Sông Ba đổ ra biển tại cửa Đà Rằng thuộc tỉnh Phú Yên với thềm lục địa nằm trong vùng biển sâu, dốc. Sự lan truyền của các dòng hải lưu gây lên các
đường đẳng trị mặn đẩy ép sát vào bờ và do hiện tượng nước trồi thường xảy ra từ tháng V đến tháng IX, kết hợp nước các con sông chảy ra cuối mùa lũ nên độ
mặn trong nước sông vùng ven biển có sự biến đổi rõ rệt theo mùa. Độ mặn lớn nhất thường xảy ra vào tháng III đến tháng VI, nhỏ nhất thường vào các tháng X
đến XII.
Trong tháng có 2 thời kỳ triều cường và 2 thời kỳ triều kém, độ mặn cũng biến đổi tương ứng theo con triều. Tại các vùng sông ảnh hưởng thủy triều, khi triều cường độ mặn lớn có khả năng xâm nhập sâu về phía nguồn sông, thời kỳ
triều kém thì ngược lại. Độ mặn lớn nhất trong ngày thường xảy ra chậm hơn mức nước thủy triều cực đại khoảng 0,5 - 2 giờ.
Do sự tương tác dòng chảy từ thượng nguồn với dòng chảy thủy triều, tại mặt cắt của sông, độ mặn có sự khác nhau rõ rệt. Trong sông độ mặn tăng dần từ
Báo cáo tổng kết đề tài 91 giữa dòng đến hai bờ khi triều xuống. Độ mặn giảm dần từ cửa sông vào nội địa
đến ranh giới mặn, độ mặn gần như sông tự nhiên. Ranh giới mặn biến đổi rất rộng phụ thuộc vào độ dốc lòng sông, mực nước thủy triều, lưu lượng dòng thượng lưu, và chếđộ mưa, gió. Kết quả sát mặn tại Phú Lâm từ năm 1977 – 2002 cho thấy độ mặn lớn nhất đo được tháng VI là 40,5 o/oo, tháng II là 0,233 o/oo cho thấy sự biến đổi độ mặn giữa các tháng rất lớn làm ảnh hưởng tới khả
năng khai thác, sử dụng nguồn nước.
Bảng 19. Đặc trưng độ mặn tại Phú Lâm
Đặc trưng độ mặn Tháng
Smax (o/oo ) Strung bình (o/oo) Smin (o/oo )
II 0,233 0,047 0,013 III 14 0,652 0,012 IV 13,8 0,59 0,013 V 28 0,634 0,014 VI 40,5 4,523 0,012 VII 39 0,821 0,012
Báo cáo tổng kết đề tài 92
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BA