9. Cấu trúc của đề tài
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng thiết kế bài tập đánh giá lĩnh vực nhận
2.2.2. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước, và là nơi có mật độ dân số cao nhất nước. Do vậy mạng lưới giáo dục thành phố ngày càng phát triển. Trong năm học 2018 – 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện và các sở ban ngành thành phố tăng cường đầu tư xây dựng trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng trường học, lập quy hoạch chi tiết các khu quy hoạch dân cư mới có đất giáo dục là trường mầm non, phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương. Cạnh đó, ngành Giáo dục thành phố cũng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện thí điểm giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 3 đến 5 tuổi; tiếp tục tổ chức nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi;
nhận giữ trẻ ngồi giờ và đẩy mạnh hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tại các khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm hỗ trợ con em cơng nhân. Năm 2018, tồn thành phố có 24/24 quận, huyện đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức 3 (319/319 phường/xã đạt mức 3). Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỉ lệ trẻ 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học đạt 98,54%. Định mức phịng học/lớp đạt 0,9 và định mức giáo viên/lớp đạt 1.3.
Việc tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh được đẩy mạnh. Ngành giáo dục nói chung cũng như ngành giáo dục mầm non nói riêng ln chú trọng thực hiện chương trình “Lấy trẻ làm trung tâm”, đồng thời dạy học theo hướng tích hợp, vận dụng hình thức dạy học ngồi trời, hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung chương trình học.
Chất lượng chăm sóc giáo dục ngành giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao, thu hút đơng học sinh, tạo được uy tín đối với phụ huynh và xã hội. Nhiều cơ sở được cải tạo, sửa chữa đảm bảo mơi trường thơng thống, sạch sẽ, đẹp và an toàn. Các trường được mua sắm bổ sung các trang thiết bị hiện đại, thuận tiện cho việc sử dụng, giảm tải cường độ lao động cho đội ngũ. Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ bậc mầm non ngày càng tăng của người dân, đặc biệt là công nhân, thành phố đã chủ động xây thêm 370 phịng học, trong đó mở nhiều trường mầm non gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó, đối với những hộ giữ trẻ gia đình, nhóm lớp trẻ ngồi cơng lập khơng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định theo quy chế tổ chức hoạt động đã được nhiều quận, huyện kiểm tra và cho ngưng hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ [17], [18].
6 trường mầm non mà chúng tôi nghiên cứu đều thực hiện tốt các chỉ tiêu, yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đề ra. 1/6 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. 1/6 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.