Nhu cầu thế giới và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam:

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 25 - 88)

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, do khung hoảng kinh tế thế giới làm cho nhu cầu nhập khẩu giảm hơn so với 2007, năm 2010 kinh tế thế giới đã có nét khởi sắc thúc đẩy hoạt động thương mại mạnh mẽ trở lại. Các thị trường xuất khẩu chủ lưc của Việt Nam dần dần khôi phục do vậy nhu cầu nhập nhẩu tăng dần.

Những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam vẩn là những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng trên thị trường thế giới.

- Nhóm hàng năng lượng ( dầu thô và than đá ): vẫn có thị trường xuất khẩu lớn do nguồn cung hạn hẹp và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng trên thế giới.

Theo tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu dầu mỏ của thế giới đang dần ổn định trong năm nay và thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năm 2010. Trong báo cáo hàng tháng về tình hình dầu mỏ thế giới, OPEC cho rằng cùng với sự dần p hục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu dầu mỏ thế giới đang dần ổn định.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới có thể tăng trở lại cho cả năm 2010 sau 2 năm giảm liên tục. M ức tăng trung bình có thể đạt khoảng 0,5 triệu thùng/ngày (tương đươn g 0,59%), lên tổng cộng 84,34 triệu thùng/ngày. Báo cáo mới của OPEC cho rằng nhữn g tháng cuối năm 2010 dự ki ến sự p hục hồi mạnh mẽ của nhu cầu dầu mỏ thế giới khi sự p hục hồi kinh tế toàn cầu mạnh hơn. Trong đó, sự tăng mạnh nhất sẽ diễn ra chủ yếu tại các nền kinh tế đang phát triển như T rung Quốc, Ấn Độ, khu vực Trung Đông và Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, nhu cầu nhiên liệu tiêu thụ cho công nghiệp sẽ không tăng mà phần tăng chủ yếu thuộc khu vực nhiên liệu cho giao thông vận tải. Khả năng nhu cầu dầu mỏ ở Mỹ tăng vào năm 2010 vẫn chưa rõ ràng do sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn chưa ổn định. Nếu kinh tế M ỹ phục hồi nhanh và mạnh hơn so với dự đoán hiện nay thì nhu cầu dầu mỏ có thể tăng cao hơn.

Theo OPEC, dự kiến nhu cầu dầu mỏ năm nay sẽ giảm khoảng 1,65 triệu thùng/ngày (tương đương 1,93%), cao hơn 0,04% so với mức dự báo do chính cơ quan này đưa ra một tháng trước đây.

- Nhóm hàng nông lâm , thuỷ hải sản cũng có thị trường xuất kh ẩu lớn và đặc biệt

đây hầu hết là các thị trường truyền thống, có kim ngạch nhập khẩu lớn: M ỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…

Trong nhóm hàng nông lâm, nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới đang có dấu hiệu tích cực. Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, diễn biến thời tiết bất thường ở một số quốc gia trên thế giới như T rung Quốc, Philippin gặp lũ lụt, hạn hán cháy rừng ở Nga, Nhật Bản… lại thêm giá lúa mì tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng.

Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất là Bỉ đang tăng nhu cầu nhập khẩu. Tại thị trường nhiều nước châu Âu, người dân có xu hướng sử dụng các loại cà phê xay, đóng gói với kích thước nhỏ gọn, rất phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam.Trong khi đó, nguồn cung của các nước xuất khẩu cà phê lớn như Brazil, Ấn Độ dự kiến sẽ bị giảm sản lượng 6% do thời tiết và lượng cây cà phê già cỗi lớn. Nếu biết tận dụng cơ hội, chúng ta sẽ tìm được thêm nhiều khách hàng tiềm năng

Về thủy hải sản, các thị trường lớn, trọn g điểm đang tăng nhập khẩu trở lại: Hàn Quốc dự kiến nhập khẩu hơn 7.300 tấn tôm trong năm nay; thị trường Nga cũng đang có nhu cầu rất lớn nhập khẩu thủy hải sản. Những thị trường mới, đặc biệt là các nước Hồi giáo cũng đang có nhu cầu lớn.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến ( dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ..) : đây là nhóm

quan trọng nhất chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu về nhóm hàng này sẽ giảm vì dư âm còn lại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Người tiêu dùng đã biết dè dặt trong chi tiêu; mức độ cạnh tranh giữa các nước có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sẽ khốc liệt hơn và do đó, các biện pháp bảo hộ sẽ tăng lên.

Các nước sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn trong cuối năm 2009 đầu 2010 do nhu cầu tiêu dùng giảm, thêm vào đó lạm phát cao ở các nước phát triển có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất nhập khẩu của các quốc gia này .

Sự khôi phục nhanh của nền kinh tế Trung Quốc giúp các nước khác hưởng lợi nhờ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng. Châu Á sẽ có mức tăng trưởng cao khoảng 7,3% (cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng trung bình 3,1% của nền kinh tế toàn cầu) nhờ nhu cầu tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh.

Chương 2 THỊ TRƯỜNG EU

2.1Vài nét về thị trường EU:

2.1.1Đặc điểm của thị trường EU:

Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. N gày 7/2/1992, hiệp ước M asstricht được ký kết tại Hà lan, mở đầu sự thống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Cho đến nay EU đã là một thị trường chung rộng lớn , khu vực p hát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 U SD/năm (số liệu năm 2006).. mối liên hệ giữa các nước thành viên trong EU là rất lớn

Tự do di chuyển con người, hàng hóa, vốn và dịch vụ là điều dễ dành nhận thấy trong khối EU. Để đảm bảo cho người tiêu dùng , EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hóa giữa các nước thành viên đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới các nước thành viên. Các tổ chức chuyên môn nghiên cứu và đại diện người tiêu dùng sẽ định ra các quyết định chuẩn quốc gia là của Liên minh châu Âu.

Hiện nay ở châu Âu có ba tổ chức định chuẩn là Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử , Viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm để có thể bán được ở thị trường chung châu Âu phải được đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Thứ nhất : phải bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng. Quy chế về an toàn sản phẩm đã được thông qua đưa ra các yêu cầu an toàn chung nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ các sản phẩm nguy hiểm. Quy chế này tạo cơ sở cho việc thiết lập các yêu cầu an toàn cho từng loại sản phẩm cụ thể và để đảm bảo công khai đầy đủ các thông tin về sản phẩm Do đó , EU đã có những nguyên tắc quy định các tiêu chuẩn về tính gây cháy của nguyên liệu trong sản phẩm và giảm thiểu các rủi ro cho trẻ em đối với tất cả các đồ chơi sản xuất từ năm 1990 Cộng đồng cũng có những quy tắc quy định những thiết bị dùng ga trong gia đình và có yêu cầu nhãn hiệu và kiểm tra y tế đối vói nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm.

+ Thứ hai: Cần phải bảo vệ các lợi ích kinh tế của người tiêu dùng. Điều này dẫn đến lệnh cấm toàn Cộng đồng về quảng cáol ệch lạc, với trách nhiệm là người quảng cáo phải chứng tỏ những thông tin mình đưa ra là chính xác

+ Thứ ba: Người tiêu dùng có quyền đối với thông tin để so sánh. Các sản phẩm phải được đóng gói, dán nhãn, bao gồm các thông tin hợp lý về giá cả, sự an toàn, thành phần các chất phụ gia, mã số, mã vạch, cách sử dụngv à các thao tác bằng tay cần thiết. Uỷ ban châu Âu cũng ủng hộ các tổ chức người tiêu dùng trong việc tiến hành các chương trình điều tra thường xuyên về giá cả và các cuộc thử nghiệm sản phẩm.

+ Thứ tư: Cộng đồng châu Âu cũng đã xem xét quyền đòi bồi thường. Nếu người tiêu dùng cần bất kỳ lời khuyên hay sự giúp đỡ nào khi muốn đòi bồi thường đối với

nhũng sản phẩm khuyết tật, đối với những thiệt hại do sử dụng sản phẩm thì những thủ tục đơn giản và nhanh chóng sẽ được sắp đặt.

2.1.2Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU :

Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một thị trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì..Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán ra được ở thị trường EU với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ những nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế đảm bảo an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng như sau:

- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng ròng, thời gian sử dụng sản phẩm, cách sử dụng, địa chỉ của người sản xuất, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, các thao tác bằng tay, mã số, mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại thuốc men đều phải được kiểm tra, đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi sản phẩm được bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn được thiết lập được thiết lập một thệ thống thông tin trao đổi tức thời để có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loạit huốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thị trường.

- Đối với vải lụa EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loạis ợi cấu thành nên loại vải hay loại lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hoặc lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều sợi mà một trong các loại sợi đó chiếm 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể để tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm theo tỷl ệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sảnphẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà khôngloại nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên nhãn hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên của các loại sợi khác được sử dụng.

Sản xuất trong khu vực :

Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dược phẩm, máy móc và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất p hi kim loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học... Các lĩnh vực sản xuất có mức đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, t hiết bị văn phòng, giày dép, dệt may..., trong đó giày dép và dệt may đang ở tình trạng thiểu phát.

Xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ Mỹ vẫn đang tiếp tục. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất, chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU. Do vậy nhu cầu nhập khẩu của châu Âu từ thị trường khác trên thế giới là rất lớn.

2.2Phân tích thương mại thị trường EU

2.2.1 Kim ngạch xuất nhẩp khẩu của EU:

Liên minh châu Âu ( EU) là khối kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ trong nhiều thập kỉ qua. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế EU đang có những biến động bất thường và có khả năng tụt dốc trước nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong nước n gày càng tăng cao.

+ Năm 2008:

Sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế M ỹ vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế EU, tuy mức độ ảnh hưởng đã có xu hướng giảm dần.

Đến tháng 5/2008, lạm phát tại EU đã tới 3,9%, riêng khu vực Euro là 3,7%. Tỉ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 2,1% và 1,9%. Riêng trong tháng 6/2008, lạm phát của 15 nước khu vực đồng Euro (bao gồm cả Cyprus và Malta) đã tăng 4% (theo Eurostat) gấp đôi mục tiêu mà Ngân hàng Trung ươn g châu Âu đã đề ra.

Các nước có mức lạm phát thấp nhất là Hà Lan (2,1%), Bồ Đào Nha (2,8%), Đức (3,1%) và các nước có mức lạm phát cao nhất là Latvi (17,7%), Bulgarie (14%), Litva (12,3%). Trong khi đó, tăng trưởng GDP của EU trong quý I/2008 chỉ đạt 0,7%, tương

đương với mức tăng trưởng của khu vực Euro. Tình trạng này làm cho xuất khẩu EU giảm và nhập khẩu tăng

Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn tính đến hết tháng 9/2008

EU xuất khẩu EU nhập khẩu Cán cân Mỹ 189.2 140.1 49.1 Nga 79.5 136.6 -57.1 Nhật Bản 31.9 57.5 -25.6 Hàn Quốc 20 29.1 -9.1 Trung Quốc 59.1 179.6 -120.5 Thế giới 988.3 1178.6 -190.3

(nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro)

Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 9 tháng năm 2008

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Mỹ Nga Nhật Bản Hàn Quố c Trung Quố c Thế giới EU xuất khẩu EU nhập kh ẩu

Biểu đồ 6 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 9 tháng năm 2008

Theo số liệu thống kê của Eurostat, 9 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của EU ra thế giới là 988.3 tỉ Euro chiếm 45.6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của EU giai đoạn này là 1178.6 tỉ euro chiếm 54.4%

tổng kim ngạch. So với giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng 190.3 tỉ euro làm cho các cân thương mại của EU giảm môt lượng tươn g đương là 190.3 tỉ euro.

Cụ thể cho tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của EU:

Về xuất khẩu:

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của EU. Tính đến hết tháng 9 năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu của EU sang M ỹ đạt 189.2 tỉ euro chiếm 19.14% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đứng thứ 2 là thị trường Nga, với kim ngạch xuất khẩu là 79.5 tỉ euro chiếm 8.04% tổng kim ngạch, Trung Quốc đứn g thứ 3 với kim ngạch là 59.1 tỉ euro chiếm khoảng 6%.

Nhật Bản đứng thứ 4 với kim ngạch 31.9 tỉ euro ( 3.23%).

Về nhập khẩu:

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của EU với kim ngạch là 179.6 tỉ euro chiếm 15.24% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đứng thứ 2 là Mỹ với kim ngạch là 140.1 tỉ euro chiếm 11.89% Nga đứng thứ 3 với kim n gạch 136.6 tỉ euro, chiếm 11.59% .

So với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của EU từ Mỹ giảm 49.1 tỉ euro làm cho cán cân thương mại của EU tăng 49.9 tỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngược lại các thị trường còn lại kim ngạch nhập khẩu đều lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: N ga 57.1 tỉ euro, Trung Quốc 120.5 tỉ euro, Nhật Bản :25.6 tỉ euro.

+ Năm 2009 :

Trong năm 2009, EU đã tiến hành nhiều chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, như: các biện pháp kích thích kinh tế, duy trì chính sách tỉ giá đồng Euro thấp (1%) trong thời gian dài, đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp mạnh để điều chỉnh các thiết chế tài chính nội khối cũng như t rên bình diện quốc tế.

Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, các chỉ số vĩ mô của EU tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2009, nhưng đã có dấu hiệu chững lại vào những tháng cuối

năm. Theo số liệu của Eurostat, GDP của EU trong quý 3/2009 đã tăng 0,3% so với quý 2/2009, mức tương ứng của khu vực đồng Euro là 0,4%. Tỉ lệ thất nghiệp cũng bắt đầu

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 25 - 88)