Chất lượng nước dòng chính sông Ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 83 - 90)

4.3.2.1 Vùng thượng lưu

Vùng thượng lưu sông Ba bắt đầu từ thượng nguồn về đến thị xã An Khê, trong đó từ thượng nguồn về đến thị trấn Kbang hầu như không cho hoạt động phát triển sản xuất lớn, còn từ thị trấn Kbang về đến thị xã An Khê tập trung nhiều nhà máy công nghiệp và đô thị. Do đặc điểm như vậy, có thể chia vùng thượng nguồn về đến hồ chứa Kal Nak và từ hạ lưu hồ chứa cho đến thị xã An Khê đểđánh giá chất lượng nước.

Báo cáo tổng kết đề tài 82 + Khu vực từđầu nguồn sông Ba về đến hồ thủy điện Kal Nak, chất lượng nước so với tiêu chuẩn loại A còn tương đối tốt do khu vực này ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

+ Khu vực từ sau hồ chứa thủy điện Kal Nak đến thị xã An Khê được lấy và phân tích 08 mẫu nước mặt. Việc đánh giá chất lượng nước ở vùng này như sau:

ƒ Chỉ tiêu DO so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại A đã bị ô nhiễm. Hàm lượng DO dao động từ 3 mg/l đến 6,4 mg, trong đó hàm lượng DO tại khu vực hạ lưu điểm xả thải Nhà máy Ván sợi MDF có giá trị lớn nhất và lớn hơn gấp 2 lần tiêu chuẩn loại A. Trong tổng số 8 mẫu chất lượng nước thì có đến 6 mẫu lớn hơn tiêu chuẩn cho phép với tỷ lệ số mẫu lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 75%. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì chỉ tiêu này chưa bị ô nhiễm.

ƒ Chỉ tiêu BOD5 so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại A bị ô nhiễm lớn nhất. Hàm lượng BOD5 dao động từ 4,2 mg/l đến 18,6 mg/l, trong đó hàm lượng tại hạ lưu điểm xả nhà máy Sắn thị xã An Khê có giá trị lớn nhất và lớn hơn gấp 4,7 lần tiêu chuẩn loại A. Tất cả 8 mẫu chất lượng nước đều có BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì chỉ tiêu này cũng chưa bị ô nhiễm.

ƒ Chỉ tiêu COD dao động từ 9 mg/l đến 58 mg/l, trong đó hàm lượng tại hạ

lưu điểm xả thải nhà máy sắn thị xã An Khê có giá trị lớn nhất và lớn hơn gấp 5,8 lần tiêu chuẩn loại A. Trong tổng số 8 mẫu chất lượng nước thì có

đến 7 mẫu bị ô nhiễm với tỷ lệ số mẫu bị ô nhiễm là 87,5%. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì chỉ tiêu này cũng chưa bị ô nhiễm.

ƒ Chỉ tiêu NO2 dao động từ 0,0035 mg/l đến 0,0594 mg/l, trong đó hàm lượng tại khu vực thị trấn Kbang có giá trị lớn nhất và lớn hơn gấp 5,9 lần tiêu chuẩn loại A. Trong tổng số 8 mẫu chất lượng nước thì có đến 7 mẫu bị ô nhiễm với tỷ lệ số mẫu bị ô nhiễm là 87,5%. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì chỉ tiêu này cũng chưa bị ô nhiễm.

ƒ Các chỉ tiêu còn lại như dầu mỡ, NH4, Coliform bị ô nhiễm nhẹ với giá trị

lớn nhất lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,3 đến 2,2 lần. Các chỉ tiêu khác như NO3, CN, Hg, As chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Bảng 13. Chất lượng nước so với tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN loại A TT Chỉ tiêu Max (mg/l) Min (mg/l) Max so vTCVN, A ới >TCVN, A Số mẫu Tỷ lệ%

Báo cáo tổng kết đề tài 83

TT Chỉ tiêu Max (mg/l) Min (mg/l) Max so vTCVN, A ới >TCVN, A Số mẫu Tỷ lệ%

3 BOD5 18.6 4.2 4.7 8 100.0 4 COD 58 9 5.8 7 87.5 6 NO2 0.0594 0.0035 5.9 7 87.5 9 Dầu mỡ 0.3 0.2 0.3 8 100.0 1 pH 7.75 6.37 0.0 0 0.0 5 NH4 0.0766 0.0266 1.5 3 37.5 7 NO3 3.779 1.256 0.0 0 0.0 8 CN 0.0057375 0 0.0 0 0.0 10 Coli 11000 63 2.2 1 12.5 11 Hg 0.000712 0.000227 0.0 0 0.0 12 As 0.02014 0.01023 0.0 0 0.0

Như vậy, chất lượng nước nước sông Ba ở khu vực từ thị trấn Kbang đến thị xã An Khê vào mùa cạn năm 2007 đã bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu chất rắn lơ

lửng DO, BOD5, COD và NO2. Nguồn gây ô nhiễm là do nước thải từ các nước thải sinh hoạt các khu đô thị Kbang, An Khê và nước thải của các nhà máy, cơ

sở sản xuất và chế biến trong khu vực như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn, Nhà máy Sản xuất ván sợi MDF.

4.3.2.2 Vùng trung lưu

Vùng trung lưu của sông Ba kéo dài từ thị xã An Khê về đến Củng Sơn và chạy qua thị trấn Krong Chro, Đắc Pơ, Mang Ang, Đắc Đoa, Chư Sê, Ia Pa và Ayunpa. Trên cơ sở đặc điểm về hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của vùng, có thể chia vùng trung lưu sông Ba làm 2 tiểu vùng để đánh giá chất lượng nước: vùng từ thị xã An Khê vềđến ngã ba sông Ayun và từ ngã ba sông Ayun

đến Củng Sơn. Chất lượng nước các tiểu vùng này được phân tích và đánh giá dưới đây:

+ Từ thị xã An Khê về đến ngã ba sông Ayun được phân tích 02 mẫu chất lượng nước, tại khu vực thị trấn Krongcho và thị trấn Ayunpa. Sự biến động của các thông số chất lượng nước như sau:

ƒ NO2 dao động từ 0,135 đến 0,0412 mg/l. Hàm lượng NO2 tại hai vị trí này

đều lớn hơn giới hạn cho phép loại A, trong đó hàm lượng tại khu vực thị

trấn Ayunpa có giá trị lớn nhất và lớn hơn gấp 13,5 lần. So sánh với tiêu chuẩn cho phép loại B thì tại vị trí thị trấn Ayunpa vẫn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,7 lần, còn tại vị trí thị trấn Krongcho thì đạt tiêu chuẩn cho phép.

Báo cáo tổng kết đề tài 84

ƒ NH4 dao động từ 0,0212 đến 0,11 mg/l. Hàm lượng NH4 tại khu vực thị

trấn Krongcho lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 2,2 lần. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn cho phép loại B thì hàm lượng NH4 đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ Chỉ tiêu DO dao động từ 5,8 mg/l đến 6,6 mg/l; chỉ tiêu COD dao động từ

10 mg/l đến 12 mg/l; chỉ tiêu dầu mỡ tại 2 vị trí có giá trị bằng nhau (0,2 mg/l). Các chỉ tiêu này so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại A đã bị ô nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì đạt tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 14. Dao động của một số thông số chất lượng nước so với TCVN, loại A

TT Chỉ tiêu Max, mg/l Min, mg/l > TCVN loại A, lần

1 pH 7.45 7.39 0.0 2 DO 6.6 5.8 1.0 3 BOD5 3.7 3.1 0.0 4 COD 12 10 1.2 5 NH4 0.11 0.0212 2.2 6 NO2 0.135 0.0412 13.5 7 NO3 6.975 3.437 0.0 8 CN 0 0 0.0 9 Dầu mỡ 0.2 0.2 0.2 10 Coli 400 21 0.0 11 Hg 0.000414 0.000218 0.0 12 As 0.0448 0.00158 0.0

Từ kết quả phân tích chất lượng nước tiểu vùng từ An Khê vềđến Ayunpa có thể có kết luận sơ bộ: chỉ tiêu NO2 đã bị ô nhiễm so với tiêu chuẩn cho phép loại A, riêng tại vị trí Ayunpa còn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B; chỉ tiêu tiêu NH4 tại vị trí Krongcho lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A nhưng so với tiêu chuẩn cho phép loại B thì tất cả các vị trí hàm lượng NH4 đạt tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu CO, COD và dầu mỡ bị ô nhiễm nhẹ. Nguyên nhân của sự ô nhiễm các chỉ tiêu có thể là do sựảnh hưởng của chất lượng nước khu vực An Khê.

+ Từ thị trấn Ayunpa về đến Củng Sơn, sông Ba đoạn này đi qua khu vực của các thị trấn EaH’leo, Phú Túc, Krong Hăng, Eaka, Madrắc, Hai Riềng và Củng Sơn. Ngoài ra vùng này còn có các khu vực sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới khoảng 60 nghìn ha. Tiểu vùng này được phân tích 05 mẫu nước mặt, sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:

ƒ COD dao động từ 8 mg/l đến 24 mg/l, trong đó hàm lượng COD lớn nhất tại sau nhập lưu của sông Krong Hnăng và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép

Báo cáo tổng kết đề tài 85 loại A 2,4 lần. Trong tổng số 5 mẫu đem phân tích thì có đến 3 mẫu có hàm lượng COD lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, tỷ lệ số mẫu lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 60%. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn loại B thì hàm lượng COD đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ BOD5 dao động từ 1,8 mg/l đến 8,9 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại sau nhập lưu của sông Krong Hnăng và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 2,2 lần. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn loại B thì hàm lượng BOD5 tại vị trí này vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Các vị trí khác đều có hàm lượng BOD5 đạt tiêu chuẩn loại A.

ƒ NO2 dao động từ 0,012 đến 0,006 mg/l, trong đó hàm lượng lớn nhất tại khu vực cầu Phú Túc và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A gấp 1,2 lần. Hàm lượng NO2 tại vị trí sau nhập lưu sông Krong Hnăng với sông Ba cũng bị ô nhiễm nhẹ so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì hàm lượng NO2 đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ Hàm lượng dầu mỡ tại các khu vực nhập lưu sông Krong Hnăng và sông Hinh với dòng chính sông Ba có giá trị là 0,1 mg/l. So với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A thì hàm lượng dầu mỡ tại các vị trí này không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chất lượng nước loại B thì hàm lượng dầu mỡđạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ Hàm lượng các chỉ tiêu khác bao gồm DO, NH4, NO3, Coliform, As nhìn chung đạt tiêu chuẩn cho phép loại A.

Bảng 15. Dao động của một số thông số chất lượng nước so với TCVN, loại A

TT Chỉ tiêu Max, mg/l Min, mg/l > TCVN loại A, lần

1 pH 8.39 7.95 0.0 2 DO 8.4 6.4 0.0 3 BOD5 8.9 1.8 2.2 4 COD 24 8 2.4 5 NH4 0.022 0.00954 0.0 6 NO2 0.01213 0.006 1.2 7 NO3 2.225 0.587 0.0 8 CN 0.0251 0.0251 9 Dầu mỡ 0.1 0.1 0.1 10 Coli 700 150 0.0 11 Hg 0.000584 0.000416 12 As 0.03103 0.01842 0.0

Từ kết quả phân tích chất lượng nước tiểu vùng từ Ayunpa đến Củng Sơn có thể rút ra một số nhận định, chất lượng nước khu vực này đã bị ô nhiễm bởi

Báo cáo tổng kết đề tài 86 các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2 và hàm lượng dầu mỡ. Nguồn gây ô nhiễm có thể

là do ảnh hưởng của các khu đô thị Phú Túc và Krong Hnăng và do ảnh hưởng của chất lượng nước của các tiểu vùng ở phía trên.

4.3.2.3 Vùng hạ lưu

Vùng hạ lưu sông Ba được tính từ Củng Sơn đến cửa sông. Dòng chính sông Ba chảy qua thành phố Tuy Hòa và các thị trấn Tuy Hòa, Phú Hòa và Trung An. Đây là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất của lưu vực sông Ba với tổng diện tích khoảng trên 61 nghìn ha. Ngoài ra trong vùng còn canh tác trên 3 nghìn ha rau màu. Các khu công nghiệp lớn là Hòa Hiệp 1 và Hòa Hiêp 2 và An Phú; nhà máy đường KCB, nhà máy rượu, cồn, đường Tấn Phát, nhà máy đường Tuy Hòa. Căn cứ vào tình hình thực tếở vùng hạ lưu, có thể chia ra làm 2 vùng: từ Củng Sơn đến trước đập Đồng Cam và từ sau đập Đồng Cam ra đến cửa biển. Chất lượng nước các khu vực này được đánh giá như sau:

+ Từ Củng Sơn đến đập Đồng Cam có các nhà máy đương KCP và nhà máy rượu, cồn, đường Tấn Phát và được phân tích 02 mẫu chất lượng nước tại hạ lưu nhà máy đường KCB và tại vị trí trước khi nguồn nước chảy vào đập Đồng Cam. Sự dao động chất lượng nước như sau:

ƒ BOD5 dao động từ 0,5 mg/l đến 10,7 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại thượng lưu của đập Đồng Cam và lớn hớn tiêu chuẩn cho phép loại A 2,7 lần. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn loại B thì hàm lượng BOD5 tại các vị trí này vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ COD dao động từ 3 mg/l đến 26 mg/l, trong đó hàm lượng COD lớn nhất tại thượng lưu đập Đồng Cam và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 2,6 lần. So với tiêu chuẩn cho phép loại B thì hàm lượng COD tại các vị trí vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ Hàm lượng DO dao động từ 5 mg/l đến 5,9 mg/l. So với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A, hàm lượng DO tại các vị trí đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị lớn nhất xuất hiện tại sau vị trí nhập lưu của nhà máy đường KCB và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 1,2 lần.

ƒ Hàm lượng dầu mỡ tại hai vị trí có giá trị như nhau và bằng 0,2 mg/l. So với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A thì không đạt yêu cầu, còn so với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B thì đạt tiêu chuẩn cho phép.

ƒ Các chỉ tiêu khác bao gồm: NH4, NO2, NO3, CN, Coliform, Hg và As đều

đạt tiêu chuẩn cho phép loại A.

Bảng 16. Dao động của một số thông số chất lượng nước so với TCVN, loại A

Báo cáo tổng kết đề tài 87 1 pH 7.86 7.26 0.0 2 DO 5.9 5 1.2 3 BOD5 10.7 0.5 2.7 4 COD 26 3 2.6 5 NH4 0.0237 0.0147 0.0 6 NO2 0.0091 0.0054 0.0 7 NO3 1.586 1.222 0.0 8 CN 0 0 9 Dầu mỡ 0.2 0.2 0.2 10 Coli 2000 1500 0.0 11 Hg 0.000439 0.000439 12 As 0.03233 0.02237 0.0

Từ kết quả phân tích chất lượng nước tiểu vùng từ Củng Sơn thượng lưu

đập Đồng Cam có thể rút ra một số nhận định: chất lượng nước phía sau điểm xả

nước thải nhà máy đường KCP đã bị ô nhiễm bởi DO và dầu mỡ. Nguyên nhân ô nhiễm có thể do nước thải nhà máy đương KCB; khu vực thượng lưu đập

Đồng Cam đã bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu BOD5 và COD.

+ Từ sau đập Đồng Cam đến vùng cửa sông có nhà máy đường Tuy Hòa. Chất lượng nước ở đây được phân tích 02 mẫu, bao gồm 01 mẫu ở thượng lưu sông Đồng Bò và 01 mẫu ở hạ lưu sông Đồng Bò. Chất lượng nước như sau:

ƒ Coliform dao động tự 1500 đến 15000 MPN, trong đó vị trí phía sau nhập lưu sông Đồng Bò có giá trị lớn gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép loại A. Hàm lượng này lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B 1,5 lần.

ƒ Hàm lượng BOD5 dao động từ 1,2 đến 5,8 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại phía sau nhập lưu sông Đồng Bò và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 1,5 lần.

ƒ NO2 dao động từ 0,0091 đến 0,0123 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại phía sau nhập lưu sông Đồng Bò và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 1,2 lần.

ƒ Hàm lượng của COD dao động từ 4 đến 11 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại phía hạ lưu sông Đồng Bò và lơn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A 1,1 lần. Hàm lượng của DO dao động từ 6 đến 6,5 mg/l, trong đó giá trị lớn nhất xuất hiện tại sau nhập lưu của sông Đồng Bò là bằng giá trị giới hạn cho phép loại A.

ƒ Chỉ tiêu dầu mỡ đã bị ô nhiễm nhẹ so với tiêu chuẩn cho phép loại A. Các chỉ tiêu khác bao gồm pH, NH4, NO3, CN, Hg, As đạt tiêu chuẩn cho phép loại A.

Báo cáo tổng kết đề tài 88

Bảng 17. Dao động của một số thông số chất lượng nước so với TCVN, loại A

TT Chỉ tiêu Max, mg/l Min, mg/l > TCVN, loại A, lần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)