình với ý kiến này. 2/8 phiếu khảo sát CBQL, chiếm 25% và 51/103 phiếu khảo sát GVMN, chiếm 50% cho rằng hình thức nhóm nhỏ sẽ thích hợp khi giáo viên sử dụng bài tập để đánh giá lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. Có 27/103 phiếu khảo sát GVMN, chiếm 27% chọn đánh giá trẻ theo hình thức cả lớp, khơng có phiếu nào do CBQL chọn. Ngồi ra khơng có ý kiến nào khác. Sở dĩ hình thức đánh giá cá nhân được nhiều sự lựa chọn nhất bởi vì kết quả sẽ chính xác cho từng đối tượng, không bỏ lỡ một học sinh nào.