Lựa chọn phương pháp xác định nhánh sông giám sát chất lượng nướ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 96 - 98)

5.1.3.1 Nguyên tắc lựa chọn nhánh sông

Việc lựa chọn nhánh sông giám sát chất lượng nước cần được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:

+ Nhánh sông cần phải đại diện cho chất lượng nước của vùng nghiên cứu + Giám sát được các khu vực ô nhiễm trọng điểm

Báo cáo tổng kết đề tài 95 + Đối với nhánh có tỷ lệ dòng chảy nhỏ hơn 10-20% dòng chính thì không cần lấy mẫu, trừ khi nó đại diện cho một số con suối có những đặc tính riêng biệt có khả năng gây ô nhiễm

5.1.3.2 Phân tích lựa chọn phương pháp

Chương 2 đã nghiên cứu các phương pháp xác định nhánh sông của một số

tổ chức/tác giả, bao gồm: phương pháp của Sender, phương pháp Su-Young Parka và phương pháp của tổ chức UNEP/WHO. Dưới đây sẽ phân tích những

ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp và trên cơ sở đặc điểm tự nhiên tự

nhiên, kinh tế-xã hội lưu vực sông Ba để lựa chọn phương pháp lựa chọn nhánh sông giám sát chất lượng nước nước phù hợp.

+ Phương pháp lựa chọn trạm vĩ mô của Sender có ưu điểm là các trạm có thể đại diện cho chất lượng nước của toàn vùng nghiên cứu. Trong trường hợp mạng lưới sông ngòi có nhiều điểm xả thải thì phương pháp này cũng có thể áp dụng để xác định các trạm vĩ mô đại diện cho việc xả thải. Ngoài ra, phương pháp xác định nhánh sông của Sender có yêu cầu đòi hỏi thông tin về lưu vực

đơn giản, chủ yếu dựa vào mạng lưới sông ngòi. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là việc xác định các nhánh sông còn phụ thuộc vào chủ quan của người lựa chọn các nhánh sông.

+ Phương pháp của Su-Young Parka trong việc xác định nhánh sông giám sát chất lượng nước tập trung vào việc xây dựng tiêu chí chọn nhánh sông giám sát chất lượng nước sao cho các nhánh sông có thể đại diện cho lưu vực sông nghiên cứu, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước, kiểm soát nguồn ô nhiễm và các điểm sử dụng nước cũng như xác định tải lượng ô nhiễm. Như vậy, có thể

thấy, ưu điểm của phương pháp này là các trạm giám sát chất lượng nước có thể đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược

điểm là số liệu vềđiều kiện tự nhiên tương đối chi tiết và phải được số hóa. + Phương pháp của UNEP/WHO có ưu điểm là giám sát trực tiếp các đối tượng gây ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước trên cơ sở thực tiễn các vị trí có thể gây ô nhiễm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mới giám sát chất lượng nước của các điểm có thể gây ô nhiễm nước mà khó có thẻ giám sát chất lượng nước nền.

Như các phần trên đã nêu, một trong những mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước sông Ba là giám sát chất lượng nước với nhiệm vụ cụ thể là giám sát cả chất lượng nước tự nhiên và chất lượng nước ở các khu vực bị tác

động. Như vậy có thể thấy mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước sông Ba tương đối đơn giản. Từ kết luận ở phần trên về đặc điểm tự nhiên của lưu vực sông Ba nhưđịa hình, mạng lưới sông ngòi và thảm phủ thực vật, ta thấy thông

Báo cáo tổng kết đề tài 96 tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội lưu vực sông Ba chưa thực sự phong phú và chưa được số hóa. Căn cứ vào ưu điểm của phương pháp Sender về khả

năng giám sát chất lượng nước nền và đòi hỏi đơn giản về thông tin về lưu vực; căn cứ vào ưu điểm của phương pháp UNEP/WHO về khả năng giám sát các

điểm có thể gây ô nhiễm, ta chọn phương pháp xác định nhánh sông của Sender kết hợp với phương pháp của UNEP/WHO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 96 - 98)