Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 64 - 67)

4.1.1 Vị trí địa lý

Tọa độ địa lý của lưu vực sông Ba nằm trong khoảng 12o55’ đến 14o38’ vĩ độ Bắc và 108o00’ đến 109o55’ Kinh độ Đông, phía Bắc giáp với lưu vực sông Sê San và sông Trà Khúc, phía Nam giáp với sông Cái, sông Srêpok, phía Đông giáp lưu vực sông Kone, sông Kỳ Lộ và biển Đông. Lưu vực nằm trải dài trên các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với tổng số khoảng 20 huyện, bao gồm:

+ Tỉnh Kon Tum có huyện Kon Plong;

+ Tỉnh Gia Lai gồm các huyện KBang, Mang Yang, Đắc Pơ, Đắc Đoa Konch Ro, Chư Sê, Ayun Pa, Krông Pa, Ia Pa và thị xã An Khê;

+ Tỉnh Đắc Lắc gồm các huyện Ea Hleo, Krông Năng, Ea Kar và huyện MĐRắk;

+ Tỉnh Phú Yên gồm các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Tuy Hòa, Tuy An và thành phố Tuy Hòa.

Diện tích của lưu vực sông Ba khoảng 13.900 km2, là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam. Sông Ba có tổng chiều dài khoảng 374 km, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô cao 1.549 m chạy qua các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên và đổ ra biển tại thành phố Tuy Hòa.

4.1.2 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

i) Nhóm đất xám và bạc màu

Đất xám bạc màu thuộc nhóm đất đại thành và bị thoái hoá ở các mức độ

khác nhau. Đặc trưng địa hoá thổ nhưỡng của chúng là môi trường chua đến rất chua, nghèo mùn, đạm, lân và kali tổng số. Sự trao đổi của các cation từ thấp

đến rất thấp, đặc biệt là các cation kiềm trao đổi. Thành phần cơ giới của đất nhẹ

và dễ bị xói mòn rửa trôi. Có nhiều kết vón và sạn sỏi thạch ảnh bền trong đất sau khi đã bị phong hoá.

Nhóm đất xám phân bố ở vùng đồi gò chuyển tiếp xen vùng núi có độ cao 50 – 100 m. Các khu vực có diện tích lớn đất xám là huyện sông Hinh, Sơn Hoà, Krong Pa, Ayun Pa, An Khê,… như vậy loại đất này phần lớn phân bố ở trung lưu, thượng lưu và nằm ven thung lũng sông.

Báo cáo tổng kết đề tài 63

Đất đen là sản phẩm của bồi tụ phong hoá bazan, còn đất nâu sẫm được hình thành trên tụ bọt bazan. Đặc điểm địa hoá của đất đen là môi trường ít chua (pHKCL từ 5 – 6), hàm lượng mùn đạm từ khá đến giàu, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu khá, lượng cation kiềm trao đổi trong đất rất cao. Đất đen hình thành dạng tích tụở vùng thấp bằng, còn đất nâu thẫm ở vùng gò đồi, dốc.

iii) Nhóm đất đỏ vàng

Nhóm đất này được hình thành từ các đá mẹ khác nhau, bao gồm đá mẹ

bazan có 3 đơn vị: i) đất nâu tím trên bazan (Ft); ii) đất nâu đỏ trên bazan (Fk); iii) đất nâu vàng trên bazan (Fu). Đây là những đơn vị đất cao nguyên nhiệt đới

điển hình (Feralsols) nằm ở trung lưu và thượng lưu sông Ba.

Nhóm này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi trung lưu và thượng lưu và chiếm khoảng 50-60% diện tích lưu vực. Đặc điểm địa hóa thổ nhưỡng là môi trường đất chua (pHKCL từ 4 – 4,7), hàm lượng mùn và đạm ở đất dưới rừng giàu, hàm lượng lân tổng số khá cao, còn kali tổng số ở mức trung bình. Các chất dễ tiêu photpho và kali thường nghèo đến trung bình. Tổng lượng cation trao đổi thấp.

Nhóm đất đỏ vàng phân bốở các nguyên Konplong và Kon Hà Nừng. Phần trung lưu sông nước được tập trung từ các cao nguyên bazan Plêycu, Buôn Ma Thuột qua thung lũng Cheo Reo – Phú Túc – Chư sê, tiếp giáp với hạ lưu sông Ba còn gặp đất đỏ bazan phân bố chủ yếu ở các vùng đầu nguồn, khu các vực huyện Tuy An và Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên.

iv) Các loại đất khác

Ngoài các nhóm đất chính đã phân tích ở trên, còn có các nhóm đất cát ven biển, đất mặn và phèn, đất phù sa và đất tụ dốc thung lũng. Đặc điểm của nhóm

đất cát ven biển là khả năng giữ nước kém và keo sét thấp dưới 1,5%; đặc điểm của đất mặn và phèn là có hàm lượng muối tan cao trong môi trường kiềm dao

động từ (pHKCL4-4,8); đất phù sa tập trung ở vùng hạ lưu sông Ba và có độ pH dao động dưới 5, thành phần hóa học chủ yếu gồm P2O5 và K2O tổng số; đất dốc tụ phân bố rải rác ở các huyện vùng thượng lưu và trung lưu như An Khê, Kbang, Chư Sê, Krông Pa, Sơn Hoà. Đất có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, thành phần cơ giới thay đổi nhiều tuỳ theo từng vùng.

4.1.3 Đặc điểm rừng và thảm phủ thực vật

Lưu vực sông Ba nằm trong vùng địa lý sinh học Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Với địa hình đa dạng và phức tạp, trong đó có nhiều dãy núi cao trong vùng với độ cao dao từ 1.000 – 1.500 m, đã tạo nên sự đa dạng về các hệ

Báo cáo tổng kết đề tài 64 sinh thái, là cơ sở hình thành tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, rừng và thảm phủ thực vật phân bố không đều trong lưu vực. Vùng thượng nguồn độ che phủ

của thảm phủ thực vật rừng còn tương đối cao, dao động từ 50 - 55% diện tích tự nhiên; vùng hạ lưu có độ che phủ của thảm thực vật rừng rất thấp dưới 30% diện tích tự nhiên. Theo tài liệu thống kê, tổng độ che phủ của thảm phủ thực vật trên toàn lưu vực khoảng 43%. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở lưu vực sông Ba cũng khác nhau rất lớn: lớn hơn 60%, từ 30 – 60%, dưới 30%. Cấu trúc tầng tán rừng cũng khác nhau, đôi khi có đến 5 tầng cấu trúc.

Các loại rừng ở lưu vực sông Ba bao gồm: rừng kín thường xanh á nhiệt

đới mát - ẩm phân bốở các huyện Konplong, An Khê, Kbang, sông Hinh và Tuy Hoà; rừng kín thường xanh á nhiệt đới mát - ẩm phân bố ở các vùng thượng và trung lưu sông Ba với tổng diện tích hơn 54.541; rừng kín thường xanh nhiệt đới

ấm - ẩm xen trảng cây bụi thứ sinh phân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Kbang; rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm – khá phân bốở vùng thượng lưu tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Chô, M. Đrak... và có cấu trúc 3 tầng; rừng thường xanh cây lá rộng rừng rụng lá và nửa rụng lá phân bốở huyện Ayunpa.

Nhìn chung tổng diện tích rừng trong giai đoạn 1983-2003 biến động không nhiều nhưng điều quan trọng là diện tích rừng giàu ngày càng bị thu hẹp và thay vào đó là rừng trung bình và rừng nghèo.

4.1.4 Địa hình, địa mạo

Lưu vực sông Ba nằm chủ yếu ở khu vực Đông Nam của dãy Trường Sơn tuy nhiên ít chịu ảnh hưởng địa hình của dãy trường sơn, thay vào đó là đặc trưng của cấu trúc khối tảng cao nguyên. Có thể chia địa hình lưu vực sông ba thành 3 vùng, đó là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng.

+ Địa hình vùng thượng lưu được đặc trưng bởi các các nhánh núi, khối núi và bị chia cắt mạnh dòng chảy thường xuyên và không thường xuyên. Hướng chính của địa hình vùng thượng lưu là hướng á kim tuyến.

+ Địa hình vùng trung lưu có chiều dài rất ngắn rất ngắn và đặc trưng bởi các đồi núi với độ cao từ trung bình đến thấp. Do phần trung lưu của lưu vực rất ngắn cho nên sông Ba gần như không có phần trung lưu, tạo nên phân cắt đột ngột với vùng hạ lưu dưới dạng chuyển tiếp bậc địa hình.

+ Địa hình vùng hạ lưu là đồng bằng xen kẽ với những gò đồi còn sót lại và những bậc thềm, bãi bồi, đụn cát, cồn cát nguồn gốc biển, gió biển, cửa sông và sông. Đặc điểm địa hình vùng hạ lưu là có các nhánh núi đâm ngang ra biển, đặc biệt là ở các hướng Tây và Tây-nam. Do có những dãy núi chắn ngang và nằm sát biển cho nên hướng chảy của các sông bị đổi đột ngột, từ hướng gần á kinh tuyến sang hướng á vĩ tuyến và lòng dẫn đang bị đào thành các hẻm vực. Đặc

Báo cáo tổng kết đề tài 65

điểm này đã làm cho tính tương phản của địa hình khá lớn mặc dù núi thấp và trung bình chiếm phần lớn ở vùng này. Sự tương phản được thể hiện qua các chỉ

số về phân tầng độ cao, độ chia cắt ngang, phân cắt sâu và độ dốc địa hình.

4.1.5 Khí hậu

Yếu tố quan trọng của khí hậu là mưa và nhiệt độ. Các đặc trưng của các yếu tố này sẽđược phân tích dưới đây:

+ Lượng mưa trung bình năm trong lưu vực sông Ba dao động từ 1.400 – 2.200 mm. Một số vùng có lượng mưa lớn như như Ba Tơ, sông Hinh, với lượng mưa tương ứng là 3494,4 mm và 3.607 mm. Ngược lại, một số nơi có lượng mưa nhỏ như Cheo Reo với lượng mưa năm chỉ khoảng 1.300 mm. Chênh lệch lượng mưa giữa nơi mưa lớn và mưa nhỏ có thể lên tới 3 lần. Nhìn chung, qui luật biến đổi của lượng mưa là tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao và sườn đón gió lớn hơn thung lũng khuất gió. Xét sự biến đổi của lượng mưa theo thời gian, các tháng I, II có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất với lượng mưa có khi chỉ

dưới 10 mm/tháng. Các tháng IX, X và XI có lượng mưa trung bình lớn nhất với lượng mưa dao động từ 400 mm đến trên 500 mm.

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở vùng hạ lưu, nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là vùng trung lưu. Dao động nhiệt độ trung bình của tháng cao nhất so với tháng thấp nhất vào khoảng 6 0C. Nhiệt độ tháng tương đối cao vào thời kỳ từ III đến tháng X, cao nhất vào tháng IV, V.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)