4.1.7.1 Thủy văn-tài nguyên nước dòng chính sông Ba i) Đặc điểm chung
Sự biến động dòng chảy năm theo không gian trên lưu vực sông Ba khá phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên. Thượng và trung du chịu
ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn, vùng hạ du chịu tác động của khí hậu
Đông Trường Sơn. Sự khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên làm cho mùa lũ ở
vùng thượng du đến sớm và kết thúc sớm hơn so với vùng hạ du.
Sự biến động dòng chảy qua các tháng trong nhiều năm cũng rất lớn, liên quan chặt chẽ đến chế độ mưa, chế độ nhiệt, chế độ nắng và việc khai thác, sử
dụng nguồn nước sông ngòi. Sự biến đổi của dòng chảy tháng trong năm có thể
gây khó khăn cho sự pha loãng dòng chảy vào mùa cạn.
Mô đun dòng chảy trên lưu vực sông Ba vào khoảng 23,6 l/s/km2. Tổng lượng nước hằng năm của sông Ba đổ ra biển Đông khoảng hơn 10 tỷ m3 nước. Căn cứ vào số liệu thực đo của các trạm thuỷ văn trên dòng chính và dòng nhánh của sông Ba cho thấy: năm nước lớn, lớn gấp từ 1,5 đến 2 lần trị số bình quân nhiều năm; năm lớn nhất có thể gấp từ 3 đến 6 lần năm nước nhỏ. Hệ số biến
động dòng chảy năm tại các vị trí trạm đo thuỷ văn trên lưu vực sông Ba cũng khá lớn: Cv = 0,3 - 0,5, trong khi đó các sông ở Tây Nguyên Cv = 0,15 - 0,25. ii) Dòng chảy kiệt
Dòng chảy kiệt nhất trên lưu vực sông Ba thường xuất hiện vào tháng III hoặc IV đối với vùng thượng và trung du, vào tháng IV hoặc VIII đối với vùng hạ du. Mô đun dòng chảy kiệt trong các tháng này từ 2 - 5 l/s/km2 vùng thượng và trung du, từ 5 - 12 l/s/km2 vùng hạ du.
Báo cáo tổng kết đề tài 69 Dòng chảy kiệt ngày thường rơi vào tháng có dòng chảy kiệt nhất. Mô đun dòng chảy kiệt nhất từ 2 - 3 l/s/km2 đối với vùng thượng và trung du, 2 - 8 l/s/km2 đối với vùng hạ du. Nhìn chung ở những nơi có độ dốc lưu vực lớn, rừng
đầu nguồn bị khai phá nhiều, lượng mưa nhỏ thì dòng chảy kiệt ở đó nghèo nàn. Tại các vị trí trạm đo thuỷ văn thuộc lưu vực sông Ba đã đo được dòng chảy kiệt như sau:
Bảng 10. Dòng chảy kiệt tại một số trạm thủy văn
Dòng chảy kiệt tháng (l/s/km2) Dòng chảy kiệt ngày (l/s/km2) Trạm (kmFlv 2) Mbq Mmax Năm Mmin Năm Mbq Mmax Năm Mmin Năm An Khê 1.350 5,64 11,0 97 0,39 83 3,51 7,85 99 0,22 83 Krông HNăng 235 9,16 16,2 79 5,40 83 5,26 10,98 79 2,55 86 Sông Hinh 747 12,27 24,2 92 4,08 79 6,67 11,12 94 1,87 79 Củng Sơn 12.410 4,22 11,2 97 0,85 83 2,32 6,45 99 0,62 83
Đặc điểm dòng chảy kiệt sông Ba là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng nước của dòng chính sông Ba.
iii) Dòng chảy lũ
Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ. Sự kết hợp của hai yếu tố trên thường xảy ra vào cuối mùa mưa Tây Trường Sơn, vào cuối tháng X hoặc tháng XI hằng năm. Khả năng của mưa sinh lũ lớn thường rơi vào tháng IX
đến tháng XI hằng năm. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy từ tháng V đến tháng VIII tuy đã là mùa mưa Tây Trường Sơn và lượng mưa cũng khá lớn song lượng mưa và cường độ mưa vẫn chưa đủ lớn, đất đai lại mới trải qua một mùa khô hạn gay gắt. Vì vậy, mưa trong thời gian này chỉ gây nên các trận lũ nhỏ
trên sông suối nhỏ và có biên độ không lớn.
Từ tháng IX đến tháng XI các nhiễu động thời tiết ở biển Đông (chủ yếu là bão muộn, có khi là gió mùa Đông Bắc) mạnh lên kết hợp với mưa cuối mùa phía Tây Trường Sơn làm cho lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên mạnh mẽ vượt qua cường độ thấm, khả năng trữ nước trong đất đã đạt đến mức bão hoà do đó lũ trong thời gian này là lũ lớn nhất trong năm.
Phần lưu vực sông Ba từ trung du đến thượng nguồn nằm trên các khu vực
Báo cáo tổng kết đề tài 70 chung không lớn nên lũ vùng này không lớn và hầu như không có sự tổ hợp của các lũ sông nhánh gặp nhau ở dòng chính gây lũ lớn.
Phần lưu vực phía hạ lưu thì ngược lại, mưa lớn trong năm tập trung trong thời gian tương đối ngắn, cường độ mưa lớn, khi lũ cuối mùa trên dòng chính sông Ba về đến Củng Sơn thường trùng với thời kỳ mưa lớn vùng hạ lưu, do đó lũ lớn trong năm thường gặp nhau. Do lũ lớn hằng năm ở hạ lưu sông Ba thường gặp nhau nên tình hình ngập lụt vùng hạ du trong thời gian này nói chung là nghiêm trọng, nhất là đối với vùng canh tác lúa Tuy Hoà thuộc hệ thống tưới
Đồng Cam.
Chế độ dòng chảy lũ và đặc điểm hình thành dòng chảy lũ của sông Ba là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên sự diễn biến của chất lượng nước sông Ba.
iv) Dòng chảy bùn cát
Bùn cát trong sông được sinh ra do tác động tương hỗ giữa dòng nước và bề mặt lưu vực. Lượng bùn cát trong sông có quan hệ mật thiết với: độ dốc lưu vực, tình hình mặt đệm, ở đây chủ yếu là lớp phủ thực vật trên bề mặt lưu vực.
Đặc biệt những năm gần đây dòng chảy bùn cát không còn mang tính tự nhiên nữa, do có tác động của con người như việc chặt phá rừng, làm rẫy phát nương, cấy cày trồng trọt, làm thay đổi tình hình mặt đệm.
Nhưng ảnh hưởng lớn nhất đến lượng bùn cát trong sông vẫn là dòng chảy. Lượng bùn cát lớn nhất tập trung vào mùa lũ. Vào thời kỳ này độđục bình quân tháng vào khoảng 200 – 300 g/m3. Theo tài liệu đo đạc tại trạm Củng Sơn trên dòng chính sông Ba thì lượng ngậm cát trung bình nhiều năm biến đổi từ 70 – 180 g/m3. Tháng có lượng bùn cát nhỏ nhất là các tháng mùa kiệt thường dưới 50g/m3.
Hàm lượng bùn cát lớn nhất đạt 1730 g/m3 vào ngày 12/XI/2001, 1500 g/m3 vào ngày 15/VIII/1979. Hàm lượng bùn cát nhỏ nhất rơi vào các tháng mùa khô, đã đo đạc được lượng bùn cát bằng 0 g/m3 vào nhiều ngày.
Trạm thủy văn Củng Sơn khống chế diện tích lưu vực 12.410 km2, hàm lượng bùn cát trung bình nhiều năm ro = 237,5 g/m3 ứng với lưu lượng chất lơ
lửng năm bình quân nhiều năm đạt Ro = 68,2 kg/s. Tổng lượng vận chuyển bùn cát G là 2,15 triệu tấn/năm. Hệ số xâm thực trên lưu vực sông Ba tại Củng Sơn 173,2 tấn/năm.
Báo cáo tổng kết đề tài 71 Bảng 11. Kết quả tính toán hàm lượng bùn cát Trạm (kmFlv 2) (mQo 3/s) (g/mro 3) ( kg/s) Ro Tổng lượng bùn cát G (triệu tấn) Hệ số xâm thực Củng Sơn 12.410 287 237,5 68,2 2,150 173,2 Toàn lưu vực 13.900 328 237,5 77,9 2,457 176,7
Nhìn chung, đặc điểm về sự diễn biến bùn cát sông Ba sẽ góp phần vào sự
hình thành và đặc điểm của độđục của nguồn nước sông Ba 4.1.7.2 Tài nguyên nước của một số sông khác
Sông IaYun có diện tích lưu vực F = 2.950 km2, hằng năm nhận một lượng mưa khoảng 1.580 mm, mô đun dòng chảy năm khoảng 18,92 l/s/km2, đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 1,76 tỷ m3 nước.
Sông Krông Hnăng, diện tích lưu vực F = 1.840 km2, hằng năm nhận một lượng mưa khoảng 1.700 mm, mô đun dòng chảy năm khoảng 21,68 l/s/km2, hằng năm đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 1,26 tỷ m3 nước.
Sông Hinh, diện tích lưu vực F = 1.040 km2, mô đun dòng chảy năm khoảng 58,94 l/s/km2, hằng năm đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 1,93 tỷ
m3 nước.
Nhìn chung, sự đóng góp của tài nguyên nước các nhánh sông vào dòng chính sông Ba sẽ góp phần hình thành nên đặc điểm chất lượng nước sông Ba
Bảng 12. Nguồn nước các sông chính trên lưu vực
Sông Tính đến (kmFlv 2) (mm) X0 ( mm) Yo (mQ0 3/s) (l/s.kmM0 2) (10W0 9m3) Ba An Khê 1.350 1.800 792 33,9 25,11 1,07 Ayun Cửa sông 2.950 1.580 597 55,8 18,92 1,76 Krông Hnăng Cửa sông 1.840 1.700 684 39,9 21,68 1,26 SôngHinh Cửa sông 1.040 2.760 1.859 61,3 58,94 1,93 Ba Củng Sơn 12.410 1.700 729 287 23,13 9,05 Ba Cửa sông 13.900 1.730 744 328 23,60 10,34 4.1.8 Thuỷ triều
Vùng cửa sông ven biển của lưu vực sông Ba thuộc địa phận của tỉnh Phú Yên. Đây là vùng vừa chịu sự tác động của thủy triều do lực hấp dẫn vừa chịu sự
tác động mạnh mẽ nhất của thủy triều đỏ so với các vùng khác của nước ta. Để đánh giá sựảnh hưởng của thủy triều của vùng cửa sông ven biển lưu vực sông
Báo cáo tổng kết đề tài 72 Ba, dựa vào số liệu đo đạc thủy triều tại trạm các trạm Phú Lâm, đầm Cù Mông,
đầm Ô Loan, cửa sông Bình Bá, cửa sông Đà Nông và vũng Rô. Chế độ thủy triều của vùng cửa sông ven biển của lưu vực sông Ba thuộc loại thủy triều hỗn hợp hay còn gọi là nhật triều không đều. Trong tháng có những ngày chỉ có một lần triều lên và một lần triều xuống, tạo ra đỉnh triều và chân triều và được gọi là nhật triều; có một số ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống với biên độ
không đều nhau, tạo ra hai chân triều và 2 đỉnh triều gọi là bán nhật triều không
đều. Hằng tháng số ngày xuất hiện nhật triều dao động từ 17 đến 23 ngày.
Phân tích số liệu triều ở các trạm trên cho thấy, mực nước triều mạnh nhất xuất hiện vào các tháng 11, 12, 1, 2, còn các tháng 6, 7 và 8 thường có mực nước triều nhỏ. Tại vùng cửa sông và đầm Ô Loan, biên độ triều trung bình dao
động từ 1,0 đến 1,6 m; thời kỳ triều cường dao động từ 1,5 đến 2,0 m; thời kỳ
triều yếu dao động từ 0,4 đến 0,5 m. Tại trạm Phú Lâm, biên độ triều trung bình dao động khoảng 0,5 đến 1,0 m; biên độ triều lớn nhất từ 1,3 đến 1,8. Nhìn chung, chất lượng nước ở vùng cửa sông ven biển của lưu vực sông Ba bị chi phối bởi tính chất của thủy triều. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về sựảnh hưởng của thủy triều đến chất lượng nước sông Ba.
4.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
4.2.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp trên lưu vực sông Ba trong thời gian qua chưa phát triển mạnh tuy nhiên trong những năm gần đây, công nghiệp ở lưu vực sông ba
đã có cơ sở cho việc tạo đà phát triển, đặc biệt là công nghiệp ở tỉnh Phú Yên. Các loại hình phát triển công nghiệp của các tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc chủ yếu mới tập trung vào các ngành: chế biến nông, lâm, thủy sản là chính với các sản phẩm chủ yếu như: cà phê, đường, tinh bột sắn và chế biến thủy sản. Ngành công nghiệp ở tỉnh Phú Yên có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001-2005 với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 19,7%.
Tiểu thủ công nghiệp hiện nay chủ yếu là một số ngành truyền thống như
sản xuất mành trúc nhuộm, thảm xơ dừa, giấy, sành sứ nhưng tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế còn thấp.
4.2.2 Đô thị
4.2.2.1 Dân số
Theo tổng số số liệu từ tài liệu thông kê năm 2005, tổng số dân trong lưu vực sông Ba khoảng 1.390.700 người, dân số ở các thị trấn và huyện lỵ chiếm 19,5%, còn nông thôn chiếm 80,5%. Nơi tập trung dân số chủ yếu là các đô thị, trục đường giao thông và những vùng kinh tế phát triển hoặc vùng đồng bằng.
Báo cáo tổng kết đề tài 73 Mật độ dân số ở các huyện thuộc vùng Nam Bắc An Khê như huyện Kbang, Kon Chro chỉ từ 20 – 30 người/km2. Dân sốở vùng hạ lưu của lưu vực sông Ba khoảng 587.337 người và sống tập trung theo từng cụm lớn, trục lộ giao thông, thị trấn, thị xã, các khu công nghiệp
4.2.2.2 Cấp nước và thoát nước
Lưu vực sông Ba hiện có khu đô thị là thành phố Tuy Hoà của tỉnh Phú Yên, nằm ở vùng hạ lưu sông Ba là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế kỹ
thuật văn hoá – xã hội và dịch vụ, du lịch của tỉnh Phú Yên. Quy mô thành phố
Tuy Hoà có diện tích tự nhiên 328.000 ha với 8 phường và 10 xã lân cận, có gần 200.000 dân, ở khu vực đô thị tập trung 70.000 dân chiếm 35% tổng dân số của thành phố. Thành phố Tuy Hoà có nền kinh tế khá phát triển so với các vùng còn lại trên lưu vực. Tuy vậy, ngành nghề công nghiệp vẫn còn nhỏ, thô sơ, dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Ngoài thành phố Tuy Hòa trên lưu vực sông Ba mới thành lập 2 thị xã vào năm 2002 và 2004 là thị xã An Khê và thị xã Ea Ka nằm ở thượng và trung lưu sông Ba. Tuy nhiên, do mới thành lập nên mức độ đô thị hoá của hai thị xã này còn rất chậm, vẫn còn mang nhiều dáng dấp của một thị trấn cũ chưa có gì thay
đổi lớn. Còn lại các thị trấn thuộc các trung tâm huyện lỵ trong lưu vực sông Ba
đã được quy hoạch.
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho các đô thị trên lưu vực là nước dưới đất. Thành phố Tuy Hoà với nhà máy nước Tuy Hoà khai thác nguồn nước dưới đất
ở xã Hoà Thắng, Hoà Định Đông với trữ lượng 24.480 m3/ngày-đêm. Một số
vùng khác nội thị và vùng ngoại ô Tuy Hoà khai thác nước dưới đất tầng nông bằng hệ thống giếng đào, giếng khoan. Các trung tâm huyện thị khác trong lưu vực chủ yếu khai thác nước dưới đất vào nhu cầu sinh hoạt, với công suất khoảng 500-1000 m3/ngày đêm.
Trên toàn lưu vực sông Ba hiện nay, mới có thành phố Tuy Hoà đang được xây dựng hệ thống thu gom nước thải và thoát nước đô thị. Nước thải của hệ
thống chưa được xử lý mà đổ thẳng ra hạ lưu sông Đà Rằng rồi ra biển. Các trung tâm huyện lỵ trên lưu vực chưa có hệ thống thu gom nước thải và thoát nước.
4.2.3 Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên lưu vực sông Ba chủ yếu tập trung phát triển ở
vùng hạ lưu, còn các vùng thượng và trung lưu trong những năm gần đây cũng
Báo cáo tổng kết đề tài 74 vẫn chủ yếu ở vùng hạ lưu sông với diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu thuộc tỉnh Phú Yên, với diện tích canh tác ổn định khoảng 36.000 ha.
Theo kết quả thống kê, tính đến năm 2005 diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trên lưu vực sông Ba là 375.087 ha được phân bố như sau:
+ Đất trồng cây hằng năm là 288.254 ha, trong đó cây lương thực: i) lúa là 5.735 ha; ii) ngô 76.421 ha; iii) cây có bột, củ là 27.861 ha; iv) cây thực phẩm 32.539 ha; cây công nghiệp là 55.698 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm 86.833 ha, trong đó: i) cây công nghiệp là 81.188 ha; ii) cây ăn quả là 5.744 ha.
Qua các số liệu thống kê về chăn nuôi trên lưu vực sông Ba trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005, cho thấy tình hình chăn nuôi không được ổn định. Tuy trên lưu vực nhiều vùng có tiềm năng về nguồn thức ăn và điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc. Nhưng trong những năm gần đây một số nông trường chăn nuôi gia súc tập trung theo quy mô công nghiệp như Hà Tam, Mang Yang, Yang Trung không phát triển sản xuất, sản phẩm ngày càng thu hẹp. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của các nông trường là giống các loại gia súc, gia cầm. Vì