i) Thông số chất lượng nước trạm nền
Theo phương pháp đã phân tích ở trên, ta chọn phương pháp kết hợp để xác
định thông số chất lượng nước. Các yếu tố cần xem xét đến trong việc lựa chọn thông số chất lượng nước bao gồm: kiến nghị thông số chất lượng nước sông của UNEP/WHO, các thông số đang đo đạc trên sông Ba và tham khảo kết quả
nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố, tự nhiên đến thành phần chất lượng nước đã được nghiên cứu ở chương 3. Đối với các thông số đang được đo đạc chất lượng nước trên sông Ba, sẽ kế thừa để chọn tất cả các thông số này để có thể tận dụng chuỗi số liệu có sẵn trong phân tích, đánh giá chất lượng nước sau này, bao gồm: COD, Fe, Si, Cl, HCO3-, SO4-2, Na+, K+, Ca++, Mg++, pH, EC, To. Tiếp theo là tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995. Còn kiến nghị
bộ thông số của UNEP/WHO và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước như đã sẽ được xem xét trong quá trình lựa chọn thông số. Kết quả lựa chọn bộ thông số chất lượng nước sẽđược thể hiện ở cột 7 ở bảng dưới đây.
Bảng 29. Chọn thông số giám sát chất lượng nước tự nhiên sông Ba theo phương pháp kết hợp
TT Thông số/loại thông số
TCVN 5942- 1995 UNEP/WHO Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên Đang giám sát ở sông Ba Thông số chọn (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) I Vật lý 1 Lưu lượng X X 2 Độ dẫn điện X X X 3 Độ trong - 4 Lưu lượng, mực nước X 5 Nhiệt độ X X X 6 Tổng chất rắn lơ lửng X X X II Hóa học 1 Asen X 2 Bari X 3 BOD5 (20oC) X 4 Cadimi X 5 Calxi X X X 6 Chất tẩy rửa X 7 Chì X 8 Chlorophyll X 9 Cl X X X X
Báo cáo tổng kết đề tài 119
TT Thông số/loại thông số
TCVN 5942- 1995 UNEP/WHO Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên Đang giám sát ở sông Ba Thông số chọn 10 COD X X X 11 Crom (III) X 12 Crom (VI) X 13 Dầu, mỡ X 14 DDT X 15 Đồng X 16 Florua X 17 K X X X 18 Kẽm X 19 Mg X X X X X 20 Na X X X X 21 NH4 X X X 22 Niken X 23 NO2 X X X 24 NO3 X X X 25 Ô xi hoà tan X X X 26 pH X X X X 27 HCO3 X X X 28 Phenola (tổng số) X 29 Sắt X X X 30 Sillica X X 31 SO4 X X X 32 Thiếc X 33 Thuỷ ngân X 34 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) X 35 Tổng hoạt độ phóng xạ a X 36 Tổng hoạt độ phóng xạ b X 37 Tổng phốt pho X 38 Xianua X III Vi sinh 1 Coliform X 2 Fecal foliform X
Từ kết quả lựa chọn các thông số chất lượng nước ở trên, số lượng các thông số lựa là 18 thông số, trong đó có một thông sốđo lưu lượng, còn lại là 17 thông số vật lý và hóa học. Những thông số lựa chọn vừa bảo đảm kế thừa những thông số đang được đo đạc trên sông Ba để sau này phân tích, vừa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 trên cơ sở xem xét
Báo cáo tổng kết đề tài 120 các kiến nghị chọn thông số trạm chất lượng nước nền của UNEP/WHO và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới chất lượng nước.
ii) Thông số chất lượng nước trạm tác động
Việc lựa chọn thông số chất lượng nước trạm tác động phụ thuộc vào các
đối tượng gây tác động đến chất lượng nước và thành phần chất lượng nước của tiểu lưu vực mà trạm chất lượng nước đó khống chế. Như đã phân tích ở phần
đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội theo các tiểu vùng mà các trạm chất lượng nước khống chế, các yếu tố tác động có thể bao gồm: tác động của sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị. Phân tích tình hình chất lượng nước ở các tiểu lưu vực, có thể xác định được các đối tượng chính ảnh hưởng
đến chất lượng nước của tiểu lưu vực nhưng việc lượng hóa mức độ ảnh hưởng thì chưa thể thực hiện được do chưa có đủ cơ sở để xác định.
Do sự khó khăn trong việc lượng hóa yếu tố ảnh hưởng, có thể đưa ra nguyên tắc đơn giản sau để xác định bộ thông số chất lượng nước trạm tác động: số lượng chỉ tiêu chất lượng nước tối đa là 20 theo như kiến nghị của UNEP/WHO, nếu thông số nào xuất hiện ô nhiễm ở các tiểu lưu vực thì thông số đó được chọn để giám sát chất lượng nước. Ngoài ra còn xem xét đến thành phần chủ yếu của nước thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị như đã nghiên cứu ở chương 3 dể xác định thông số giám sát chất lượng nước.
Báo cáo tổng kết đề tài 122
CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC VÀ NỘI DUNG THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài, bao gồm các kinh nghiệm thiết kế mạng giám sát chất lượng nước của các nước trên thế giới, các phương pháp thiết kế mạng mạng giám sát chất lượng nước, sự ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế-xã hội đến thiết kế mạng giám sát chất lượng nước và kinh nghiệm thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông Ba, có thể đề xuất các bước thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông như sau:
1. Xác định mục tiêu chất lượng nước và sắp xếp thứ tựưu tiên
Một trong những bước quan trọng trong thiết kế mạng quan trắc chất lượng nước xác định mục tiêu giám sát chất lượng nước và yêu cầu về thông tin dữ liệu chất lượng nước. Mục tiêu và yêu cầu thông tin dữ liệu chất lượng nước sẽ một trong những yếu tố liên quan đến lựa chọn phương pháp nghiên cứu thiết kế
mạng giám sát chất lượng nước. Trong trường hợp có nhiều mục tiêu thì cần phải sắp xếp các mục tiêu theo thứ tựưu tiên hoặc theo mức độ quan trọng. 2. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và xác định các yếu tốảnh hưởng
đến thiết kế mạng giám sát chất lượng nước.
Kết quả nghiên cứu của chương 3 nghiên cứu mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội đến thành phần chất lượng nước. Trong đó xem xét tất rất nhiều mối quan hệ nhưđịa chất, thổ nhưỡng, rừng, thảm phủ thực vật, khí hậu, địa hình, chếđộ thủy văn, thủy triều, thành phần chất lượng nước, phát triển công nghiệp, đô thị, canh tác nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, hồ
chứa và khai thác khoáng sản cũng như vận tải thủy. Ngoài ra, cũng đã nghiên cứu thành phần nước thải của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp phát triển đô thị, nuôi trồng thủy sản.
Trong nghiên cứu thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông, việc phân tích và đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của lưu vực sông cụ thể là cần thiết và được coi là một trọng những nhiệm vụ quan trọng trong công tác thiết kế
mạng giám sát chất lượng nước, trên cơ sở phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thiết kế mạng giám sát chất lượng nước cũng nhưđánh giá thành phần chất lượng nước, ta có cơ sở để lựa chọn phương pháp xác định chọn nhánh sông giám sát chất lượng nước cũng như tần suất giám sát chất lượng nước cho một lưu vực sông cụ thể.
3. Xác định phương pháp lựa chọn nhánh sông/đoạn sông/các khu vực giám sát chất lượng nước
Báo cáo tổng kết đề tài 123 Việc xác định phương pháp lựa chọn nhánh sông/đoạn sông giám sát chất lượng nước căn cứ vào tổng hợp các đặc điểm lưu vực sông thiết kế và phân tích
ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp thiết kế để từ đó lựa chon ra phương pháp xác định nhánh sông/đoạn sông/vùng giám sát chất lượng nước phù hợp.
4. Xác định vị trí giám sát chất lượng nước
Việc xác định vị trí lấy giám sát chất lượng nước cần phải phân tích cụ thể đặc điểm thủy văn, dòng chảy, đặc điểm địa hình khu vực lấy nước, đặc điểm các khu vực gây ô nhiễm chất lượng nước. Công thức xác định vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước đã được Sender đề xuất và tổng hợp từ công thức số
(2-8) đến công thức số (2-14). Ngoài ra phương pháp xác định vị trí lấy giám sát chất lượng nước cũng đã được UNEP/WHO kiến nghị và trình bày ở bảng 2, trang 38 của báo cáo này.
Tuy nhiên, do những điều kiện ngẫu nhiên ngoài thực tế cho nên không phải lúc nào cũng xác định được điểm pha trộn hỗn hợp như nghiên cứu đã kiến nghị. Cũng không thể áp dụng bằng cách giả thiết để quyết định khoảng cách hỗn hợp trong trường hợp khu vực đặt trạm giám sát không đủ độ dài hoặc do những nhiễu động ảnh hưởng tới độ chắc chắn về khả năng pha trộn hoàn toàn trong con sông được xác định. Trong trường hợp không xác định được vùng pha trộn hoàn toàn để lấy mẫu, có thể áp dụng một trong 3 giải pháp thay thế sau: (1) lấy mẫu ở điểm đơn bất kỳ và giả định đó là mẫu đại diện (đây là cách thường
được áp dụng hiện nay); (2) lấy mẫu ở một vài điểm phía hạ lưu và tổng hợp các giá trị đó, giá trị thu được sẽđại diện cho chất lượng nước sông tại thời điểm lấy mẫu cho đoạn sông đó.
5. Xác định loại trạm chất lượng nước
Đặc tính của vùng nghiên cứu bao gồm số liệu lưu lượng, mực nước, hướng và lưu tốc dòng chảy, độ sâu, địa hình, địa mạo và địa chất thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, chếđộ khí hậu, các vùng canh tác nông nghiệp, các khu vực nuôi trồng thủy sản, các khu công nghiệp tập trung, các đô thị của khu vực nghiên cứu, … tất cả những đặc tính này đều có ảnh hưởng đến việc xác định loại trạm chất lượng nước cho nên cần phải phân tích đầy đủ những đặc tính này.
Mạng phải đảm bảo bao phủ một hay nhiều thuỷ vực hoặc vùng phụ trách do vậy yêu cầu phải nghiên cứu kỹ về sự khác nhau của điều kiện địa hình, thuỷ
văn vì sự khác biệt này sẽ có thể làm cho việc thiết kế các mạng không đồng bộ
cho cả vùng.
Báo cáo tổng kết đề tài 124 Hiện nay, nghiên cứu của Sender đã đưa ra 2 cách xác định xác định tần suất giám sát chất lượng nước, đó là phương pháp trong trường hợp có sẵn số
liệu chất lượng nước và phương pháp xác đinh trong trường hợp không có sẵn số
liệu chất lượng nước. Ngoài ra, UNEP/WHO cũng kiến nghị tần suất lấy mẫu chất lượng nước cho sông/hồ.
Việc phân tích đánh giá số liệu ở vùng nghiên cứu về số liệu chất lượng nước là cần thiết để từđó xác định phương pháp xác định tần suất lấy mẫu chất lượng nước phù hợp sao cho đạt được mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước. Trong trường hợp cần số liệu chất nước đòi hỏi có độ tin cậy cao thì tần suất chất lượng nước phải tăng lên.
7. Lựa chọn phương pháp xác định bộ thông số chất lượng nước
Việc xác định bộ thông số chất lượng nước phụ thuộc vào mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước và các đối tượng cụ thể tác động vào thành phần chất lượng nước.
Tuy vậy, trước khi quan trắc chất lượng nước cần phải có những thiết kế
mang tính hệ thống, những nhóm các thông số chất lượng nước được quan trắc thường bao gồm nhóm thông số vật lý, nhóm thông số hóa học và nhóm thông số vi sinh.
8. Chuẩn bị và lập báo cáo về thiết kế mạng
Khi thiết kế một mạng mới hoặc đánh giá và thay đổi một mạng đã có, người thiết kế cần mô tả kỹ lưỡng quá trình thiết kế và đưa vào báo cáo thiết kế
mạng. Đồng thời báo cáo phải đưa ra một số kiến nghị khi triển khai thực tếđể
những người thực thi triển khai mạng giám sát chất lượng nước trong thực tế
Báo cáo tổng kết đề tài 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết quảđã thực hiện của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu 2 lĩnh vực đó là xây dựng cơ sở khoa học thiết kế
mạng giám sát chất lượng nước sông và ứng dụng thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông Ba. Những kết quảđã thực hiện của đề tài bao gồm:
Nghiên cứu xác định các các phương pháp trong lựa chọn vị trí, thông số và tần suất giám sát chất lượng nước; đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và phân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp trong xác định vị trí, thông số và tần suất giám sát chất lượng nước sông Ba.
Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến chất lượng nước sông, làm cơ sở để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Ba.
Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội lưu vực sông Ba, xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Ba.
Ứng dụng phương pháp vào thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông Ba
2. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài «nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng giám sát chất lượng nước sông Ba» đã có những đóng góp mới sau đây:
Phân tích và tổng hợp được các phương pháp xác định vị trí chất lượng nước; các phương pháp xác định thông số; các phương pháp xác định tần suất lấy mẫu chất lượng nước.
Sơ bộ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, bao gồm như điều kiện tự nhiên, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đô thị đến thành phần chất lượng nước, góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận thiết kế mạng giám sát chất lượng nước.
Xây dựng mạng giám sát chất lượng nước sông Ba và kiến nghị điều chỉnh mạng giám sát chất lượng nước đã được Chính phủ phê duyệt;
Xây dựng các bước thiết kế mạng giám sát chất lượng nước. 3. Kiến nghị
Để kết quả nghiên cứu của đề tài có điều kiện kiếm chứng ngoài thực tế, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho triển khai mạng giám sát chất lượng nước trên lưu vực sông Ba nhằm đúc rút kinh nghiệm trong việc kiến nghị điều
Báo cáo tổng kết đề tài 126 chỉnh mạng giám sát tài nguyên và môi trường quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phù hợp với lý luận và thực tế.
Trong giai đoạn đầu thực hiện mạng giám sát chất lượng nước ngoài thực tế, cần quan trắc với tần suất đủ dày để có chuỗi số liệu chất lượng nước đủ dài phục vụ cho việc hiệu chỉnh tần suất và thông số chất lượng nước phù hợp.
Báo cáo tổng kết đề tài 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở khoa học và phương pháp luận kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề, đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, Cục Quản lý tài nguyên nước, Hà Nội 2005
2. Các giải pháp bảo vệ môi trường và xây dựng qui chế bảo vệ môi trường ngành giao thông đường thuỷ nội địa”- Báo cáo chuyên đề, Cục Đường sông Việt Nam, 2005
3. Các tiêu chuẩn chất lượng mặt, TCVN 5942-1995 4. Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
5. Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực sông Ba, Cục Quản lý tài nguyên nước-2005
6. Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải đường thủy trên sông Nhuệ-Đáy thuộc tỉnh Hà Nam và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Báo cáo khoa học, Trung tâm Địa lý môi trường ứng dụng, Hà Nội-2003.
7. Đánh giá hiện trạng mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn và nhu cầu đầu tư đến năm 2010
8. Đề xuất xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước tiểu lưu vực sông
Đáy-Nhuệ, Báo cáo khởi đầu dự án sông Hồng 2, 2005