Lựa chọn phương pháp xác định vị trí giám sát chất lượng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 98 - 99)

5.1.4.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp xác định vị trí

Việc lựa chọn nguyên tắc xác định vị trí giám sát chất lượng nước như sau: + Vị trí lấy mẫu có thểđược đặt tại vị trí sao cho thuận tiện lấy mẫu từ các vùng đại diện cho toàn bộ dòng chảy về thời gian.

+ Vị trí lấy mẫu không nên đặt ở những nơi không đại diện hoặc có sự khác biệt quá nhiều theo mặt cắt ngang về tính chất nguồn nước.

+ Vị trí trạm lấy mẫu phải dựa trên tổ hợp những điều kiện chuẩn hiện có của vùng nghiên cứu.

+ Mẫu đại diện phải bảo đảm tính đồng nhất của dòng sông thông qua mặt cắt ngang được xác định bằng các yếu tố vật lý như sự nhiễu loạn và khoảng cách đến các dòng nhập lưu lớn.

+ Vị trí trạm lấy mẫu cần phải dựa vào mục tiêu của việc nghiên cứu, những

ảnh hưởng của dòng chảy, các đặc tính vật lý và hỗn hợp của nguồn nước ô nhiễm tập trung và không tập trung, các cấu trúc công trình như: đập đất, đập dâng và tường cánh cũng như các yếu tố về con người, phương tiện và khả năng

đi đến vị trí lấy mẫu, những vị trí thay đổi nhiều về tính chất vật lý trên dòng chảy, vị trí các nguồn ô nhiễm công nghiệp tập trung và không tập trung từ khu

đô thị lớn và khu công nghiệp cũng như từ nông nghiệp 5.1.4.2 Lựa chọn phương pháp xác định vị trí

Sender đã nghiên cứu và tập hợp nhiều công thức xác định vị trí cho nhánh sông đã được chọn giám sát chất lượng nước, bao gồm các công thức từ (2-8)

đến (2-14). Nhìn chung, các công thức xác định vị trí đặt trạm của tác giả căn cứ

vào các đặc trưng của dòng chảy sông ngòi như độ rộng sông, chiều dài sông, vận tốc trung bình dòng chảy, hệ số khuếch tán rối ngang, hằng số liên quan đến vị trí nguồn điểm và mức đồng nhất của gradient nồng độ chất thải. Các công thức của tác giả đưa ra và một số công thức của các tác giả khác vẫn còn tương

đối phức tạp vì phải xác định các thông số liên quan. Một trong những công thức

Báo cáo tổng kết đề tài 97 d w u Ly 2 3 . 1 = (2-13) d w u Lz 2 6 . 2 = (2-14) Trong đó:

ƒ Ly là khoảng cách xáo trộn hoàn toàn theo chiều ngang;

ƒ Lz là khoảng cách xáo trộn hoàn toàn theo chiều thẳng đứng;

ƒ w: độ rộng lòng sông;

ƒ u: tốc độ dòng chảy;

ƒ d: độ sâu dòng chảy.

UNEP/WHO đã kiến nghị và xác định được khoảng cách pha trộn hoàn toàn tương ứng với độ sâu và chiều rộng sông và được trình bày ở bảng 2 (trang 38).

Như vậy, từ các phương pháp xác định vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước, ta chọn phương pháp của UNEP/WHO để xác định vị trí đặt trạm cho các nhánh sông đã được chọn giám sát chất lượng nước. Tuy nhiên, khi triển khai ngoài thực tế có thể sử dụng phương pháp của Sender để kiểm tra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 98 - 99)