Lựa chọn phương pháp xác định tần suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 99 - 100)

5.1.5.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp xác định tần suất

Tần suất lấy mẫu và khoảng thời gian lấy mẫu không thể xác định một cách hoàn hảo và cũng không thể đáp ứng mọi điều kiện thực tế. Bởi vì tần suất lấy mẫu còn phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện, số liệu thống kê chất lượng nước có sẵn và độ chính xác của thông tin chất lượng nước. Trong phạm vi của nghiên cứu, có thểđưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Tần suất lấy mẫu nên tập trung vào mùa khô và mùa mưa và phụ thuộc vào trạm lấy mẫu là trạm cơ bản hay trạm vệ tinh

+ Trạm cơ bản có thể lấy mẫu với tần suất cao hơn trong vòng 2 hoặc 3 năm

đầu với một khối lượng quan trắc thích hợp cho công tác thống kê, đánh giá sự

biến đổi, chu kỳ, xu hướng.

+ Ở mỗi trạm, số lượng mẫu thu thập từ 20 đến 25 trong khoảng thời gian liên tục đối với các khu vực xả thải. Bởi vì, nếu số mẫu ít sẽ không đạt được số

Báo cáo tổng kết đề tài 98 5.1.5.2 Lựa chọn phương pháp xác định tần suất

Chương 2 đã nghiên cứu một số phương pháp xác định tần suất lấy mẫu, bao gồm: (1) phương pháp dựa vào đặc điểm lưu vực và lưu lượng dòng chảy; (2) phương pháp dựa vào mục tiêu chất lượng nước và số liệu dòng chảy; (3) phương pháp dựa vào đối tượng giám sát chất lượng nước. Ngoài các phương pháp ở trên, hướng dẫn quan trắc và lấy mẫu chất lượng nước của Việt Nam khuyến cáo việc xác định tần suất lấy mẫu cần xem xét đến yêu cầu chất lượng về thông tin, dữ liệu chất lượng nước và chu kỳ thủy văn của dòng chảy sông ngòi. Để lựa chọn được cơ sở xác định tần suất lấy mẫu chất lượng nước sông Ba, dưới đây sẽ phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp và kết hợp với khuyến cáo của Việt Nam, làm cơ sở xác định tần suất giám sát chất lượng nước sông Ba:

+ Theo phương pháp lựa chọn tần suất lấy mẫu dựa vào diện tích khống chế

và tỷ lệ dòng chảy lớn nhất/nhỏ nhất chỉ phù hợp với các trạm giám sát chất lượng nước có diện tích khống chế tương đối đều nhau hoặc tỷ lệ dòng chảy lớn nhất/nhỏ nhất không quá chênh lệnh bởi vì nếu diện tích khống chế giữa các trạm chênh lệch nhau quá lớn hoặc tỷ lệ dòng chảy lớn nhất/nhỏ nhất quá lớn thì thì tần suất lấy mẫu giữa các trạm rất khác nhau, việc giám sát chất lượng nước trong thực tế gặp phải khó khăn.

+ Phương pháp dựa vào số liệu chất lượng nước cần phải có sẵn số liệu chất lượng nước để phân tích thống kê.

+ Phương pháp tính toán tần suất trong trường hợp chưa có sẵn số liệu chất lượng nước thì tương đối dễ dàng vì mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước đã được xác định. Căn cứ vào mục tiêu chất lượng nước, có thể xác định

được tầm quan trọng của các trạm để từ đó xác định tần suất lấy mẫu phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này cần xác định được tổng số mẫu cần thu thập trong năm.

Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp ta thấy phương pháp xác định tần suất trong trường hợp không có sẵn số liệu chất lượng nước là phù hợp với điều kiện thực tế của lưu vực sông Ba. Tuy nhiên, khi số liệu chất lượng nước đã được quan trắc đủ dài, ta có thể áp dụng phương pháp dựa vào số

liệu chất lượng nước để kiểm tra và điều chỉnh tần suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 99 - 100)