Mạng lưới sông ngòi và hồ chứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 67 - 70)

4.1.6.1 Đặc điểm dòng chính sông Ba

Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô và đổ ra biển tại Phú Yên, chiều dài dòng chính 374 km, diện tích lưu vực 13.900 km2. Sông Ba đi qua vùng cao nguyên Tây Trường Sơn và một phần thuộc Đông Trường Sơn. Hướng chảy của sông Ba theo hướng Bắc Nam ở phần thượng nguồn, tới Cheo Reo thì chuyển sang hướng Tây Bắc - Đông Nam, đoạn từ trung lưu tới hạ du thì chảy theo hướng Tây - Đông thẳng góc với bờ biển. Sông Ba có rất nhiều phụ lưu nhưng chỉ có 5 phụ lưu lớn có thể tác động đến chế độ dòng chảy và chất lượng nước.

Đặc điểm của các phụ lưu này sẽđược phân tích ở phần dưới.

Mật độ sông suối trung bình của sông Ba đạt 0,34 km/km2. Mật độ phần thượng nguồn - vùng núi từ 0,2 đến 0,3 km/km2. Mật độ phần trung lưu dao

động từ 0,3 – 0,45 km/km2. Mật độ vùng đồng bằng dao động từ 0,45-0,55 km/km2. Nhìn chung, mật độ sông suối sông Ba dao động từ trung bình cho đến dày và phù hợp với qui luật biến đổi chung về mật độ lưới sông.

Báo cáo tổng kết đề tài 66 Hệ số không đối xứng của lưu vực sông Ba là 0,37. Diện tích lưu vực bờ

phải lớn gấp đôi so với diện tích lưu vực bờ trái, nhưng mạng lưới sông suối phía bờ trái lớn hơn so với bờ phải với hệ số không cân bằng lưới sông là 2,53 (tổng chiều dài các sông bờ trái lớn gấp 2,53 lần so với bờ phải). Mật độ sông suối phía lưu vực bờ trái là 0,77 km/km2 và lưu vực bờ phải chỉ đạt 0,14 km/km2. Các phụ lưu lớn có diện tích trên 50 km2 tập trung chủ yếu từ trung lưu lưu vực và có sự phát triển lệch về bên bờ phải, trong đó có 3 phụ lưu lớn với diện tích từ 1.000 km2 trở lên. Các phụ lưu bên bờ trái đều rất nhỏ, chỉ có phụ

lưu Đak Pô Kô có diện tích lưu vực trên 500 km2 còn phần lớn có diện tích dưới 100 km2.

Nhìn chung, các đặc trưng của sông Ba là yếu tố quan trọng liên quan đến vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước sông Ba

4.1.6.2 Đặc điểm các sông suối khác i) Sông Đắk Pô Cô

Sông Đắk Pô Cô bắt nguồn từ độ cao 900 m với chiều dài sông 52 km đổ

vuông góc vào sông Ba tại km thứ 215. Sông nằm ở sườn Tây của dãy Bình

Định và có độ dốc lớn. Độ dốc bình quân lưu vực đạt 11,5%, độ dốc đáy sông là 25 0/00. Mạng lưới sông có dạng hình nan quạt và đây là lưu vực sông duy nhất có chiều dài bằng chiều rộng bình quân lưu vực. Mạng lưới sông suối phát triển hơn mức trung bình của lưu vực với mật độ lưới sông là 0,45 km/km2. Hệ số uốn khúc 1,7. Mô đun dòng chảy hằng năm khoảng 18,7 l/s/km2. Tổng lượng nước

đổ vào sông Ba hằng năm khoảng 0,45 tỷ m3 nước. ii) Sông Ayun Pa

Sông Ayun Pa bắt nguồn từ vùng núi Công Hơ Dung thuộc bờ phải và là phụ lưu lớn nhất của lưu vực sông Ba, với diện tích lưu vực 2.950 km2. Hướng chảy của sông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Sông Ayun Pa dài 175 km, trong đó phần thượng lưu dài 106 km và nằm gần song song với dòng chính sông Ba. Mô đun dòng chảy năm khoảng 18,9 1/s/km2. Tổng lượng nước hằng năm đổ vào sông Ba khoảng 1,75 tỷ m3.

iii) Sông Krông Hnăng

Sông Krông Hnăng có diện tích lưu vực 1.840 km2, đây là phụ lưu lớn thứ

hai của lưu vực sông Ba, sông có chiều dài 130 km. Bắt nguồn từ vùng núi Chư

Tưn có đỉnh cao 1.215 m, nhưng nguồn sông chỉ cao 900 m, sông liên tục chuyển hướng chảy, từ Tây Bắc - Đông Nam sang Tây nam - Đông Bắc rồi Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào dòng chính theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, hệ số

Báo cáo tổng kết đề tài 67 hình dạng của lưu vực sông có dạng bầu tròn với chiều dài gấp 3 lần chiều rộng lưu vực. Mạng lưới sông tương đối dày với mật độ lưới sông trung bình là 0,54 km/km2, là mật độ lớn nhất lưu vực sông Ba. Mô đun dòng chảy khoảng 21,7 l/s/km2, lượng nước đổ vào sông Ba hằng năm khoảng 1,25 tỷ m3.

iv) Sông Hinh

Sông Hinh bắt nguồn từ vùng núi Chư Hơ Mu ở độ cao 1.550 m, sông có chiều dài 88 km nhập lưu với dòng chính tại phần hạ du. Sông Hinh là phụ lưu lớn nhất của sông Ba, với diện tích lưu vực 1.040 km2, mô đun dòng chảy năm khoảng 53,4 l/s/km2, lượng nước hằng năm đổ vào sông Ba khoảng 1,74 tỷ m3 nước và là nguồn đóng góp nước rất quan trọng cho dòng chính sông Ba. Tuy ở

hạ du nhưng địa hình lưu vực sông Hinh ở phía Nam và Đông là dãy núi cao ăn lan ra biển, phía Tây là những dãy núi với đỉnh cao khoảng 1.000 m nên độ cao bình quân lưu vực sông Hinh đạt 526 m. Dòng chính sông Hinh có hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc, tới buôn Hung thì đổi hướng Bắc – Nam và đổ vào sông Ba tại Củng Sơn cách cửa biển 55 km, sông chảy thẳng với hệ số uốn khúc nhỏ

1,07. Lưu vực sông Hinh mở rộng về phía bờ phải nhưng mạng lưới sông suối phát triển đều cả hai bờ với mật độ lưới sông 0,53 km/km2. Sông Hinh có khả

năng tập trung nước không lớn, nhưng với hướng đổ vuông góc với dòng chính và có độ dốc lưu vực lớn, khoảng cách giữa từ chỗ nhập lưu ra đến cửa sông Ba ngắn nên nguồn nước sông Hinh đã góp phần làm tăng khả năng ngập lụt ở vùng hạ du lưu vực sông Ba.

v) Sông Ia Pi Hao

Sông IA PiHao bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Dru Cao 1.180 m. Sông chảy theo hướng Bắc Nam sau đó chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Ba phía bờ phải. Chiều dài sông 70 km, diện tích lưu vực 552 km2, mô đun dòng chảy khoảng 22 1/s/km2, lượng nước đổ vào sông Ba hằng năm khoảng 0,38 tỷ m3.

4.1.6.3 Đặc điểm các hồ chứa lớn

Lưu vực sông Ba với đặc điểm địa hình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa với mục tiêu chính phục vụ cho thủy điện, tưới cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt. Các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Ba, gồm:

+ Hồ sông Hinh: hồ được xây dựng trên sông Hinh, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2000. Mục đích chính của hồ là chứa nước để phát

điện, cung cấp nước cho nông nghiệp. Diện tích lưu vực của hồ 772 km2. Tổng dung tích 357 triệu m3.

Báo cáo tổng kết đề tài 68 + Hồ Ayun Hạ: hồđược xây dựng trên sông Ayun, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1989. Mục đích chính của hồ là phát điện. Diện tích lưu vực của hồ 1.670 km2, tổng dung tích 253 triệu m3.

+ Đập Đồng Cam: đập được xây dựng từ năm 1934, có nhiệm vụ tưới cho 19.800 ha, diện tích khống chế lưu vực của đập 12.400 km2.

+ Hồ Ba Hạ: diện tích lưu vực của hồ 11.115 km2, dung tích 1.257 triệu m3, nhiệm vụ chính của hồ là phát điện và cấp nước tưới cho vùng hạ du.

Sự hình thành các hồ chứa tên sông Ba và một số nhánh sông lớn sẽ làm thay đổi thành phần chất lượng nước của hồ và góp phần vào đặc điểm chất lượng nước sông Ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học giám sát chất lượng nước sông ba (Trang 67 - 70)