Dựa vào các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nước và tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước, lưu vực Sông Ba được phân thành 7 vùng như
sau đểđánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội:
Vùng Nam Bắc An Khê Vùng thượng Ayun Pa Vùng Ayun Pa Vùng Krông Pa Vùng Krông HNăng Vùng Thượng Đồng Cam Vùng Đồng Cam 4.2.6.1 Vùng Nam Bắc An Khê
Vùng Nam Bắc An Khê được tính từ thượng nguồn sông Ba đến suối Đak Phi Hao với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 3.107 km2 thuộc các huyện KBang, An Khê, Đắc Pơ và Kon Chrô của tỉnh Gia Lai.
Độ che phủ của rừng, thảm phủ thực vật đứng vào hàng lớn nhất lưu vực, chiếm khoảng 50 – 55% diện tích đất tự nhiên; đất đai trong vùng chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen được hình thành trên đá mẹ bazan.
Sông Ba chảy qua vùng này có chiều dài khoảng 200 km, từđỉnh núi Ngọc Rô đến suối Đắc Phi Hao, chiếm 52% tổng chiều dài dòng chính. Địa hình dốc, có độ chia cắt lớn. Lượng mưa trong vùng lớn nhưng chỉ hình thành dòng chảy tạm thời. Mật độ sông suối từ thượng lưu tới An Khê nhỏ đạt 0,2-0,3 km/km2; phần qua vùng An Khê địa hình bằng phẳng hơn nên có mật độ sông suối đạt 0,3-0,45 km/km2.
Dân số vùng Nam Bắc An Khê khoảng 157,5 nghìn người, chủ yếu tập trung ở các thị trấn và trục đường giao thông. Mật độ dân số của toàn vùng thấp
Báo cáo tổng kết đề tài 76 khoảng 20-30 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị xã An Khê An đạt 311 người/km2.
Phát triển nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp khoảng 80.905 ha, tập trung chủ ở khu vực phía Nam và phía Bắc thị xã An Khê. Các loại hình sản xuất gồm trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày với tổng diện tích 39.066 ha, chiếm 48% tổng diện tích; diện tích trồng cà phê là 935 ha; và diện tích đất trồng lúa 5.361 ha chiếm 7% tổng diện tích.
Phát triển công nghiệp: trong vùng phát triển còn rất chậm so với tiềm năng và lợi thế. Trong vùng có một số nhà máy: chế biến tinh bột sắn, chế biến ván sợi và nhà máy đường. Các nhà máy đều tập trung tại thị xã An Khê. Ngoài ra, trong vùng có khu công nghiệp An Khê với diện tích 100 ha đang trong giai xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp chảy ra suối Dấu đổ trực tiếp vào dòng chính sông Ba.
4.2.6.2 Vùng thượng Ayun Pa
Vùng thượng Ayun Pa kéo dài từ dòng nhánh Ayun Pa đến hồ Ayun Hạ, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.637 km2, chiếm 55% diện tích lưu vực sông Ba và nằm trải dài trên các huyện Mang Yang, Chư Sê và huyện Đắc Đoa của tỉnh Gia Lai, thuộc bờ phải sông Ba.
Độ che phủ của thảm phủ thực vật, rừng còn tương đối lớn: huyện Mang Yang có diện tích che phủ khoảng 50 - 55%, độ che phủ của huyện Đắc Đoa và Chư Sê nhỏ hơn; đất đai trong vùng chủ yếu là các nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất
đen được hình thành trên đá mẹ bazan.
Vùng này có sông Ayun Pa bắt nguồn từ núi Công Hơ Dung, với chiều dài 175 km, chủ yếu chảy qua vùng núi với hướng chảy Bắc Nam, gần song song với dòng chính sông Ba. Phần thượng lưu sông hiện nay có 40 công trình khai thác, sử dụng nước, trong đó có hồ chứa lớn như: Ayun Thượng và hồ Ayun Hạ. Dân số 2 huyện Mang Yang và Chư Sê đến năm 2005 là 172.592 người. Mật độ dân số trong vùng so với lưu vực ở mức trung bình, mật độ dân ở Mang Yang là 40 người/km2, Chư Sê là 95 người/km2. Dân số trong vùng chủ yếu là dân nông thôn, phân bố không đều, chủ yếu dọc theo trục đường giao thông liên huyện, phần còn lại là dân sốđô thị sống tập trung ở các thị trấn.
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn vùng là 163.700 ha, trong đó đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 8.668 ha, đất trồng lúa 2 vụ khoảng 7.810 ha, đất trồng cà phê là 1.4577 ha. Phần lớn diện tích đất canh tác là đất đỏ bazan, phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày. Diện tích đất nông nghiệp có
Báo cáo tổng kết đề tài 77 tưới khoảng 27.630 ha, nằm chủ yếu ở phía Bắc của huyện Mang Yang và huyện Chư Sê, chiếm 17% tổng diện tích đất nông nghiệp trong toàn vùng.
Sản xuất công nghiệp trong vùng chưa phát triển mạnh. Một số nhà máy và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp bao gồm: nhà máy bia Mang Yang, nhà máy chế biến mủ cao su và các ngành nghề chế biến nông, lâm sản qui mô nhỏ. Ngoài ra, còn có cụm công nghiệp Chư Sê đang trong quá trình xây dựng chưa
đi vào hoạt động. 4.2.6.3 Vùng Ayun Pa
Vùng Ayun Pa có diện tích đất tự nhiên 2.537 km2, bao gồm toàn bộđất đai của huyện Ayun Pa, một phần nhỏ huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai và một phần nhỏ
diện tích huyện Ea Hleo tỉnh Đắc Lắc.
Địa hình vùng này bằng phẳng, độ che phủ rừng thấp, chủ yếu là hệ thực vật trồng.
Đất đai trong vùng phì nhiêu, màu mỡ tập trung chủ yếu là các loại đất xám, hình thành ở điều kiện bán khô hạn trên đá mẹ granit, nhưng có độ chua thấp, độ bão hòa bazơ cao.
Sông Ayun Pa chảy qua từ hạ lưu hồ Ayun Hạ đến hợp lưu với dòng chính sông Ba với chiều dài 69 km, độ uốn khúc rất lớn. Hiện nay trong vùng có 20 công trình khai thác, sử dụng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Dân số sinh sống trong vùng chủ yếu là dân của thuộc huyện Ayun Pa, tổng số dân tính đến năm 2005 khoảng 94.878 người; mật độ 120 người/km2. Trong vùng có thị trấn Ayun Pa, nằm ở ngã ba thuộc hợp lưu sông Yun Pa và sông Ba.
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong vùng là 253.662 ha, trong đó diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 20.535 ha, diện tích trồng lúa 16.540 ha và diện tích trồng cà phê là 5.112 ha. Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối đều ở hai bên bờ sông Ayun Pa.
Công nghiệp trong vùng chỉ có nhà máy đường Ayun Pa. 4.2.6.4 Vùng Krông Pa
Vùng Krông Pa có diện tích đất tự nhiên khoảng 1.976 km2, bao gồm toàn bộ diện tích của huyện Krông Pa.
Vùng Krông Pa có diện tích rừng rất lớn nhưng độ che phủ của rừng không cao, chất lượng rừng thấp. Đất đai trong vùng chủ yếu là loại đất dốc tụ thung lũng và đất xám.
Báo cáo tổng kết đề tài 78 Dòng chính sông Ba chảy qua trung tâm chia diện tích của vùng thành 2 phần tương đối bằng nhau. Nước sông là nguồn chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Mật độ dân số thấp với 39 người/km2. Dân số chủ yếu sống ở nông thôn dọc theo quốc lộ 25 và một phần dân sốđô thị sống tập trung ở khu vực thị trấn Phú Túc.
Tổng diện tích đất canh là 23.500 ha, trong đó diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 18.500 ha, đất lúa 2 vụ 3.000 ha. Diện tích đất nông nghiệp trong vùng phân bốở hai bên dòng chính sông Ba.
Vùng Krông Pa không có các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cũng như sản xuất công nghiệp.
4.2.6.5 Vùng Krông Hnăng
Vùng Krông Hnăng có phần lớn diện tích nằm trong lưu vực sông Krông Năng và một phần diện tích của thị xã Ea Kar, với diện tích tự nhiên khoảng 2.029 km2.
Độ che phủ bề của thảm thực vật, rừng trong vùng ở mức trung bình, chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng trồng và rừng tái sinh sau khai thác. Đất đai trong vùng chủ yếu là loại đất vàng đỏ trên đá sét, đây là loại đất có phản ứng hơi chua, hàm lượng mùn nghèo, hàm lượng cation trao đổi thấp.
Sông Krông Hnăng là phụ lưu lớn thứ hai của sông Ba. Diện tích lưu vực 1.840 km2,chiều dài sông 130 km. Mạng lưới sông tương đối dày, mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,54 km/km2. Tổng lượng nước sông Krông Hnăng đổ
vào sông Ba hằng năm khoảng 1,25 tỷ m3. Tổng số công trình khai thác, sử dụng nước ở vùng là 82, trong đó hồ Krông Hnăng có vai trò quan trọng nhất trong cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong vùng.
Dân số tính đến năm 2005 của vùng Krông Hnăng khoảng 310.990 người, mật độ dân số trong vùng ở mức trung bình so với lưu vực sông Ba. Huyện Krông Hnăng có mật độ dân số lớn nhất 180 người/km2 và huyện Ma Đrăk có mật độ dân số thấp nhất là 43 người/km2. Dân số trong vùng chủ yếu sống ở
nông thôn và phân bố tập trung tại khu vực thị trấn các huyện và thị xã Ea Kar. Diện tích đất nông nghiệp trong toàn vùng là 85.129 ha, trong đó diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày 34.783 ha chiếm 41% tổng diện tích,
đất trồng cà phê 20.657 ha chiếm 19%, còn lại là diện tích trồng lúa 4.059 ha và
đất cỏ là 7.282 ha. Chăn nuôi trong vùng rất phát triển, đứng đầu trong toàn lưu vực sông Ba, tập trung chủ yếu là đàn trâu, bò. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng.
Báo cáo tổng kết đề tài 79 Ngành công nghiệp Krông Hnăng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, lâm sản như chế biến cà phê ướt ở huyện Krông Hnăng; chế
biến tinh bột sắn, cà phê ướt và Nhà máy chế biến phân vi sinh ở huyện Ea Kar. 4.2.6.6 Vùng thượng Đồng Cam
Vùng thượng Đồng Cam có diện tích tự nhiên 1.877 km2, bao gồm toàn bộ
diện tích đất tự nhiên của huyện Sơn Hoà, huyện Sông Hinh, xã Sơn Thành huyện Tuy Hoà và một phần diện tích của huyện Mđrắc tỉnh Đắc Lắc.
Vùng thượng Đồng Cam nằm trong vùng hạ lưu sông Ba, điều kiện tự
nhiên trong vùng có các điểm của vùng trung và hạ lưu của lưu vực sông Ba. Diện tích rừng, thảm phủ thực vật trong vùng có độ che phủ dưới 50% diện tích lưu vực, chất lượng rừng thấp, rừng nguyên sinh chỉ còn ở phần thượng lưu sông Hinh thuộc lưu vực hồ sông Hinh, còn lại hầu hết là rừng trồng và rừng tái sinh.
Đất đai trong vùng chủ yếu là loại đất nâu đỏ, đất nâu vàng trên bazan và loại
đất mùn xám đen.
Mạng lưới sông ngòi trong vùng gồm dòng chính sông Ba tính từ hợp lưu của sông Krông Hnăng đến đập Đồng Cam và sông Hinh bắt nguồn từ núi Chư
Hơ Mu cao 1.550 m, có chiều dài 88 km, nhập lưu với sông Ba tại Củng Sơn, cách cửa biển 55 km. Sông Hinh là phụ lưu lớn nhất của sông Ba, mạng lưới sông ngòi của lưu vực sông Hinh rất phát triển với mật độ lưới sông là 0,53 km/km2, lớn nhất so với mật độ lưới sông của các phụ lưu khác trong sông Ba. Hiện nay, vùng thượng Đồng Cam có 55 công trình khai thác, sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hồ sông Hinh có diện tích lưu 722 km2, dung tích 357 triệu m3, hồ có nhiệm vụ phát điện và tưới cho toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng hạ lưu sông.
Sông Hinh và Sơn Hòa là 2 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, theo thống kê kinh tế-xã hội năm 2005 dân số của 2 huyện là 88.671 người, với mật độ dân số trung bình khoảng 44-53 người/km2, phân bố dân trong vùng không đều, tập trung chủ yếu ở hai thị trấn Củng Sơn và thị trấn Hai Riêng.
Sản xuất nông nghiệp trong vùng chủ yếu tập trung ở huyện Sơn Hòa. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 41.383 ha, trong đó đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 26.853 ha chiếm 65% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa 3.458 ha và đất trồng cà phê là 880 ha. Diện tích đất nông nghiệp trong vùng chủ yếu tập trung ở thị trấn Củng Sơn dọc theo hai bên trục quốc lộ 25 và một phần nhỏ diện tích của huyện Sông Hinh nơi giáp với dòng chính sông Ba.
Công nghiệp trong vùng tập trung vào các ngành nghề chế biến nông, lâm sản, các nhà máy phân bố rải rác trong vùng, một số nhà máy lớn như:, nhà máy
Báo cáo tổng kết đề tài 80 rượu-cồn Tấn Phát thuộc huyện Sơn Hòa và Nhà máy chế biến tinh bột thuộc huyện sông Hinh.
4.2.6.7 Vùng Đồng Cam
Vùng Đồng Cam bao gồm đồng bằng ven biển thành phố Tuy Hòa và huyện Tuy Hoà của tỉnh Phú Yên tính từđập Đồng Cam ra tới biển. Tổng diện tích tự nhiên là 1.275 km2.
Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng Cam đại diện cho các đặc điểm tự nhiên vùng hạ lưu sông Ba. Độ che phủ của rừng và thảm thực vật rất thấp chỉ khoảng 30% diện tích đất tự nhiên, chất lượng và độ che phủ của rừng thấp, rừng già và rừng nguyên sinh đang trong trạng thái bảo tồn sinh học, tập trung ở huyện Tuy Hòa.
Đất đai trong vùng rất đa dạng với một số loại đất chính nhưđất mặn phèn phân bốở huyện Tuy Hòa, đất phù sa phân bố dọc theo hai bên dòng chính sông Ba và đất đen phân bốở khu vực thành phố Tuy Hòa.
Dòng chính sông Ba tính từ hạ lưu đập Đồng Cam đến cửa sông dài 55 km, mạng lưới sông ngòi trong vùng rất phát triển mật độ sông trên 0,5 km/km2, nguồn nước trong sông chịu tác động của thủy triều và xâm nhập mặn, chất lượng nước sông còn tương đối tốt, tuy nhiên một số vị trí trên sông nguồn nước bị ô nhiễm cục bộ do nước thải công nghiệp và đô thị.
Vùng Đồng Cam là nơi tập trung dân số, mật độ dân đông nhất trong lưu vực sông Ba. Theo thống kê năm 2005 thành phố Tuy Hòa là nơi dân cư đông
đúc nhất trong vùng với mật độ 1.580 người/km2.
Nông nghiệp trong vùng rất phát triển, đây là vùng trọng điểm lúa cao sản, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã được đưa vào sản xuất. Tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 36.508 ha, trong đó đất trồng lúa là 22.000 ha chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp và đất trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày là 10.350 ha.
Vùng Đồng Cam là vùng duy nhất trong lưu vực sông Ba có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, tính đến năm 2005 đã có 1.195 ha nuôi tôm tập trung chủ yếu huyện Tuy Hòa với sản lượng tôm hằng năm 1.811 tấn.
Sản xuất công nghiệp của vùng Đồng Cam có tiềm năng và lợi thế nhất trong lưu vực sông Ba. Các lĩnh vực sản xuất chủ yếu vẫn là chế biến nông, lâm sản như các vùng khác trong lưu vực, nhưng có thêm nhà máy chế biến thủy sản như nước mắm và nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Trong vùng còn có các khu công nghiệp như An Phú, Hiệp Hòa I, Hiệp Hòa II và Hiệp Hòa III. Các khu
Báo cáo tổng kết đề tài 81 công nghiệp này đều nằm dọc ven biển và có hệ thống thu gom nước thải trước khi xả ra biển.